Theo dõi thi hành pháp luật là gì

Theo quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP, các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật gồm: thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật.

1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập từ 02 nguồn chủ yếu:

- Báo cáo của các cơ quan nhà nước;

- Các thông tin được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.

2. Xây dựng Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật

Căn cứ Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của UBND tỉnh và thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực quản lý, hàng năm, Lãnh đạo các sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch gồm:

- Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch;

- Lĩnh vực, địa bàn, văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung theo dõi thi hành;

- Các hoạt động theo dõi thi hành và tiến độ thực hiện;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hiện Kế hoạch;

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch.

Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, công chức chuyên môn của UBND cấp xã tham mưu, đề xuất cho UBND cùng cấp ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

Tùy theo yêu cầu của công tác theo dõi thi hành pháp luật, các sở, ban, ngành, UBND các cấp điều chỉnh Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật cho phù hợp.

Hàng năm, Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố gửi về Sở Tư pháp; Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của UBND cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gửi cho Phòng Tư pháp để theo dõi chung và làm cơ sở để đánh giá thi đua, khen thưởng.

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

UBND cấp trên kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với cơ quan chuyên môn trực thuộc và đối với UBND cấp dưới trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Đối với UBND cấp huyện, căn cứ Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của địa phương, Trưởng phòng Tư pháp đề nghị Chủ tịch UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra tình hình thi hành pháp luật ở địa phương.

Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra nêu rõ nội dung, kế hoạch làm việc của Đoàn kiểm tra, thành phần Đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự kiểm tra. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự kiểm tra chậm nhất là 07 ngày, trước ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra.

Trình tự, thủ tục kiểm tra được thực hiện theo quy định về kiểm tra hành chính. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự kiểm tra báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra. Đoàn kiểm tra hoặc người có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xác minh, kết luận về những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

Căn cứ vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, UBND các cấp chỉ đạo xây dựng Kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, trong đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn, thời gian, cách thức thực hiện điều tra, khảo sát.

Việc điều tra, khảo sát tập trung vào các nội dung nhằm đánh giá về tính khả thi của văn bản; tính kịp thời, đầy đủ, tính phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật; tính kịp thời, đầy đủ trong hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tình hình tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân.

Việc điều tra, khảo sát được tập trung thực hiện với các đối tượng sau: người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điều tra, khảo sát; tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của lĩnh vực pháp luật điều tra, khảo sát; các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

Kết thúc điều tra, khảo sát, cơ quan chỉ trì điêu tra, khảo sát xây dựng Báo cáo điều tra, khảo sát trong đó đưa ra các nhận định, đánh giá khách quan về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực và địa bàn tiến hành điều tra, khảo sát; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy định, đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý.

  1. Nội dung kiến nghị xử lý gồm:

- Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật;

- Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực;

- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;

- Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

  1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị thông báo về kết quả xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra cho người ra quyết định kiểm tra.
  1. Trường hợp không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không nhận được kết quả xử lý, người ra quyết định kiểm tra gửi kiến nghị xử lý đến cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra.
  1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.

đ) UBND cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm có bao nhiêu hoạt động?

Theo quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP, các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật gồm: thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật.

Mục đích của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là gì?

Mục đích của theo dõi thi hành pháp luật Nhằm mục đích xem xét đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (Điều 3 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP).

Công tác thi hành pháp luật là gì?

Thi hành pháp luật vốn là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của các chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

Thi hành pháp luật là cái gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi của một chủ thể (bao gồm hành động hoặc không hành động) tiến hành, phù hợp với những quy định và yêu cầu của pháp luật. Có nghĩa là, những hành vi ấy không trái pháp luật vfa không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định.