Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu năm 2024

-Xét nghiệm giúp phát hiện một cách sơ bộ nhưng không quá tốn kém tình trang rối loạn sinh học liên quan với phản ứng viêm.

– Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng rất hữu ích trong các trường hợp sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, ung thư, các tình trạng viêm nhiễm và hoại tử khác.

-Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện đo tốc độ máu lắng để theo dõi hiệu quả điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh tự miễn,… Nếu chỉ số máu lắng bình thường chứng tỏ bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục tốt.

Lợi ích của xét nghiệm:

-Xét nghiệm cho phép làm rõ hội chứng viêm mặc dù không chỉ dẫn chính xác nguồn gốc của hội chứng này. Vì vậy, tốc độ lắng của hồng cầu là một xét nghiệm nhạy song không đặc hiệu đối với các tình trạng viêm và hoại tử tổ chức. Xét nghiệm này được coi như một tín hiệu báo động chỉ dẫn sự hiện diện của hội chứng viêm.

-Xét nghiệm cho phép theo dõi tiến triển của bệnh lý nguyên nhân đã được xác định: Tình trạng giảm dần giá trị tốc độ lắng hồng cầu phản ánh nguyên nhân của bệnh nhân đang được cải thiện và ngược lại.

Giá trị bình thường: < 10,0 mm/lh.

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu năm 2024
Hình minh họa bài viết Xét Nghiệm Máu Lắng

Biện luận kết quả:

–Tăng tốc độ lắng hồng cầu:

Các nguyên nhân chính thường gặp:

+Các nhiễm trùng do vi khuẩn: Cấp tính ( viêm phổi, viêm ruột thừa), mãn tính ( viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm xương, apxe, lao ).

+Các bệnh lý khối u và ung thư.( u lympho, đa u tủy xương)

+Các phản ứng viêm mãn tính ( Viêm hồi đại tràng chảy máu, viêm đa khớp mãn tính tiến triển, bệnh đau xơ cơ do thấp,…)

+Bệnh tự miễn ( bệnh lupus ban đỏ hệ thống).

+Nhồi máu cơ tim.

+Các nhiễm nấm hay kí sinh trùng (coccidiodomycosis).

+Thiếu máu nặng.

–Giảm tốc độ máu lắng:

Các nguyên nhân chính thường gặp

+Suy tim xung huyết.

+Hội chứng tăng độ nhớt máu.

+Thiếu hụt yếu tố V.

+Giảm Albumin máu, giảm fibrinogen máu.

+Bệnh đa hồng cầu tiên phát.

+Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Xét nghiệm máu lắng ở đâu?

Hiện nay xét nghiệm máu lắng được triển khai ở các bệnh viện, đến với Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tận tình, giàu kinh nghiệm cho kết quả chính xác nhằm phục vụ cho điều trị và chẩn đoán.

Không giống như những loại xét nghiệm chuyên biệt thông thường dành riêng cho bệnh lý cụ thể nào, xét nghiệm máu lắng được sử dụng để tầm soát và chẩn đoán được nhiều bệnh. Vậy thì bạn hiểu thế nào là xét nghiệm máu lắng? Và có phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm này hay không?

1. Xét nghiệm máu lắng là gì?

Xét nghiệm máu lắng ESR (Erythrocyte Sedimentation Rate) lần đầu tiên được công bố là vào năm 1897 bởi một bác sĩ người Ba Lan tên Edmund Faustyn Biernacki. Đây là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ máu lắng hay tốc độ lắng hồng cầu.

Để thực hiện được xét nghiệm này, thông thường sẽ phải sử dụng phương pháp Pachenkop, cụ thể là sử dụng ống Pachenkop mao dẫn máu toàn phần đã được pha loãng cùng dung dịch citrat 3% với tỷ lệ 4:1 (máu lắng: dung dịch citrat 3%). Sau đó, dựng ống nghiệm thẳng đứng trên giá sau 1 - 2 giờ thì đọc kết quả.

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu năm 2024

Xét nghiệm máu lắng giúp đo tốc độ lắng của hồng cầu

Khi đó, chiều cao cột huyết tương còn lại trong ống nghiệm được biểu thị dưới dạng mm sẽ thể hiện tốc lắng của hồng cầu bởi nó còn phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là số lượng hồng cầu cũng như nồng độ các protein trọng lượng phân tử cao trong máu. Các protein trong máu này khi thay đổi sẽ dẫn tới tình trạng hồng cầu kết tụ. Dựa vào tốc độ lắng của hồng cầu có thể xác định được tình trạng viêm và hoại tử trong cơ thể người bệnh.

Một số bệnh lý có thể được phát hiện và theo dõi từ kết quả xét nghiệm này như viêm nhiễm, sốt cấp thấp, nhồi máu cơ tim hay một số bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, viêm gan C,... ở giai đoạn đầu.

Đây không phải là xét nghiệm đặc hiệu dành cho bệnh lý nào nên không thể xác định được vị trí hay nguyên nhân gây bệnh mà chỉ có thể phát hiện được sự tồn tại của hiện tượng viêm nhiễm. Do đó, thường xét nghiệm này có thể được chỉ định tiến hành cùng một số loại xét nghiệm khác để có kết luận chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

2. Xét nghiệm máu lắng để làm gì?

Thực chất, xét nghiệm này có thể coi là một trong những xét nghiệm thường quy mang tính tầm soát. Xét nghiệm này là cần thiết trong việc phát hiện và theo dõi quá trình hoại tử trong cơ thể hay tình trạng rối loạn bệnh lý như gân, cơ gân, khớp, dây chằng,...

Bên cạnh việc phát hiện các loại bệnh như kể trên thì thực hiện xét nghiệm máu lắng thường được bác sĩ chỉ định tiến hành để theo dõi tình trạng viêm nhiễm hoặc tình trạng phát triển của một số căn bệnh ác tính thông qua việc đo lường tốc độ máu lắng của người bệnh.

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu năm 2024

Xét nghiệm máu lắng có thể phát hiện tình trạng rối loạn dây chằng

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu lắng

Xét nghiệm này sử dụng mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay người bệnh. Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm được tiến hành tuần tự, cụ thể như sau:

- Sát trùng vị trí lấy máu với cồn y tế.

- Sử dụng miếng dây garo buộc xung quanh cánh tay để giúp duy trì áp lực, đồng thời hạn chế lượng máu lưu thông qua tĩnh mạch để vị trí tĩnh mạch lấy máu sẽ căng phồng lên do máu bị ứ lại. Từ đó giúp việc đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu dễ dàng hơn.

- Sử dụng chiếc kim y tế nhỏ đâm vào vị trí tĩnh mạch đã xác định ban đầu và rút từ từ để máu chảy ra một lượng vừa đủ.

- Sau đó gỡ dây garo để tuần hoàn máu trở lại bình thường.

- Khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết thì rút kim và dán miếng bông hoặc miếng băng cá nhân để cầm máu.

- Mẫu máu cuối cùng thu được được bảo quản trong một xilanh hoặc trong lọ thủy tinh chân không đã được sát trùng.

Mẫu máu của người bệnh được đựng trong ống có chứa chất chống đông để ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông. Ống nghiệm sau đó được dựng thẳng đứng trên giá trong vòng 1 - 2 giờ để các hồng cầu lắng xuống.

Nhân viên y tế sẽ đo chiều cao phần phía trên ống là huyết tương màu vàng trong để tính ra được tốc độ máu lắng (mm/hr).

4. Kết quả xét nghiệm máu lắng như thế nào được coi là bình thường?

Thông thường, tốc độ máu lắng ở nữ thường cao hơn nam và sẽ tăng dần theo lứa tuổi.

Người bệnh có thể tham khảo các giá trị bình thường của xét nghiệm như dưới đây:

Đối với người lớn:

- Nam giới < 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr.

- Nữ giới < 50 tuổi: ESR < 20mm/hr.

- Nam giới > 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr.

- Nữ giới > 50 tuổi: ESR < 30mm/hr.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:

- Trẻ sơ sinh (từ 1 - 3 tuổi): 0 - 2 mm/hr.

- Trẻ nhỏ (từ 3 tuổi trở lên): 3 - 13 mm/hr.

5. Những điều cần lưu ý khi lấy mẫu xét nghiệm máu lắng

Tuy cùng là xét nghiệm máu nhưng người bệnh sẽ không cần thiết phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu giống như các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Thế nhưng để kết quả xét nghiệm được chuẩn xác nhất, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm có chứa quá nhiều chất đạm như hải sản, thịt đỏ,... Đối với trẻ em cần đặc biệt tạo tâm lý giúp trẻ thoải mái và không sợ hãi.

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu năm 2024

Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản

Sau khi tiến hành lấy mẫu máu xong, vị trí lấy máu có thể xuất hiện vết bầm tím và người bệnh có thể thấy choáng đầu nhẹ. Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường ngay sau khi lấy máu.

6. Nên thực hiện xét nghiệm ở đâu Hà Nội?

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, người bệnh có thêm nhiều sự lựa chọn về các địa điểm, cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên có sự cân nhắc hợp lý để có sự lựa chọn tốt nhất, tránh trường hợp đến làm xét nghiệm tại các cơ sở chui không giấy phép.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mà còn có thể dẫn đến các nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm do cơ sở vật chất không đảm bảo chất lượng.

Nếu bạn đang đau đầu không biết nên thực hiện xét nghiệm ở đâu Hà Nội để an toàn và có kết quả chính xác nhất thì hãy đến ngay với MEDLATEC. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm luôn làm việc với phương châm đặt sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.

Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ xét nghiệm bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn cùng với các trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

.jpg)

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo

Ngoài ra, trong trường hợp bạn là người có bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp thì có thể đăng ký sử dụng dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà. Chỉ cần điền vào đơn đăng ký trên website chính của bệnh viện hoặc gọi vào hotline là bạn có thể làm xét nghiệm ngay tại nhà mà không cần đi đâu cả.

Kết quả xét nghiệm sẽ được trả về cho bạn trong thời gian sớm nhất để giúp cho việc chẩn đoán được kịp thời.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Tốc độ lắng máu tăng khi nào?

Tốc độ lắng hồng cầu tăng rất cao có thể gặp trong các trường hợp nhiễm trùng phổi và tiết niệu, hội chứng viêm không do nhiễm trùng, bệnh lý ung thư và các tổn thương hoại tử mô, viêm động mạch thái dương, tốc độ lắng hồng cầu thường rất cao.

Máu lắng tăng là gì?

Nguyên nhân gây kết quả máu lắng cao Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra tốc độ máu lắng cao: Nhiễm trùng xương, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng toàn thân, bệnh lao…

Xét nghiệm máu lắng bao nhiêu tiền?

Bảng giá dịch vụ xét nghiệm.

Xét nghiệm máu lăng để làm gì?

xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu bằng cách đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng. Sau 1h và 2h, đánh giá chiều cao còn lại của cột huyết tương thể hiện sự lắng hồng cầu. Tình trạng viêm sẽ làm cho các tế bào máu kết tụ và lắng xuống đáy nhanh hơn.