Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Người dịch: Trương Thị Yến Nhi

/r/movies

u/sati1989

Tôi chắc chắn rằng nhiều người xem Thiên Nga Đen đều đã ấn nút pause rất nhiều lần trong cảnh ở club. Nhưng các bạn có biết có những cảnh khác trong bộ phim cũng đáng được xem theo kiểu từng khung hình (frame by frame) như vậy không? Bởi vì tôi không thể đăng hết tất cả những khoảnh khắc mà tiếng cười quái gở hay đôi cánh tung bay xuất hiện trong phần nền (vì tôi không biết cách tách chúng ra, thiệt sự luôn) – nên tôi chừa chúng lại cho các bạn nghe kỹ nhé. Thế nhưng tôi có thể cho các bạn một số ảnh chụp màn hình mà hôm nay tôi đã chụp, bằng DVD, nút “e” và trình xem phim. Tới thôi:

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
1. Trong cảnh tàu điện ngầm ở đầu phim, nếu bạn bấm đứng lại bạn sẽ thấy Nina đang nhìn chính mình chứ không phải Lily, mặc dù sau đó trong phim Lily mặc bộ đồ và mang đôi bông tai y hệt vậy.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
2. Trong cảnh dưới đường hầm, nếu bạn xem theo từng khung hình bạn sẽ nhận thấy rằng cô gái đang đi về phía Nina là Lily…

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
3. … và chỉ biến thành Nina khi cô gái đi ngang qua cô.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
4. Cảnh ở club: Rothbart và Nina-Thiên Nga Trắng đã xuất hiện.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
5. Cảnh ở club: Beth xuất hiện giữa Nina và Lily.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
6+7. Cảnh ở club: Thomas xuất hiện phía sau Nina, trong cảnh tiếp theo anh ta biến thanh Rothbart.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
8+9+10. Chứng nổi mẩn kỳ dị xuất hiện ở rất nhiều khoảnh khắc trong phim.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
11+12. Những nữ diễn viên múa ba lê mà Nina nhìn thấy trong đêm mở màn đều mang gương mặt của cô. Một trong số họ thậm chí còn nháy mắt với cô.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
13+14. Cảnh ở club: Nina-Thiên Nga Đen đã xuất hiện trong hai khung hình.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
15+16. Cảnh ở club: Đôi mắt của Thiên Nga Đen

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
17+18. Cảnh Nina khóc trong phòng tập và bóng đen xuất hiện, khi đứng trong bóng tối cô ấy là Nina, nhưng sau khi cô ấy nói “Hey” và bước đến gần hơn thì lại là Lily.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
19. Trong văn phòng của Thomas có bộ xương thiên nga.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
20+21. Trong cảnh Nina múa cho Thomas xem đoạn cuối của mình có 4 vòng xoay – trong hai vòng đầu chúng ta thấy Thomas hét “Tấn công nó”, trong vòng thứ 3 chúng ta thấy Nina đứng ở cửa nhìn Nina không thể múa hoàn hảo với một nụ cười, và trong vòng thứ tư chúng ta nhìn thấy Lily với bộ đồ y hệt đi vào phòng.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
22. Cảnh ở club: Nina với một phần kiểu trang điểm Thiên Nga Đen.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
23. Cảnh ở club: Bức tường bướm trong phòng ngủ của Nina xuất hiện trong phần nền.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
24+25+26. Cảnh ở club: Khi Nina ngóng tìm Lily, một vài hình ảnh đã xuất hiện – Nina trong kiểu trang điểm Thiên Nga Đen và Nina nhân bản, như thể cô đang ở trong kính vạn hoa.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
27+28. Khi Nina đến trễ buổi diễn tập sau đêm đi club và khi cô đi đến nói với Lily về việc cô ấy đã nói cho Thomas rằng Nina khóc, khi đó cô đã gãi lưng mình.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
29+30. Khi Nina tìm mẹ mình, gương mặt trên bức vẽ màu xanh đã thay đổi – đôi mắt đang dõi theo Nina.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
31. Khi Nina nhận thấy điều đó, hình ảnh phản chiếu trong tấm gương đằng sau cô chuyển động nhanh hơn chính bản thân Nina.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
32. Kỳ lạ thay bức vẽ màu xanh lại chính là bức vẽ mà mẹ Nina đang sửa lại sau đó vài cảnh.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
33+34. Cảnh ở club: Rothbart đã xuất hiện vài lần.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
35. Cảnh ở club: Lily ôm lấy anh ta.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
36+37. Búp bê Thiên Nga Đen là món đồ chơi màu đen duy nhất trong phòng Nina. Sau đó khi cô tống khứ đám thú bông của mình, Thiên Nga Đen đã rớt trên sàn và Nina không nhặt nó lên. Tất cả những món đồ chơi khác kết thúc số phận trong thùng rác.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
38. Bóng của đôi cánh.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
39. Tượng thiên nga trắng bên cạnh giường Nina.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
40. Con thiên nga ở trên miếng bọt biển phía sau Nina.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
41. Cảnh ở club: Trong một khung hình, có một nữ vũ công ba lê tí hon đang nhảy múa với mặt trăng trong phần nền – nó có vẻ giống với cảnh Nina nhảy múa trong màn trình diễn cuối cùng của mình ở cuối phim.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
42. Cảnh ở club: Ngay trước khi Nina và Lily ôm nhau, cả hai dường như là cùng một người.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
43. Khi họ ôm nhau, mọi thứ xung quanh dường như trở nên càng lúc càng rùng rợn và méo mó.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
44. Trong cảnh sex, Lily trở nên nham hiểm nhìn Nina.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
45. Khi Beth đang đâm vào mặt mình, cô ta bỗng dưng biến thành Nina với đôi mắt đỏ ngầu.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
46. Khi Nina hét, tất cả các bức vẽ cũng hét cùng cô.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
47. Cảnh ở club: Những bàn tay của Nina và Lily, được nhân lên nhiều lần.

Theo bạn 2 nụ hôn của thomas với nina đầu và cuối phim có ý nghĩa như thế nào?
48. Cảnh ở club: Nina trong nhiều cấp độ tuyệt vọng.

>u/[deleted] [175 points]: [deleted]

>>u/zabuma [110 points]: Chúa ơi, theo tui thứ ghê rợn nhất chính là đôi mắt của mấy bức vẽ dõi theo Nina ấy. Cái đó với mấy bức vẽ la hét nữa… T_T

>>>u/LinkRazr [97 points]: Tui nhớ đã thấy điều này trong rạp và quay sang hỏi bạn gái tui “Em có thấy không?!” Và lúc quay trở lại màn hình thì bức vẽ đã bình thường trở lại.

>>>>u/Chip–Chipperson [6 points]: Tui cũng thấy chỗ mấy bức vẽ, còn bạn gái tui thì không. Nó giống mấy người nộm xoay đầu trong I Am Legend ấy. Khiến ông cảm thấy phát điên.

>>>>u/DetectiveClownMD [3 points]: Đây cũng vậy nè. Tui đã ấn link này chỉ để chắc chắn là tui không có điên, thiệt mừng khi thấy nó trong này.

>>>u/Ktaily [4 points]: Thiệt sự là tui đã sợ chết khiếp khi thấy nó. Cảm giác giống như mấy con búp bê đó sẽ tự nháy mắt khi mấy ông nhìn chúng vậy.

>>u/Top_Drawer [39 points]: Cảnh đâm dao là cảnh đáng sợ cao độ đối với tui khi xem phim này. Nó quá sống động – nghĩ tới chuyện đâm mấy cái lỗ vô má ông thôi… ughhh.

>>>u/Rimm [21 points]: Những bộ phim đáng sợ thường không khiến tui khó chịu, nhưng sau khi xem cảnh đó, tui đã xem phần còn lại của bộ phim với mấy ngón tay căng cứng.

>>u/Sw4rls [8 points]: Còn những món đồ chơi màu đen khác nữa chứ không chỉ có con thiên nga.

__________________________

>u/[deleted] [100 points]: Tui ước gì tui đã xem nó trong rạp.

>>u/logicatch [79 points]: Oh my God. Xem cảnh club trong rạp thiệt sự khiến tim tui đập bùm bùm trong ngực luôn. Tui đã có một cơn lo hãi khi xem nó.

>>u/SirVanderhoot [27 points]: Nó tuyệt vời và đáng sợ.

Đặc biệt là khi bạn kia của tui nói với tui “Thỉnh thoảng tớ cũng cảm thấy vậy”

Ờ, vụ này không hẳn là hay ho. Cơ mà bộ phim thì hay ho phết.

>>u/doctorofphysick [55 points]: Tui thiệt sự run rẩy khi bước ra khỏi rạp.

>>>u/[deleted] [73 points]: Đêm đó lạnh hả?

>>>>u/doctorofphysick [12 points]: Ờ, lạnh. Cơ mà tui đã run rẩy trước khi tui ra ngoài trời cơ!

>>>>>u/Flapjacks5530 [89 points]: Yeah.. mấy rạp chiếu phim khá là lạnh lẽo.

>>>>>>u/[deleted] [37 points]: Đồng ý, lần tới nhớ đem áo khoác nhé bác sĩ

>>>u/[deleted] [12 points]: Tui có cảm giác tui sắp sửa bất tỉnh ở đỉnh điểm của bộ phim. Cả bộ phim này thiệt sự mất phương hướng và siêu ghê rợn.

>>u/hired_goon [6 points]: Tui đã xem nó trong rạp, và trước đó tui không thực sự biết gì về nó hết, thế nên tui không hề chuẩn bị cho chuyến đi điên cuồng mà nó kéo tui vào. Nó thiệt đáng kinh ngạc! Tui đã ép sát vô ghế ngồi theo nghĩa đen ở cuối phim.

__________________________

>u/Gjpro [75 points]: Tui nghĩ đến việc thớt đã mất hàng giờ để phát hiện ra và sắp xếp lại những cái hay ho của bộ phim. Tui gần như cảm thấy có lỗi khi đã tiêu thụ công sức của thớt chỉ trong mười phút. Bài hay lắm. Cảm ơn.

>>u/Lilyo [13 points]: Tui đã không hề nhận thấy điều nào hết trong suốt bộ phim. Tui đã hoang mang lắm khi tui nghĩ mọi người trông giống nhau và tui không thể nắm bắt được ai là ai, nhưng giờ thì tui biết tại sao rồi LOL

__________________________

>u/TheGreggors [67 points]: Tui chưa xem phim này, nhưng giờ tui muốn xem đó.

Và tui không hề biết là bộ phim này kỳ lạ vậy luôn. Thú vị ghê!

>>u/Fellowsparrow [153 points]: Nói thiệt thì rất nhiều người đến rạp xem phim này rốt cuộc sẽ cảm thấy bị lừa: thử tưởng tượng biết bao nhiêu quý cô muốn xem một câu chuyện đẹp đẽ về ba lê với những vũ công xinh đẹp… và đã phải chịu đựng một bộ phim kịch tính tâm lý, với những cảnh hết sức là hại não.

Bộ phim đã được quảng bá rất rõ ràng; nhưng vẫn có rất nhiều người đi xem phim mù tịt không hề mong đợi gì về những thứ họ đã xem…

>>u/System_Liekz [15 points]: Xem nó đi. Mỗi lần tui nói tui thích bộ phim này là mấy tên khác lại bình luận kiểu “Ông gay hay gì? Mấy cái phim ba lê vớ vẩn”

Sau đó tui bắt bọn nó xem phim và bọn nó quay ngược lại xin tha thứ vì bộ phim quá tuyệt.

>>u/kranzb2 [3 points]: Một trong những bộ phim yêu thích mọi thời đại của tui.

>>u/[deleted] [3 points]: Nó khá là kỳ quái, ông ráng lên nhé.

__________________________

>u/mrmoogshoes [83 points]: Wow. Tui đã nhận thấy kha khá những điều này trong lần xem đầu tiên nhưng tui không ngờ là thực tế nhiều tới vậy luôn!

__________________________

>u/owl_man [29 points]: Tui nhớ là đã nhận thấy một hoặc hai điều này trong rạp, cụ thể là cảnh những bức vẽ hét lên ấy. Và tui nhớ là lúc đó nó làm tui hoảng hồn. Chúa ơi, bộ phim này thiệt độc đáo. Thiệt xuất sắc, cơ mà đôi lúc cũng thiệt lạ lùng và rùng rợn.

>>u/[deleted] [4 points]: Ai đó có thể cho tui biết tại sao bộ phim này đáng sợ không? Có lẽ tui không thể để mình xem nó vì lý do nào đó…

>>>u/brittanykay [90 points]: Ông sẽ được xem cuộc hành trình của một nữ vũ công ba lê đầy nhiễu loạn. Theo tui, cái thực sự đáng sợ nằm ở chỗ nó được quay theo cái cách mà ông sẽ cảm thấy tâm trí mình lạc trôi theo cô ấy luôn. Ông không thể biết được cái gì là thực và cái gì thì không. Nhìn thế giới của cô ấy tan rã là một cảm giác bất ổn.

>>>>u/[deleted] [7 points]: Ồ, cảm ơn.

>>>>>u/brittanykay [24 points]: Hẳn rồi! Phim rất hay, tui nhiệt liệt đề cử luôn. Nhưng tui cũng sẽ nói với ông điều mà tui nói với những ai chưa từng xem Nguyện Cầu Cho Một Giấc Mơ (Requiem for a Dream), dứt khoát đừng xem nó khi mà ông đang cảm thấy cuộc sống chả ra sao.

>>>u/ItsCaretaker [13 points]: Có một cảnh mà đôi chân cô ấy cong ngược ra sau. Giống như chân thiên nga ấy. Tui không biết là tui đã có bao nhiêu cơn ác mộng về cái cảnh đó luôn.

Tui là một đứa không bao giờ xem phim kinh dị. Thiệt mừng là tui đã kiểm soát được những cơn ác mộng tâm lý diễn ra trong bộ phim (I’d gladly take that over the psychological nightmare that happens in this movie). Bộ phim cuối cùng khiến tui hoảng sợ như vậy là Vanilla Sky.

>>>>u/867stevo [2 points]: Vanilla Sky? Cụ thể là nó có cái gì làm ông hoảng sợ vậy?

__________________________

>u/Azzwagon [115 points]: Những cái này không hề “ẩn giấu”, tui không nghĩ vậy. Chúng là những yếu tố quan trọng đối với bầu không khí của bộ phim, và theo tui thì, có thể nhận thấy trong lần xem đầu tiên. Ờ thì cứ xem như tui không thể nắm bắt được hết thảy những điều này trong lần đầu tiên, nhưng sau một số lần xem nó thì tui chắc chắn đã nhận thấy được hết.

>>u/nowb [42 points]: Ửa, tui nhớ là đã nhận thấy hầu hết những điều này trong lần xem thứ nhất hay thứ hai gì đó. Tui cứ tưởng nó rất rõ ràng và chưa từng nghĩ là hầu hết mọi người có vẻ đã bỏ qua mấy chi tiết này. Bộ người ta không tập trung vào màn hình khi xem một bộ phim á?

Cảnh ở club đúng là đáng để xem kỹ, nhưng có quá nhiều thứ xảy ra quá nhanh đến nỗi có cảm giác tràn ngập khi xem..

>>>u/Corpses [30 points]: Cảnh ở club là phần mà tui đã không nhận thấy hết các chi tiết, có quá nhiều thứ diễn ra. Tuy vậy tui đồng ý với ông, sao mà người ta có thể bỏ qua hầu hết những cảnh rõ ràng như vậy nhỉ… Nó sẽ thành một bộ phim khác nếu như không có những biến đổi vặn xoắn và tăm tối ấy.

>>u/Eekem_Bookem243 [7 points]: Tui không nghĩ là Darren Aronofsky mong đợi người xem nhận thấy tất cả những chi tiết tinh vi này trong lần xem đầu tiên đâu. Bộ phim này quá dày đặc, đến nỗi gần như không thể nắm bắt hết mọi thứ trong lần đầu tiên. Tui đồng ý rằng chúng không hẳn là ẩn giấu, nhưng chắc chắn cũng không hề rõ ràng, dễ thấy hay thậm chí là quan trọng đối với bộ phim.

>>u/flutterfly28 [4 points]: Mấy ông không nhất thiết phải xem những điều này một cách có ý thức thì chúng mới có hiệu quả. Nó vẫn làm tăng thêm cảm giác ghê rợn của bộ phim kể cả khi mắt mấy ông chỉ tập trung vô hành động chính.

>>u/Corpses [6 points]: Đồng ý, những điều này không hề “ẩn giấu”, kể cả khi người ta không nắm bắt được chúng trong lần đầu tiên hòa mình vào không khí của phim. Tui nghĩ là tui đã nhận thấy hầu hết những điều này vào lần xem đầu tiên. Nhưng cảnh mà cô ấy nhìn thấy chính mình tui không nghĩ là có ai lại bỏ lỡ được, chúng là những mảnh khá quan trọng của bộ phim.

__________________________

>u/thecompactor [5 points]: Đây vẫn là bộ phim yêu thích của tui kể từ khi tui xem nó lần đầu tiên. Mọi yếu tố riêng lẻ (Chaikovsky, Darren Aronofsky, và dĩ nhiên, người không thể thay thế – Natalie Portman) kết hợp với nhau tạo thành một tổ hợp những thứ mà tôi thích. Đúng là nó tăm tối thật, nhưng những chủ đề trong phim ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo đến mức tui không thể xem nó như một điểm trừ. Cảm ơn về bài post này nhé, phân tích của thớt cũng như những cuộc thảo luận ở đây đủ để thúc đẩy tui xem nó lần nữa. Lần này tui phải chú ý nhiều hơn cảnh ở club.

Đối với những ai chưa xem phim, hãy tranh thủ. Tui thiệt sự nghĩ rằng bộ phim này là một tác phẩm bất hủ vượt qua thời đại của chúng ta.

>>u/MigElite [3 points]: Đồng ý, lần đầu tiên xem nó trong rạp, khi phim hết tui đã tự nhủ *bộ phim này quá hay*, sau đó tui đã đi xem lại 14 lần và mỗi lần tui đều thưởng thức như thể xem một bộ phim khác vậy. Aronofsky là một thiên tài…

__________________________

>u/Turqual_114 [47 points]: Tui vẫn cho rằng một phần nguyên nhân dẫn đến sự nhiễu loạn tâm lý của cô ấy chính là vì bà mẹ đã lạm dụng tình dục cô ấy, và nhân vật của Mila Kunis thực ra là một hình ảnh đại diện của người mẹ trong cảnh sex.

>>u/handsopen [45 points]: Holy shit, ĐÚNG VẬY!! Tui cũng đã nghĩ vậy ở khoảng nửa chừng bộ phim, và tui đã nghiêm túc nghĩ rằng nó sẽ được tiết lộ ở khúc cuối, nhưng mà không có.

Có một đoạn cô ấy khóa cửa phòng mình trước khi đi ngủ, nhưng nó lại KHÔNG bị khóa vào sáng hôm sau.

CÒN NỮA, trong ảo giác giấc mơ sex, Lily nói “My sweet girl…”. Mẹ Nina gọi cô là “sweet girl” của bà ấy ít nhất một lần trong phim, có lẽ là hai lần, tui không nhớ nữa – và những lần đó Lily không hiện diện. Trong cuộc sống, những sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy luôn xảy ra. Còn trong một bộ phim, tui có xu hướng tin rằng những mối liên hệ như vậy là có dụng ý.

Người mẹ yêu cầu “Cởi áo ra” và Nina cự lại một cách quyết liệt “KHÔNG!”

Người mẹ ôm ấp vỗ về cô ấy trong đêm và nói “Are you ready for me yet?” Có ai KHÁC thấy điều này hoàn toàn bất ổn không?

Người mẹ bảo cô ấy mút kem trên ngón tay mình… khăng khăng giúp cô ấy cởi đồ…

Tui không biết nữa, tui nghĩ có lẽ mấy ông nhìn những điều này theo kiểu Nina có một người mẹ kiểm soát quá mức (và chắc chắn là cô ấy CÓ một người mẹ như vậy), nhưng tui vẫn cảm thấy có sắc thái tình dục/ghê rợn trong những tương tác giữa họ…

>>>u/CatsSitOnEverything [19 points]: Lúc ở trong rạp tui nhớ mình đã nghĩ là người mẹ thực sự quá độc đoán và đối xử với Nina như con nít, chứ không phải sắc thái tình dục. Bây giờ đọc cái này, có vẻ hợp lý đó nhưng tui phải xem lại phim lần nữa để xem tui có nhận thấy cái gì không, dù sao cũng cảm ơn ông đã gợi ý cho tui mấy cái này.

>>>>u/[deleted] [7 points]: Người mẹ biểu hiện triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Rất nhiều hành động của bà ấy ăn khớp với rối loạn này.

>>>u/[deleted] [5 points]: Vợ tui và tui cũng đều kết luận như vậy.

>>u/ylrd [59 points]: Hông, tui không nghĩ vậy. Nina đã khóa cửa khi cô ấy vào phòng, và nó vẫn khóa vào sáng hôm sau. Tui nghĩ cô ấy bị nhiễu loạn vì có quá nhiều áp lực đè lên mình và nỗi ám ảnh của người mẹ (*con* phải hoàn thành ước mơ *của mẹ*). Bạn có nhớ phòng ngủ của Nina không? Nhìn cứ như cô ấy vẫn còn 8 tuổi vậy. Người mẹ đã giữ cô ấy trong một cái lồng. Người phụ nữ này có những vấn đề nghiêm trọng.

>>>u/thatguy147 [31 points]: Vừa xem phim này tối qua, tui không nghĩ là cái cửa vẫn khóa vào sáng hôm sau đâu.

>>>>u/ylrd [42 points]: Tui vừa xem lại đoạn đó để xác nhận và ÔI ĐỆT CÁI CỬA KHÔNG KHÓA. Đời tui chưa bao giờ cực với một bộ phim nào như vầy hết.

>>>>>u/thatguy147 [5 points]: Tui đã xem bản BluRay sau đó, có một đoạn đã bị cắt đi, là đoạn mà Nina lột da mình như lột củ hành ấy. Nó khá là kinh dị!

>>>>>>u/ylrd [3 points]: [Ông nói cảnh này hả??](http://d.pr/i/3E1G+)

>>>>>>>u/thatguy147 [7 points]: Hông, lột da khỏi mặt cô ấy kìa… tui không tìm được hình hay clip nào hết, có lẽ nó chỉ có trong bản BluRay thôi nhưng tin tui đi, nó có tồn tại!

>>u/SpiritofJames [27 points]: Một giả thuyết không tồi – bà mẹ thiệt là khủng khiếp.

ψ Lời người dịch:

Đây cũng là một trong những bộ phim yêu thích nhất của tôi, một trong những bộ phim hay nhất tôi từng xem. Nói một chút ý kiến của tôi, đó là tôi hoàn toàn không đồng ý với cmt của bạn trên về việc Nina bị lạm dụng tình dục bởi người mẹ. Đúng, vấn đề tâm lý của Nina chắc chắn bắt nguồn từ mối quan hệ không lành mạnh với người mẹ, nhưng không phải chuyện lạm dụng tình dục.

Theo góc nhìn Phân tâm học của tôi (nhấn mạnh là của tôi thôi nhé), Nina là một chủ thể loạn tâm. Ở chủ thể loạn tâm, ranh giới giữa cái tôi và thực tế hết sức mong manh, hay nói cách khác thế giới bên trong và bên ngoài có ranh giới rất mơ hồ. Ở trạng thái “khỏe mạnh”, họ vẫn có khả năng thích nghi với cuộc sống (giống như Nina vẫn sống được suốt hai mấy năm mà chẳng hề hấn gì, dù dĩ nhiên vẫn có những khó khăn nhất định, ai cũng có thôi). Còn ở trạng thái “đổ bệnh”, là khi có một cái gì đó tác động mạnh vào tâm trí họ, tạo nên sự đứt gãy hay tan rã trong những cơ chế phòng vệ mà họ vẫn sử dụng (một cách vô thức) để thích nghi với cuộc sống hằng ngày, khi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý. Trong trường hợp của Nina, dấu hiệu rõ rệt nhất chính là hoang tưởng. Ranh giới giữa cái tôi và thực tế của Nina vốn đã rất mong manh, khi “đổ bệnh”, nó gần như bị xóa nhòa. Có thể nói, thế giới bên trong của Nina đã tràn ngập ra bên ngoài thông qua một loạt cơ chế phóng chiếu ồ ạt (các bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ chế phòng vệ phóng chiếu, tiếng Anh là projection). Những gì chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh thực chất chính là những gì diễn ra trong tâm trí của Nina. Hoảng hốt. Ghê rợn. Đau khổ. Tuyệt vọng. Và đầy hỗn loạn.

Mối quan hệ giữa Nina với mẹ chính là cội nguồn của vấn đề. Có thể hình dung kể từ lúc Nina chào đời, đó vẫn luôn là một mối quan hệ cặp đôi mẹ-con 2 người hoàn toàn không có sự xuất hiện của người thứ 3 cho dù là đàn ông hay phụ nữ. Đối với người mẹ, Nina là cả thế giới. Và đối với Nina, người mẹ cũng là cả thế giới, thậm chí là chính bản thân mình. Chính mối quan hệ mẹ-con gắn bó quá mức đến mức kết dính đó đã tạo nên sự đủ đầy trong tâm trí của Nina thời thơ bé (khoảng 5 năm đầu đời, khoảng thời gian định hình nhân cách theo Phân tâm học). Có nghĩa là, đối với Nina lúc bé tí ấy, có mẹ là có tất cả, mình chẳng thiếu hụt gì cả, mình thỏa mãn rồi, không cần thiết phải đi tiếp đến những giai đoạn phát triển tiếp theo nữa, vì thế sự phát triển tâm tính dục của cô ấy dừng lại ở giai đoạn sớm đó (trong khi ở chủ thể nhiễu tâm – như hầu hết chúng ta – sẽ trải qua sự chia tách với mẹ, bước vào mối quan hệ tam giác ba-mẹ-con, đối mặt với phức cảm Oedipe…). Tôi nghĩ, sự đổ bệnh của Nina trong phim chính là do cô ấy bắt đầu không cảm thấy “đủ đầy” nữa, khi mà cô ấy phải trở thành một nhân vật “không ngoan ngoãn”, không còn là “con ngoan của mẹ” như trước nay nữa. Và mọi thứ bắt đầu tan rã…

Thật ra còn rất nhiều rất nhiều thứ mà tôi chưa hiểu hết, và những phân tích này của tôi cũng chưa đủ sâu sắc, chưa nói được đến tận cùng. Mong rằng ở lần xem phim tiếp theo sẽ lại nghiền ngẫm ra thêm nhiều điều khác.