Thị trường tiêu thụ cà phê việt nam 2023

Cập nhật những dự báo và dự đoán mới nhất về giá cà phê tuần tới trên thị trường thế giới và trong năm 2022, theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Quang Bình và các chuyên gia thế giới.

Những yếu tố ảnh hưởng đến dự báo giá cà phê

  • Ngân hàng đầu tư Rabobank đã điều chỉnh giảm nguồn cung cà phê toàn cầu bớt 1,92% trong niên vụ 2022/2023 xuống ở mức 169 triệu bao và vẫn giữ nguyên nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức 170,30 triệu bao. Do đó, nguồn cung toàn cầu sẽ thiếu hụt 1,3 triệu bao. Nếu được chứng minh bằng các dữ liệu thị trường, thông tin trên sẽ hỗ trợ cho giá cà phê kỳ hạn trong những tháng tới. Điều này cũng giúp cà phê Robusta tăng trong phiên vừa qua.
  • Ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá hầu hết các loại hàng hóa tăng đột biến từ cuối tháng 2 đến nay, kéo theo đó là mức lạm phát cao ở nhiều quốc gia. Mặc dù vậy, giá cà phê vẫn duy trì ở mức cao bất chấp việc nhu cầu tiêu thụ thường sụt giảm mỗi khi thị trường lo ngại về suy thoái kinh tế.
  • Thị trường cà phê toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi tình hình thời tiết khô hạn tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng. Còn tại Colombia, nước này cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn cà phê sau đợt tàn phá của những cơn mưa lớn.
  • Trong khi đó, Honduras, Guatemala và Nicaragua đang cạn kiệt nguồn cung từ niên vụ 2021/22. Với Costa Rica, niên vụ cà phê tiếp theo cũng được dự báo sẽ khó khăn. Đồng thời, tình hình hạn hán cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà phê robusta của Uganda.
  • Ngoài ra, thị trường cà phê tiếp tục tỏ ra quan ngại vào mức tăng lãi suất 0,75% của Fed (Mỹ) sắp tới. Dòng tiền tiếp tục trú ẩn vào đồng USD, giá cả các mặt hàng thị trường hàng hóa đa phần đều giảm trước lo ngại các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tăng lãi suất, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ suy yếu.

Giá cà phê hôm nay

Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Giá cà phê nội địa giảm xuống nhanh, từ 51 triệu tuần trước đó xuống 48,5 triệu đồng/tấn. Đặc biệt, giá cà phê xuất khẩu tính trên chênh lệch giữa giá niêm yết và giá FOB, theo đợt tăng đã giãn ra đến nay -200 Usd/tấn hay hơn thế so với mức bằng 0 trong đợt tăng mới đây.

Tại Việt Nam, Robusta cũng đã vào cuối vụ thu hoạch không còn nhiều hàng bán ra và người nông dân càng giữ hàng trong bối cảnh giá cà phê tăng liên tiếp những ngày qua thì sẽ càng có lợi và tình trạng khan hàng sẽ còn tiếp diễn.

Giá cà phê trong nước ở mức cao, vượt xa mức kỳ vọng 45.000 đồng/kg của các chuyên gia cũng như đã có thời điểm tiến sát mốc 50.000 đồng/kg, mức cao lịch sử đạt được vào năm 2011. Điều này là do nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung vào thời điểm cuối vụ không còn nhiều. Theo các chuyên gia, giá cà phê trong nước tiếp tục neo ở mức cao, cho đến khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch mới cuối năm nay.

Các thương nhân cho biết nông dân có thể tiếp tục giữ lại số cà phê còn lại của họ để có giá tốt hơn, theo hãng tin Reuters.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 14,7% so với cùng kỳ, đạt 1,2 triệu tấn, tương đương với 20 triệu bao (loại 60kg). Doanh thu xuất khẩu cà phê trong giai đoạn này đã tăng 39,6%, lên 2,8 tỷ USD. Với đà tăng như hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD năm nay đã đạt được sớm.

  • Xem thêm: Giá cà phê hôm nay

Tồn kho cà phê trong tuần

  • Báo cáo tồn kho ICE tiếp tục sụt giảm và thời tiết khô hạn ở các vùng trồng cà phê vùng trung nam Brasil tiếp tục được đầu cơ dùng để đẩy giá trên cả hai sàn kỳ hạn.
  • Tính đến ngày 31/08/22, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn như sau: robusta London đạt 94.750 tấn giảm hơn 1.000 tấn so với 95.790 tấn, arabica New York tăng lại dần để lên 672.585 bao hay 40.355 tấn so với tuần trước là 660.077 bao hay 39.605 tấn.
  • Nếu lấy con số hiện tại so với đầu niên vụ (01/10/21), bấy giờ tồn kho đạt chuẩn arabica là 2.076.557 bao hay 124.593,42 tấn và robusta là 122.900 tấn.
  • Khảo sát của Bloomberg cho rằng tồn kho cuối kỳ niên vụ 2021-2022 của Việt Nam có thể giảm đến một nửa còn 200.000 tấn so với năm 2021 là 400.000 tấn. Điều này có thể làm cho giá robusta có hướng tích cực hơn.

Dự báo giá cà phê trong tuần này và năm 2022

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu. Đến tháng 11 - 12 mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022 - 2023. Nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Dự báo, ngành cà phê năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 - 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.

Dưới đây là một số dự báo về giá cà phê trong tuần tới và trong năm 2022 của các tổ chức và chuyên gia:

  • Nếu sàn London chịu đứng trên 2.212 USD/tấn vài ngày trong tuần, thì khả năng tăng lên 2.274 để phục hồi lên vùng 2.300. Nói về hướng tăng, mức 2.223 phải được giữ thật vững vì nếu như mất thì có lẽ giá robusta không ngần ngại chạy xuyên thủng 2.213/2.212 để về dưới 2.200.
  • Để chống lạm phát, Fed quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng USD, thu bớt chương trình kích cầu. Nên mỗi khi con số tỷ lệ lạm phát được công bố lớn, thì quyết tâm hút bớt tiền mặt từ thị trường càng lớn, nên giá cà phê sẽ giảm nhiều hơn.
  • Fitch Solutions dự kiến giá Arabica chịu áp lực do tăng trưởng toàn cầu chậm lại khiến nhu cầu suy yếu, từ mức dự kiến tăng 4,1% trong sản xuất toàn cầu niên vụ 2022/23. Giá mặt hàng cà phê này sẽ ở mức gần 200 cent/lb trong thời gian còn lại của năm 2022.
  • Theo báo cáo nghiên cứu thị trường, dự báo trong giai đoạn 2021-2025, thị trường cà phê toàn cầu sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 7,6%. Các yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê như tăng dân số tiêu thụ cà phê, đô thị hóa nhanh chóng, tăng thu nhập của thế hệ Z và tăng sở thích cà phê hòa tan

Dự báo tiêu thụ cà phê

  • Thị trường cà phê hòa tan toàn cầu ước đạt đến 17,3 tỷ usd vào khoảng năm 2027. Các thị trường tăng trưởng nhanh nhất dự kiến là Trung Đông, Đông Âu và Đông Nam Á.
  • Tiêu thụ cà phê tại nơi làm việc ở Mỹ ước tăng 24% và năm 2026 với doanh số chừng 4,4 tỷ Usd.
  • Starbucks Trung Quốc có kế hoạch mở đến 6.000 quán đến cuối năm nay. Starbucks đang đầu tư một Công viên sáng tạo cà phê tại Kunshan, phia đông Trung Quốc. Đây là trung tâm điều hành phân phối sản phẩm cà phê cho toàn Trung Quốc.

Dự báo sản lượng cà phê của USDA

Dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2022/23 của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) tăng 4,7% so với năm ngoái đạt 174,95 triệu bao chủ yếu nhờ Brazil vào năm được mùa của chu kỳ hai năm một lần. USDA ước tồn kho cuối vụ toàn cầu cũng tăng 6,3% đạt 34,704 triệu bao. Đây được cho là lý do làm giá sàn phái sinh cà phê phiên cuối tuần qua rớt mạnh.

Dự báo sản lượng của Brazil

  • Trong niên vụ 2021-2022, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê của Brazil sẽ giảm 13,6 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 56,3 triệu bao.

  • Trong đó, sản lượng cà phê arabica giảm 14,7 triệu bao xuống chỉ còn 35 triệu bao do sản lượng giảm trước tác động của hạn hán, sương giá và nhiệt độ cao. Ngược lại, sản lượng cà phê robusta được dự báo tiếp tục tăng 1,1 triệu bao lên mức kỷ lục 21,3 triệu bao.

  • Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê của Brazil dự kiến sẽ giảm 11,7 triệu bao từ mức kỷ lục của niên vụ trước xuống còn 30 triệu bao và dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 500.000 bao còn 2,9 triệu bao. Tiêu thụ cà phê của Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao.

  • Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng, các nhà xuất khẩu Brazil cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thuê tàu chở hàng và container, trong khi các chuyến hàng thường xuyên bị hoãn và hủy từ các công ty vận chuyển.

  • Sản lượng cà phê arabica của Colombia trong niên vụ 2021-2022 dự báo tăng 400.000 bao lên 13,8 triệu bao trong điều kiện tăng trưởng thuận lợi.

Dự báo sản lượng cà phê thế giới

Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) dự báo thị trường cà phê thế giới sẽ thâm hụt 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 - 2022. Cán cân cung cầu đảo chiều chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela, nhưng xu hướng chung có thể góp phần làm giảm lượng hàng dự trữ, vì lượng tiêu thụ vượt sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022.

  • Sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 – 2022 được ICO dự báo sẽ ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021.
  • Một trong những yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm này là lượng cà phê arabica dự kiến giảm 7,1%, xuống còn gần 94 triệu bao; trong khi đó sản lượng robusta dự kiến tăng 5,1% lên 73,2 triệu bao.
  • Về khu vực sản xuất, sản lượng cà phê tại châu Á và châu Đại Dương ước tính sẽ tăng 7,1%, từ 48 triệu bao lên 51,4 triệu bao trong niên vụ 2021 – 2022 .
  • Tuy nhiên sản lượng của khu vực Nam Mỹ dự kiến giảm 7,6%, xuống còn 77,5 triệu bao so với 83,8 triệu bao trong niên vụ trước đó. Ngoài ra, sản lượng tại Trung Mỹ và Mexico cũng được dự báo giảm 3,5%, từ 19,7 triệu bao xuống còn 19 triệu bao.
  • Sản lượng của châu Phi ước tính giảm nhẹ 0,3% xuống còn gần 19,3 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022.
  • Trong khi đó, tiêu thụ cà phê thế giới dự báo tăng 3,3%, lên mức 170,3 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022 so với 164,9 triệu bao trong niên vụ trước.

Xem thêm:

  • Giá cà phê Tây Nguyên hôm nay - Cập nhật giá cafe trực tuyến thế giới
  • Dự báo giá cà phê sẽ tăng đến năm 2050 do nguồn cung sụt giảm

Có thể bạn quan tâm:

Bạn bình luận gì về tin này?