Thực trạng hút thuốc lá ở nơi công cộng

Thực trạng hút thuốc lá ở nơi công cộng

 Tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam đang có xu hướng giảm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó có 600.000 người chết do các bệnh gây ra bởi sự phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trên thế giới, hiện nay Việt Nam có 22.5% người trưởng thành sử dụng thuốc lá tương ứng với 15,6 triệu người. Trong đó, nam giới hút thuốc chiếm 45.3% và nữ giới hút thuốc chiếm 1.1%. Số lượng người trưởng thành hút thuốc lá thụ động cũng tương đối cao. Trong đó, 53.5% người (khoảng 28,5 triệu người) không hút thuốc nhưng đã tiếp xúc với khói thuốc trong nhà và 36.8% người (khoảng 5.9 triệu người) đã tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc (theo số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2015).

Sau 4 năm triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (2012), nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá và lợi ích của môi trường không khói thuốc được nâng lên thông qua công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá được đẩy mạnh và các hoạt động tuyên truyền thông sâu rộng tới cộng đồng. Vì thế, tỷ lệ người hút thuốc lá đã có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây.

Tỷ lệ hút thuốc lá có xu hướng giảm đi qua bảng so sánh số liệu điều tra GATS giữa năm 2010 và 2015:

Mục 2010 2015
 
Hút thuốc lá
Tỷ lệ chung 23.8% 22.5%
Nam giới 47.4% 45.3%
Nữ giới 1.4% 1.1%
Trong nhà 73.1% 53.5%
Nơi làm việc 55.9% 36.8%
Phương tiện giao thông công cộng  

34.4%

 

19.4%

Trường học 22.3% 16.1%

                                                                                                                                                        (GATS 2010 - 2015)


Tỷ lệ người cai thuốc lá cũng đang có xu hướng tăng lên.Theo số liệu điều tra của GATS năm 2015,những người trưởng thành đã từng hút thuốc và đã bỏ thuốc lá chiếm 29.0%; 53.6% người đang hút thuốc lá đã có kế hoạch hoặc đã suy nghĩ bỏ thuốc trong tương lai; và 5.2% số người hiện đang hút thuốc có  kế hoạch cai thuốc trong tháng tới.

Thực trạng hút thuốc lá ở nơi công cộng

                                                   Tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam đang có xu hướng giảm đi (Ảnh: nguồn internet)

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng công tác phòng chống tác hại thuốc lá vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn như: thuốc lá là sản phẩm gây nghiện và độc hại cho sức khỏe nhưng vẫn được bày bán khắp nơi và mọi người đều dễ dàng mua thuốc lá hút; ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc nơi công cộng của một số bộ phận người dân còn chưa tốt; người không hút thuốc chưa lên tiếng nhắc nhở hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá chưa được thường xuyên và sâu rộng.

Trong thời gian tới, công tác phòng chống tác hại thuốc lá cần được đẩy mạnh hơn nữa trong việc thực hiện các nỗ lực kiểm soát thuốc lá toàn diện, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.


 

                                                                                                                                       (Số liệu được lấy từ GATS 2010 - 2015)

GATS 2015 là điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá nhằm giám sát tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại các nước. Đây là lần thứ 2 Việt Nam thực hiện điều tra này.

Các bài viết khác:

Giảm hút thuốc đồng nghĩa với nâng cao sức khỏe cộng đồng

Thuốc cai thuốc lá nhanh: Chưa khẳng định hiệu quả và tính an toàn

Mở rộng mô hình cai thuốc lá tại trạm y tế

35% người hút thuốc cai nghiện thành công tại trạm y tế xã

II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tỷ lệ hút thuốc lá trên toàn thế giới khoảng 47% nam giới và 12% nữ giới. Ở các nước đang phát triển là 48% nam giới và 7% nữ giới hút thuốc lá, nghĩa là mỗi ngày có 10.000 người chết do thuốc lá. Ước tính ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Vào năm 2030, con số này sẽ tăng thành 70.000 ca mỗi năm.

          WHO đã công bố những số liệu cho thấy, bên cạnh những tiến bộ trong công tác kiểm soát thuốc lá đã đạt được, thì vẫn chưa có quốc gia nào thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp và vạch ra một hướng tiếp cận để Chính phủ các nước áp dụng, nhằm ngăn chặn hàng chục triệu nạn nhân chưa trưởng thành sẽ chết vào giữa thế kỉ này.

          Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1315/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.

          Tại Đà Nẵng, ngày 22/02/2010, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (Ban hành kèm theo Quyết định số1338/UBND-QĐ ngày 22/02/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng) với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng về việc thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại thành phố, xây dựng môi trường không khói thuốc tại những nơi công cộng, các cơ quan hành chính, các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn thành phố.

          Mặc dù đã có sự cam kết của Chính phủ đối với vấn đề kiểm soát thuốc lá và đặc biệt đã có sự thi hành chính sách không hút thuốc, nhưng hiệu lực và sự tuân thủ vẫn còn yếu. Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng, và tỷ lệ hút thuốc thụ động của Việt Nam tương đối cao. Thực trạng này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi sự thực hiện và thi hành chính sách không khói thuốc được cải thiện.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu chung

Mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách về thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá.

2. Mục tiêu cụ thể

          - Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá;

          - Tìm hiểu các chính sách và thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm: Khả năng thực hiện, kết quả thực hiện, khó khăn, thuận lợi;

          - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu định lượng

          - Nội dung: Xác định tỷ lệ hút thuốc, thực trạng hút thuốc lá, đồng thời nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng về các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá;

          - Công cụ: Bảng phỏng vấn cá nhân;

          - Chọn mẫu: Cỡ mẫu tính theo phương pháp phân 30 cụm:

n = n’ x 210%

2. Nghiên cứu định tính

          - Tổng hợp các văn bản về chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá;

          - Phỏng vấn sâu;

          - Thảo luận nhóm tập trung;

          - Quan sát thu thập các hình thức quảng cáo, tiếp thị thuốc lá…;

          - Công cụ: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, bảng kiểm quan sát, bảng hướng dẫn thảo luận;

          - Chọn mẫu: 36 cuộc phỏng vấn sâu và 10 cuộc thảo luận nhóm (8 – 10 người) tập trung.

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

          - Người dân từ 18 tuổi trở lên (do nghiên cứu này đề cập đến chính sách nên phải tìm hiểu ở các đối tượng đủ khả năng tiếp cận và hiểu biết các nội dung liên quan đến chính sách);

          - Đại diện các sở ban ngành, tổ chức, đoàn thể tuyến thành phố và quận huyện, xã, phường.

2. Phạm vi nghiên cứu

          - Nghiên cứu được tiến hành tại 7 quận huyện thuộc thành phốĐà Nẵng;

          - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011.

VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá.

Nội dung 2: Tìm hiểu các chính sách và việc thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá, bao gồm: Các kết quả thực hiện, khả năng thực hiện, khó khăn, thuận lợi.

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm:

          - Thông tin, giáo dục, truyền thông.

          - Xây dựng các mô hình “Cộng đồng không thuốc lá”.

          - Điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá.

          - Thực hiện chế tài đối với vi phạm liên quan đến hút thuốc lá.

VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng
2. Việc thực hiện các chính sách hiện hành về phòng chống tác hại thuốc lá