Tiểu thuyết kim dung đánh giá cao nhất

Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.

Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Lộc Đỉnh Ký được chuyển thể thành phim không dưới 10 lần. Các tài tử Lương Triều Vỹ, Trần Tiểu Xuân, Huỳnh Hiểu Minh... đều từng vào vai Vi Tiểu Bảo. Phim hài Lộc Đỉnh Ký do Châu Tinh Trì đóng chính cũng được nhiều khán giả yêu thích.

Với 15 bộ tiểu thuyết, Kim Dung và thế giới võ hiệp đa sắc màu của mình đã trở thành một phần của tuổi thanh xuân rất nhiều người. Bên cạnh câu chuyện chính giáo, tà giáo, những vị đại cao thủ và sức mạnh của họ luôn là chủ đề nóng trong mỗi cuộc tranh luận.

Ai mới là cao thủ số một của "vũ trụ kiếm hiệp" Kim Dung? Dưới đây là những cái tên thường được nhắc đến nhất.

Vị nhà sư quét lá (Tảo địa thần tăng) trong Thiên long bát bộ (1963) luôn luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến trong những cuộc tranh luận như thế này.

Trong truyện, vô danh thần tăng được mô tả là nhà sư quét dọn Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Trong bộ phim được chuyển thể năm 2003, ông xuất hiện trong bộ áo cà sa sờn cũ, hóa giải ân oán giữa Tiêu Viễn Sơn - cha của Tiêu Phong - và Mộ Dung Bác - cha của Mộ Dung Phục.

Vô danh thần tăng đã một tay đỡ đòn Hàng Long Thập Bát Chưởng của Tiêu Phong, hai tay đánh gục Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, tất cả đều là những bậc võ lâm cao thủ hàng đầu của Thiên Long Bát Bộ. Không chỉ đạt cảnh giới võ học tối cao, vô danh thần tăng còn am tường Phật pháp, y lý, khiến các cao tăng đại đức trong chùa cũng phải nghiêng mình kính phục.

Độc Cô Cầu Bại là một nhân vật đặc biệt trong tiểu thuyết Kim Dung, khi ông không hiện diện trực tiếp mà chỉ được hồi tưởng qua lời kể của các hậu bối. Độc Cô Cầu Bại được đề cập trong hai bộ Thần điêu hiệp lữ và Tiếu ngạo giang hồ, và nhắc đến ngắn gọn trong Lộc đỉnh ký.

Cái tên Độc Cô Cầu Bại cũng đã phần nào cho khán giả thấy ông mạnh như thế nào: Một cao thủ cô độc vì đã đạt đến trình độ vô địch thiên hạ, chỉ mong được một lần bại trận trong đời. Cuối đời, Độc Cô Cầu Bại chết trong buồn bã ở một sơn cốc, sau khi chôn các thanh kiếm tại kiếm mộ cùng các chú giải về triết lý dùng kiếm.

Môn kiếm thuật đắc ý của ông là Độc Cô cửu kiếm, cùng triết lý "dùng vô chiêu thắng hữu chiêu". Những nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc Cô Cầu Bại là Dương Quá (Thần điêu hiệp lữ), Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), tất cả đều là những cao thủ danh tiếng trong thiên hạ.

Một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, lần đầu xuất hiện trong truyện Thần điêu hiệp lữ. Ông được sư phụ là Giác Viễn đại sư truyền dạy một phần của Cửu Dương chân kinh, cộng thêm trí tuệ trác tuyệt của mình, ông thành lập nên phái Võ Đang.

Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung miêu tả ông là bậc tôn sư võ học ngoài 100 tuổi, nội công đã đạt đến "lô hỏa thuần thanh" (lửa trong lò đã hóa màu xanh, ngụ ý chỉ cảnh giới tối cao). Những năm cuối đời, ông sáng tạo ra môn Thái cực quyền và Thái cực kiếm. Nguyên lý của môn này lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, tương phản với võ học đương thời.

Giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo, Đông Phương Bất Bại là nhân vật phản diện số một trong Tiếu ngạo giang hồ. Được miêu tả là đệ nhất cao thủ, Đông Phương Bất Bại nổi tiếng với Quỳ Hoa bảo điển - võ học có cùng nguồn gốc với Tịch tà kiếm pháp.

Một mình Đông Phương Bất Bại đánh bại ba cao thủ lúc bấy giờ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên, nhưng vì bảo vệ người tình, Đông Phương Bất Bại đã chết dưới tay Nhậm Ngã Hành.

Trong Anh hùng xạ điêu, Vương Trùng Dương mất trước khi thời đại Xạ Điêu bắt đầu. Những câu chuyện về ông thường được kể thông qua sư đệ Chu Bá Thông và các học trò của ông.

Vương Trùng Dương vốn khởi nghĩa chống quân Kim nhưng không thành, ông về núi Chung Nam lập ra phái Toàn Chân. Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người có võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu âm chân kinh. 4 người còn lại là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công.

Khi bệnh nặng, sắp mất, lo Âu Dương Phong tìm đến lấy chân kinh, ông đã giả chết để chờ Âu Dương Phong đến và chỉ bằng một chiêu Tiên thiên công, ông đã đánh bại Tây Độc Âu Dương Phong, phế bỏ môn võ Hàm mô công của hắn mà phải 20 năm sau, Âu Dương Phong mới khôi phục được.