Thẻ tài sản cố định là gì

Mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 và cách lập thẻ TSCĐ mẫu số S23-DN ban hành tại phụ lục 4 của thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 có tên đặt ký hiệu mẫu số S23-DN là thẻ được lập khi bàn giao tài sản cố định và căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định để lập. Mỗi một tài sản cố định thì sẽ có một thẻ tài sản cố định. Thẻ TSCĐ được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Thẻ tài sản cố định là cơ sở để ghi chép vào sổ kế toán chi tiết của TSCĐ

1/ Mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200

Thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 được dùng để theo dõi chi tiết từng tài sản cố định của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định đã được trích hàng năm của từng tài sản cố định

Dưới đây là mẫu số S23-DN của thẻ tài sản cố định:

Thẻ tài sản cố định là gì

2/ Cách lập thẻ tài sản cố định theo thông tư 200

Căn cứ để lập thẻ tài sản cố định theo thông tư 200:

- Biên bản giao nhận tài sản cố định

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

- Biên bản thanh lý tài sản cố định

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan. 

Đơn vị: Công ty TNHH HN

Địa chỉ: Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Từ Liêm – Hà Nội

Mẫu số S23-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Thẻ tài sản cố định

Số: TS01

Ngày 05 tháng 03 năm 2021 lập thẻ Kế toán trưởng: Lê thị Hạnh

Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số 12  ngày 05  tháng 03 năm 2021

Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCD: Máy hàn Yin Xiang Tig AC/DC

Số hiệu TSCĐ: TS01

Nước sản xuất (xây dựng): Trung quốc                         Năm sản xuất:  2020

Bộ phận quản lý, sử dụng: PXVT1                                Năm đưa vào sử dụng : 2021

Công suất (diện tích thiết kế):  37 (KVA)

Lý do sử dụng : Phục vụ sản xuất                                                                                                                                   

Số hiệu chứng từ

Nguyên giá tài sản cố định

Giá trị hao mòn tài sản cố định

Ngày, tháng, năm

Diễn

giải

Nguyên giá

Năm

Giá trị

hao mòn

Cộng dồn

A

B

C

1

2

3

4

TSCĐ0503

05/03/2021

Mua mới

46.000.000

2021

9.200.000

Dụng cụ phụ tùng kèm theo

Số TT

Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

  Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ................ngày.... tháng.... năm..........................................

  Lý do giảm: .......................................................................................................................

Ngày.05 tháng 03 năm 2021

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

3/ Quy định về ghi mẫu thẻ tài sản cố định S23-DN theo thông tư 200

- Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định.

- Thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 dùng chung cho mọi tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cây, con, gia súc...

- Thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 bao gồm các phần chính: 

Phần 1 Ghi các chỉ tiêu chung về tài sản cố định như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng) ; năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng TSCĐ.
Phần 2

Ghi các chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định ngay khi bắt đầu hình thành tài sản cố định và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận... và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.

Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm đó.

Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ. 

Cột 3: Ghi giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm. 

Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, …) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ. 

Phần 3

Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo TSCĐ.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.

Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.

Cuối tờ thẻ, ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm. 

Thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 do kế toán tài sản cố định lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản. 

Tải mẫu thẻ tài sản cố định theo thông tư 200 S23-DN: Tại đây

Bài trước: Phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định

Để lập thẻ tài sản cố định các bạn cần nắm rõ thời gian trích khấu hao của tài sản cố định là bao nhiêu năm xem thêm: Khung trích khấu hao tài sản cố định

Mẫu thẻ tài sản cố định được thiết lập trong trường hợp nào, có cách viết ra sao? Hãy cùng timviec365.com tìm hiểu và khám phá những thông tin hữu ích liên quan trong bài viết dưới đây. 

Việc làm nhân viên hỗ trợ tín dụng

1. Mẫu thẻ tài sản cố định và mục đích sử dụng

Với những kế toán viên hay những người đã từng tiếp xúc với mẫu thẻ tài sản cố định thì có lẽ đã am hiểu rất rõ về nó. Tuy nhiên với các bạn sinh viên mới ra trường thì đây là một kiến thức khá mới mẻ.

Mặc dù đã từng được học trong chương trình đào tạo nghiệp thế nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế thì các bạn khó hình dung chính xác về hình thức cũng như cách trình bày.

Thẻ tài sản cố định là gì
Mẫu thẻ tài sản cố định và mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng cũng là thông tin cần được khai mở để những ai còn đang mông lung, chưa hiểu rõ tác dụng của nó thì sau bài viết này sẽ có thêm kiến thức.

Thẻ tài sản cố định là loại chứng từ được kế toán sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự tăng giảm của từng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua mẫu thẻ tài sản cố định này, kế toán viên cũng theo dõi được sự thay đổi của nguyên giá tài sản cùng với những hao mòn do thời gian sử dụng.

Mẫu thẻ tài sản cố định được sử dụng khi nào? Kế toán viên cần phải cân nhắc thật kỹ về vấn đề này để áp dụng chuẩn xác khi hạch toán. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng.

Xem thêm: Chính sách tín dụng là gì

Tài sản cố định luôn có sự vận động, thay đổi khi ở môi trường doanh nghiệp. Chính vì vậy kế toán viên sẽ phải sử dụng tới mẫu thẻ tài sản cố định thường xuyên để đảm bảo tính chính xác khi hạch toán tài sản mình quản lý.

Một số trường hợp cần sử dụng đến mẫu thẻ tài sản cố định như sau:

- Thẻ tài sản cố định sẽ được thiết lập cho những tài sản có biên bản giao nhận hợp pháp, hoặc tài sản được đánh giá lại hoặc thanh lý tài sản cố định,... Mỗi 1 tài sản cố định được sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tương đương với 1 mẫu thẻ tài sản cố định để tiện cho việc theo dõi và quản lý sau này. 

Thẻ tài sản cố định là gì
Các trường hợp cần sử dụng mẫu thẻ tài sản cố định

- Thẻ tài sản cố định được thiết lập đối với những tài sản cố định là tư liệu sản xuất mang giá trị lớn, không biến đổi về mặt hình thái trong quá trình sử dụng mà giá trị hao mòn của nó lại được khấu hao theo từng năm.

- Khi doanh nghiệp mua về một tài sản cố định có giá trị lớn, kế toán sẽ phải thiết lập thẻ tài sản cố định và ghi vào đó các thông tin cần thiết liên quan tới tài sản này. 

Với những trường hợp vừa rồi, sau khi thẻ tài sản cố định được thiết lập, nhân viên kế toán sẽ gửi nó cho kế toán trưởng để được xem xét và cuối cùng là chuyển lên giám đốc phê duyệt. Mẫu thẻ tài sản cố định này sẽ do phòng kế toán lưu giữ và quản lý. 

3. Hướng dẫn cách viết mẫu thẻ tài sản cố định chuẩn chỉnh

Thẻ tài sản cố định là mấu chứng từ mà kế toán thường xuyên phải đối mặt và việc làm với nó. Vậy bạn đã biết cách viết nó chưa? Tìm hiểu trước cách viết mẫu chứng từ này cũng là một cách hay để bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, có thể không phải bây giờ nhưng sau này bạn sẽ phải thực hiện. Tham khảo những hướng dẫn bên dưới để cập nhật thông tin nhé.

3.1. Lập thẻ tài sản cố định cần đáp ứng điều kiện gì?

Để thiết lập một mẫu thẻ tài sản cố định chuẩn chính, trước tiên kế toán viên cần phải xác định rõ những đối tượng mình cần quan tâm là gì, đồng thời cần phải thu thập đủ các căn cứ chứng minh sự tồn tại của tài sản cố định đó.

Thẻ tài sản cố định là gì
Lập thẻ tài sản cố định cần đáp ứng điều kiện gì?

Những giấy tờ mà bạn cần thu thập liên quan tới tài sản cố định đó là: Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định, mẫu biên bản phân bổ khấu hao tài sản cố định, mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định, mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định và các tài liệu kỹ thuật có liên quan khác như bản vẽ, chứng nhận chất lượng hay chứng nhận xuất xứ,...

cv xin việc đơn giản

3.2. Cách viết nội dung thẻ tài sản cố định

Trong nội dung của thẻ tài sản cố định có 4 phần thông tin chính mà kế toán viên cần quan tâm đó là thông tin chung về tài sản cố định, thông tin về giá trị của tài sản cố định cần thiết lập thẻ, thông tin về phụ tùng và thông tin phản ánh sự thay đổi giá trị của tài sản cố định.

Từng phần sẽ được thể hiện như thế nào, ngay sau đây mời bạn cùng theo dõi những hướng dẫn chi tiết bên dưới để biết cách viết mẫu thẻ tài sản cố định nhé:

Phần 1: Thông tin chung về tài sản cố định

Thẻ tài sản cố định là gì
Cách viết nội dung thẻ tài sản cố định

Trong phần thông tin chung của tài sản cố định này, kế toán viên cần chú ý ghi rõ ràng, chính xác và chi tiết nhất về những nội dung như là tên tài sản cố định, ký hiệu của tài sản đó, quy cách đóng gói và vận hành, phẩm chất ban đầu, năm sản xuất, thời gian bắt đầu đưa vào để sử dụng, lý do thanh lý tài sản cố định,...

Phần 2: Thông tin về giá trị của tài sản

Kế toán viên cần lưu ý trình bày thông tin về nguyên giá cùng với giá trị hao mòn của tài sản cố định theo thời gian, cụ thể như sau:

- Thông tin ngày/tháng/năm tài sản được hình thành, đồng thời kèm theo lý do vì sao nguyên giá của tài sản cố định này lại xuất hiện.

- Tài sản cố định đã được trích khấu hao trong thời gian bao lâu, số liệu khấu hao qua từng năm cụ thể như thế nào và hao mòn luỹ kế được xác định là bao nhiêu? Tất cả các thông tin này cần được thể hiện rõ trong thẻ tài sản cố định.

Phần 3: Thông tin về phụ tùng đi kèm của tài sản cố định

Nhiều tài sản cố định nếu chỉ độc lập riêng lẻ thì sẽ không thể đi vào sử dụng, nhiều khi để hoạt động trơn tru và tạo ra năng suất thì nó cần có phụ tùng đi kèm. 

Thẻ tài sản cố định là gì
Theo dõi mẫu thẻ tài sản cố định và cách viết

Vậy phụ tùng đi kèm gắn liền với tài sản cố định được thiết lập thẻ tài sản cố định để theo dõi cũng cần phải quản lý. Cụ thể, kế toán viên cần kê khai và ghi chép các thông tin liên quan như: Tên phụ tùng, quy cách, đơn vị tính của từng phụ tùng, các dụng cụ hỗ trợ tài sản cố định hoạt động, tương ứng là số lượng và giá trị đi kèm đối với từng loại.

Phần 4: Thông tin phản ánh sự thay đổi giá trị của tài sản cố định

Những thông tin phản ánh sự thay đổi của tài sản cố định chính là ngày, tháng, năm ghi giảm tài sản cố định, kèm theo đó là lý do ghi giảm đối với tài sản cố định đó.

Xem thêm: Vốn cố định là gì? Những điều cần biết về xây dựng vốn cố định

4. Lưu ý khi lập thẻ tài sản cố định

Có 2 lưu ý mà kế toán viên cần ghi nhớ để mẫu thẻ tài sản cố định được thiết lập chính xác và hiệu quả, đó là:

Thứ nhất, mẫu thẻ tài sản cố định chỉ được thiết lập bởi kế toán được giao nhiệm vụ, đồng thời phải có sự phê duyệt của kế toán trưởng và giám đốc. Cả 2 người sẽ ký và đóng dấu xác nhận, lúc này mẫu thẻ tài sản cố định mới được coi là có hiệu lực. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình tài sản vẫn được sử dụng, mẫu thẻ tài sản cố định cần phải lưu trữ ở phòng kế toán.

Thẻ tài sản cố định là gì
Lưu ý khi lập thẻ tài sản cố định

Thứ hai, theo quy định của khấu hao tài sản cố định, có những tài sản không cần phải trích khấu hao thế nhưng kế toán viên vẫn cần phải tính toán và theo dõi sự hao mòn của chúng. Nhất là những tài sản được sử dụng cho các hoạt động sự nghiệp hay phúc lợi. 

Bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về mẫu thẻ tài sản cố định qua bài viết trên đây. Timviec365.com hy vọng rằng kế toán viên sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sớm sở hữu trong tay những mẫu thẻ tài sản cố định chuyên nghiệp và chuẩn chỉnh nhất.

Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về mẫu thẻ tài sản cố định này, timviec365.com có chia sẻ tới bạn file mẫu với nội dung chi tiết nhất. Bấm vào file để cập nhật mẫu và thiết lập cho mình những chứng từ phù hợp nhé:

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản

Là kế toán trong doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải tham gia vào nhiệm vụ kiểm kê tài sản và thiết lập mẫu biên bản kiểm kê cho nó. Vậy làm thế nào để sở hữu mẫu biên bản kiểm kê tài sản chuẩn nhất? Khám phá những thông tin bên dưới để có câu trả lời bạn nhé!

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản

Thẻ tài sản cố định là gì