THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Bài toán về xác suất là một dạng rất hay thi THPTQG, để làm được dạng này ta cần nhiều kĩ năng. Áp dụng thành thạo công thức để tìm không gian mẫu và tính xác suất. Chú ý hiểu bản chất của câu hỏi để tránh nhầm lẫn. Sau đây, sẽ là một số các bài tập về toán xác suất. Câu 1. (THPT Hoàng Hoa Thám - Đà Nẵng - 2021) Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 6 chữ số và các chữ số thuộc tập hợp {1,2,3,4}. Chọn ngẫu nhiên một số thuộc S, xác suất để số đó có mặt số 1 ít nhất một lần bằng A. 729/2048 . B. 5/6 . C. 91/1024 . D. 3367/4096 . Câu 2. (THPT Đặng Thúc Hứa - Nghệ An - 2021) Có 30 quả cầu được đánh số từ 1 đến 30. Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai quả cầu rồi nhân các số trên hai quả với nhau. Tính xác suất để tích nhận được là một số chia hết cho 10? A. 48/145 . B. 8/29 . C. 16/29 . D. 16/145 . Câu 3. (THPT Quế Võ 1 - Bắc Ninh - 2021) Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được tạo ra từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 . Lấy ngẫu nhiên một số từ tập hợp A . Xác suất để số lấy được là số tự nhiên không lớn hơn 2503 là A. 5/18 . B. 57/240 . C. 259/360 . D. 101/360 . Câu 4. (THPT Quảng Xương 1-Thanh Hóa - 2021) Có 5 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C ngồi vào hàng ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh. Xác suất để học sinh lớp C không ngồi cạnh học sinh lớp B bằng A. 1/5. B. 4/5. C. 2/15 . D. 2/5. Câu 5. (THPT PTNK Cơ sở 2 - TP.HCM - 2021) Cho tập hợp A = {1;2;3;4;5;6}. Từ A lập được bao nhiêu số gồm 3 chữ số đôi một khác nhau và tổng của 3 chữ số này bằng 9 ? A. 6 . B. 12. C. 18. D. 15. Câu 6. (THPT Phan Đình Phùng - Quảng Bình - 2021) Ba bạn A B C , , mỗi bạn viết lên bảng một số tự nhiên thuộc {1;17}. Xác suất để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng A. 3276/4913 . B. 1728/4913 . C. 23/68 . D. 1637/4913 . Câu 7. (Sở Vĩnh Phúc - 2021) Cho đa giác đều có 30 đỉnh nội tiếp trong đường tròn. Chọn ngẫu nhiên 3 đỉnh trong 30 đỉnh. Tính xác suất để 3 đỉnh tạo thành tam giác có một góc bằng 120° ? A. 27/406 . B. 33/406 . C. 57/406 D. 23/406 . Câu 8. (Sở Hà Tĩnh - 2021) Cho tập hợp gồm các số tự nhiên từ 1 đến 200, chọn ba số bất kỳ. Xác suất để ba số được chọn lập thành một cấp số cộng gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,0075. B. 0,056 . C. 0,0067 . D. 0,03. Câu 9. (Sở Tuyên Quang - 2021) Trong một trò chơi, người chơi gieo đồng thời 3 con súc sắc đồng chất 5 lần. Nếu mỗi lần gieo xuất hiện ít nhất hai mặt sáu chấm thì thắng. Xác suất để người chơi thắng ít nhất 4 ván gần nhất với số nào dưới đây? A. 0,00014. B. 0, 0024. C. 0, 0014. D. 0,00024. Câu 10. (Sở Tuyên Quang - 2021) Cho hai đường thẳng song song 1 d và 2 d . Trên 1 d có 6 diểm phân biệt được tô màu đỏ, trên 2 d có 4 diểm phân biệt được tô màu xanh. Xét tất cả các tam giác được tạo thành khi nối các điểm đó với nhau. Chọn ngẫu nhiên một tam giác, khi đó xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh màu đỏ là: A. 2/9. B. 5/9. C. 5/8. D. 3/8. Câu 11. (Chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM - 2021) Một đê thi trắc nghiệm gồm 50 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Một thí sinh làm hết bài thi bằng cách chọn ngẫu nhiên một trong 4 phương án trả lời ở mỗi câu. Tính xác suất để thí sinh đó được đúng 5 điểm.

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Câu 12. (Chuyên KHTN - 2021) Một lớp học có 30 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Giáo viên chủ nhiệm cần chọn một ban cán sự lớp gồm có 3 học sinh. Tính xác suất để ban cán sự lớp có cả nam và nữ. A. 435/988 . B. 135/988 . C. 285/494 . D. 5750/9880 . Câu 13. (Chuyên KHTN - 2021) Có bao nhiêu số tự nhiên gồm bốn chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 15 và mỗi chữ số đều không vượt quá 5. A. 38 . B. 44 . C. 24 . D. 48 . Câu 14. (Chuyên Quốc Học Huế - 2021) Hộp thứ nhất chứa 3 bi đỏ và 4 bi xanh, hộp thứ 2 chứa 2 bi đỏ và 5 bi xanh. Chuyển ngẫu nhiên 1 viên bi tứ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai, rồi lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ hai ra. Tính xác suất để viên bi được lấy ra ở hộp thứ hai là màu đỏ. A. 3/7 B. 17/56 C. 2/7 D. 9/56 Câu 15. (Sở Yên Bái - 2021) Có 12 cây giống thuộc loại: cam, chanh, quýt, trong đó có 6 cam, 4 chanh, 2 quýt. Tính xác suất chọn ra 6 cây giống để trồng sao cho mỗi loại có ít nhất 1 cây. A. 57/77 . B. 683/924 . C. 49/66 . D. 685/924 . Câu 16. (Trung Tâm Thanh Tường -2021) THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn, trong hộp kín đựng 6 tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng và 4 tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng được sắp xếp một cách lộn xộn, mỗi người lấy một tờ tiền từ hộp đó, xem đó là phần thưởng và cầm lấy, rồi vễ chỗ. THÔNG chơi lượt đầu tiên, lấy ngẫu nhiên một tờ tiền bất kỳ sau đó đến lượt MINH lấy ngẫu nhiên một tờ tiền bất kỳ từ hộp đó. Tính xác suất để MINH lấy được tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng. A. 2/15 . B. 4/15 . C. 2/5 . D. 1/8 . Câu 17. (THPT Triệu Sơn - Thanh Hóa - 2021) Cho tập S ={ 1;2;3;...;19;20 } gồm 20 số tự nhiên từ 1đến 20. Lấy ngẫu nhiên ba số thuộc S . Xác suất để ba số lấy được lập thành một cấp số cộng là A. 7/38 . B. 3/38 . C. 5/38 . D. 1/114 .

Sưu tầm

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

1. D 2. B 3. D 4. D 5. C 6. D 7. A 8. A 9. C 10. C 11. D 12. C 13. A 14. B 15. C 16. C

17. B

Đã gửi 12-10-2014 - 00:30

BÀI TOÁN MONTY HALL – CHỌN HAY GIỮ?

Bài toán này xuất phát từ một trò chơi truyền hình nổi tiếng của Mỹ là Let’s make a deal (tạm dịch: Nào cùng thỏa thuận) với người dẫn chương trình đồng thời cũng là đồng sáng lập trò chơi tên là Monty Hall.

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn
THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Monty Hall và logo chương trình Let's make a deal.

Giả sử bạn là thí sinh tham dự chương trình. Bạn bước vào một vòng thi, trước mặt bạn là $3$ cánh cửa đánh số $1, 2, 3$. Monty cho bạn biết bên trong $3$ cửa này có $2$ cửa là con dê, cửa còn lại là chiếc xe hơi Venedo Roadster của hãng Lamborghini có giá trị đến $4.5$ triệu USD.

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Bạn được quyền chọn $1$ trong $3$ cánh cửa này, nếu sau cánh cửa đó là xe hơi thì bạn sẽ được thưởng xe hơi. Nhưng nếu sau cánh cửa đó là con dê, bạn phải mang nó về. Vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để chọn được cửa có xe hơi, hay chọn cửa có xác suất trúng xe hơi cao nhất? Hiện ta chưa có dữ kiện nào để dự đoán nên nếu ta chọn ngẫu nhiên 1 cửa bất kỳ, do trong $3$ cửa này chỉ có một cửa có xe hơi nên xác suất để ta trúng được xe hơi là $\frac{1}{3}$ và xác suất trúng con dê là $\frac{2}{3}$. Ta sẽ chọn ngẫu nhiên một cửa, cửa số $1$ chẳng hạn.

Monty Hall đương nhiên biết cửa nào có xe hơi, cửa nào có dê. Sau khi bạn chọn cửa số $1$, Monty sẽ mở cửa số $2$, bên trong đó là con dê xuất hiện.

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Sau đó, Monty sẽ hỏi bạn rằng bạn muốn giữ lại cửa số $1$ hay thay đổi quyết định sang cửa số $3$. Theo bạn, bạn sẽ làm gì? Có lẽ nhiều bạn xem bài viết này sẽ nhận định rằng giữ lại hay thay đổi thì…cũng vậy, ta vẫn không biết cửa nào có xe, cửa nào có dê nên xác suất ta trúng xe là $50:50$ hay $\frac{1}{2}$ nên việc giữ hay đổi đều mang tính may rủi là chính. Nghe có vẻ hợp lý chứ nhỉ?

Để đơn giản hóa vấn đề, ta hãy thiết lập hết tất cả các trường hợp xảy ra. Cụ thể như sau:

Ta có các cách sắp xếp $1$ chiếc xe hơi, $2$ con dê vào $3$ cửa được đánh số theo thứ tự $1,2,3$ với các trường hợp như sau ($X$ là xe hơi, $D$ là con dê):

-          Xét trường hợp $\text{X,D,D}$: Bạn chọn cửa $1$, Monty sẽ mở cửa $2$ hoặc $3$. Nếu bạn đổi, bạn được dê, nếu bạn không đổi, bạn được xe.

-          Xét trường hợp $\text{D,X,D}$: Bạn chọn cửa $1$, Monty sẽ mở cửa $3$. Nếu bạn đổi, bạn được xe, nếu bạn không đổi, bạn được dê.

-          Xét trường hợp $\text{D,D,X}$: Bạn chọn cửa $1$, Monty sẽ mở cửa $2$. Nếu bạn đổi, bạn được xe, nếu bạn không đổi, bạn được dê.

Qua $3$ trường hợp, bạn thấy rằng nếu như bạn không đổi, xác suất bạn được xe là $\frac{1}{3}$, còn nếu bạn đổi thì xác suất đã tăng lên đến $\frac{2}{3}$. Vậy cách tốt nhất đó là bạn hãy đổi cửa sẽ cho bạn khả năng trúng được xe cao nhất.

Bạn ngạc nhiên lắm đúng không? Hãy mở rộng bài toán, thay vì lúc đầu bạn chọn cửa số $1$ thì bây giờ bạn chọn ngẫu nhiên $1$ trong $3$ cửa. Vẫn làm theo cách thủ công như trên với trường hợp bạn chọn cửa số $2$, số $3$, bạn vẫn ra xác suất trúng xe hơi khi giữ cửa là $\frac{1}{3}$ và khi đổi cửa là $\frac{2}{3}$.

Có vẻ bạn vẫn có gì đó vướng mắc trong lòng đúng không? Vậy ta tiếp tục mở rộng bài toán thành $100$ cửa, trong đó $99$ cửa có con dê và chỉ duy nhất $1$ cửa có xe hơi. Cũng với cách chơi đó, bạn nghĩ cửa nào sẽ có xe hơi? Thật khó để đoán chính xác đúng không vì xác suất bạn chọn trúng cửa có xe hơi là $\frac{1}{100}$ trong khi $\frac{99}{100}$ bạn sẽ chọn trúng cửa có dê.

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Giả sử bạn chọn cửa số $1$, đương nhiên bạn sẽ không mấy an tâm về chiếc xe hơi có sau cánh cửa này (trừ khi bạn biết trước kết quả). Có thể bạn nghĩ chiếc xe nằm ở cửa $69$ hay $35$ hay $100$, …

Tiếp theo, Monty mở $98$ cửa, trừ cửa bạn chọn và cửa $37$. Monty hỏi bạn giữ hay đổi? Lúc này, nếu bạn đổi thì xác suất bạn trúng được chiếc xe là $\frac{99}{100}$ đấy, và bản thân bạn cũng dự đoán trong lòng là cửa có xe phải nằm ở con số nào "lớn lớn tí" đúng không?

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Ta thấy rằng xác suất chọn cửa có xe hơi đã thay đổi khi Monty mở cửa có dê. Hay nói cách khác, xác suất của một biến cố thay đổi khi ta có thêm thông tin liên quan đến biến cố đó. Đây là một vấn đề toán học cơ bản đã được Rev Thomas Bayes – nhà thống kê người Anh, nghiên cứu và phát triển vào giữa thế kỷ $XVIII$.

THÔNG và MINH tham gia trò chơi chiếc hộp may mắn

Rev Thomas Bayes (1701 – 7/4/1761)

Bayes đã phát triển 1 định lý mà ngày nay được mang tên ông. Định lý Bayes sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi nên giữ cửa hay đổi bằng toán học. Định lý này nói về khả năng tương quan giữa 2 sự kiện xảy ra đồng thời.

Hai sự kiện trong bài toán Monty Hall trên đó là xác suất để chiếc xe hơi nằm sau cửa số $1$ (cửa ban đầu bạn chọn) và xác suất để Monty mở cửa số $2$ (điều mà ông ta đã làm). Đặt $X$ là sự kiện chiếc xe hơi nằm sau cửa số $1$, $Y$ là sự kiện Monty mở cửa số $2$. Rev Thomas Bayes cho ta công thức tính 2 sự kiện xảy ra cùng nhau $X$ và $Y$ là:

$$P(X \cap Y)=P(X|Y)P(Y)$$

với $P(X|Y)$ là xác suất của biến cố $X$ khi biến cố $Y$ xảy ra, cụ thể trong bài toán trên đó là nếu như Monty mở cửa số $2$ thì xác suất chiếc xe nằm ở cửa số $1$ là bao nhiêu? $P(Y)$ là xác suất xảy ra biến cố $Y$, tức xác suất mà Monty mở cửa số $2$. Đây chính là công thức xác suất có điều kiện, gọi là công thức Bayes.

Mặt khác $P(X \cap Y)=P(Y \cap X)$ nên ta có thể viết công thức Bayes thành:

$$P(Y \cap X)=P(Y|X)P(X)$$

Từ đó ta có công thức:

$$P(X|Y)P(Y)= P(Y|X)P(X)$$

$$\Leftrightarrow P(X|Y)=\frac{P(Y|X)P(X)}{P(Y)}$$

Phân tích một chút về phương trình này, $P(Y|X)$ có nghĩa là xác suất để Monty mở cửa số $2$ khi chiếc xe hơi nằm ở cửa số $1$, xác suất này nghĩa là gì? Giả sử chiếc xe ở cửa số $1$ thì xác suất để Monty mở cửa số $2$ là $\frac{1}{2}$ hay $50$% vì Monty chỉ có thể mở cửa số $2$ hoặc $3$ và ông ta thừa biết sau 2 cửa đó là con dê. Vậy $P(Y|X)=\frac{1}{2}$.

Chưa hết, ta cần tính xác suất chiếc xe ở cửa số $1$, tức tính $P(X)$. Trên thực tế, người chơi hoàn toàn không biết chiếc xe hơi ở đâu trong $3$ cửa này nên ta được $P(X)=\frac{1}{3}$. Còn xác suất để Monty mở cửa số $2$ là $P(Y)=\frac{1}{2}$. Vậy, ta được:

$$P(X|Y)=\frac{P(Y|X)P(X)}{P(Y)}=\frac{\frac{1}{2}.\frac{1}{3}}{\frac{1}{2}}=\frac{1}{3}$$

Vậy khi Monty mở cửa số $2$, xác suất để chiếc xe ở cửa số $1$ là $\frac{1}{3}$. Mặt khác, trong hai cửa $1$ và $3$ chắc chắn có một cửa có xe hơi nên giả sử ta đặt $Z$ là biến cố xe nằm ở cửa số $3$, dễ thấy $2$ biến cố $X$ và $Z$ xung khắc nhau do xe chỉ nằm ở $1$ trong hai cửa chứ không thể nằm ở cả hai nên ta có phương trình:

$$P(X)+P(Z)=1$$

$$\Leftrightarrow P(Z)=1-P(X)=1-\frac{1}{3}$$

$$\Leftrightarrow P(Z)=\frac{2}{3}$$

Như vậy xác suất để xe nằm ở cửa số $3$ là $\frac{2}{3}$ hay $66,67$%. Vì vậy khi Monty hỏi bạn có đổi sang cửa số $3$ hay giữ lại cửa số $1$ thì tốt nhất bạn nên đổi sang cửa số $3$ vì điều này sẽ làm cho xác suất bạn trúng xe hơi cao hơn.

Điều này có đảm bảo chắc chắn bạn sẽ trúng xe hơi không? Rất tiếc là không, nó chỉ làm tăng khả năng bạn thắng xe hơi mà thôi. Nhưng nếu như bạn chơi nhiều lần thì xét về mặt trung bình, chiến thuật đổi cửa này sẽ giúp bạn có được xe hơi trong $\frac{2}{3}$ lần bạn chơi đấy.

Lịch sử của bài toán này rất thú vị, nó được công bố lần đầu tiên bởi Steve Selvin (Giáo sư thống kê sinh học, trường Đại học California, Berkeley) trên Tạp chí thống kê Mỹ vào năm $1975$. Ngay sau đó có đến hàng chục ngàn bức thư phản hồi cho rằng việc đổi cửa làm tăng khả năng chiến thắng là sai, dù bạn có đổi hay không thì xác suất bạn trúng xe hơi là $50:50$ hay $\frac{1}{2}$. Điều đặc biệt là trong số hàng chục ngàn bức thư ấy có khoảng một ngàn bức thư được viết bởi những người làm toán chuyên nghiệp trình độ Tiến sĩ, trong đó có cả Paul Erdõs, ông ta rất hoài nghi và chỉ chấp nhận kết quả khi tận mắt chứng kiến kết quả mô phỏng bài toán Monty Hall trên máy tính.

Trên thực tế bài toán này đã xảy ra ở trò chơi Deal or no deal tại Mỹ (tạm dịch: Đi tìm ẩn số). Ở vòng chơi cuối cùng sẽ có $26$ cặp với $26$ mệnh giá khác nhau, thấp nhất là $0.5$ USD và cao nhất là $1.000.000$ USD, người chơi sẽ giữ $1$ cặp và mở các cặp còn lại. Ta có thể so sánh giá trị tương quan rằng cặp mang giá trị $1.000.000$ USD ứng với cửa có chiếc xe hơi, các cặp còn lại ứng với cửa có dê.

Lúc đầu, người chơi tên là Richie Bell giữ cặp số $15$. Ở lượt cuối cùng chỉ còn $2$ cặp là cặp $15$ cặp mà Richie đang giữ) và cặp $11$ ở trên sân khấu, một cặp là $1$ USD ($\approx 21.240$ VNĐ, ứng với con dê) và một cặp là $1.000.000$ USD ($\approx 2.124.000.000$ VNĐ, ứng với chiếc xe). MC của chương trình là Howie Madel đã hỏi Richie có muốn đổi sang cặp $11$ hay không? Dễ tính được nếu Richie giữ cặp thì xác suất anh ta thắng giải triệu đô là $\frac{1}{26}$, trong khi nếu anh ta đổi thì xác suất sẽ tăng lên $\frac{25}{26}$. Tiếc là Richie đã không đổi và kết quả khi mở cặp $15$ của anh ta là $1$ USD. Bạn có thể xem đoạn clip ấy dưới đây.

Tuy nhiên, xác suất để chiến thắng giải triệu đô khi giữ cặp dù nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Tại trò chơi Đi tìm ẩn số tại Anh, có $22$ chiếc hộp đỏ với mệnh giá thấp nhất là $1p$ đến $250.000$ bảng Anh ($\approx 8.553.250.000$ VNĐ). Vào ngày 12/2/2014, người chơi tên Roop Sings chọn hộp số $2$. Sau một số lần chơi, trên sân khấu chỉ còn hộp số $22$, một trong hai hộp này sẽ có giá $250.000$ bảng Anh, hộp còn lại là $500$ bảng Anh ($\approx 17.106.500$ VNĐ). Người dẫn chương trình hỏi Roop có muổn đổi hộp không và ông ta quyết  định không đổi. Kết quả, Roop Sings nhận được giải thưởng $250.000$ bảng Anh.

Tài liệu tham khảo:

- Định lý Bayes (tiếng Việt): http://vi.wikipedia....i/Định_lý_Bayes

- Định lý Bayes (tiếng Anh): http://en.wikipedia..../Bayes'_theorem

- Trò chơi truyền hình Let's make a deal: http://www.letsmakeadeal.com/

- Trò chơi truyền hình Deal or no deal: http://www.dealornodeal.co.uk/

- Mô phỏng bài toán Monty Hall: 

https://www.youtube.com/watch?v=C4vRTzsv4os


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 12-10-2014 - 12:07