Tổng hợp lý thuyết hóa 12 chương 3 năm 2024

- Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

VD: CH3–NH2 ; CH3–NH–CH3 ; CH2=CH–CH2NH2 ; C6H5NH2

2. Phân loại

- Amin được phân loại theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon (amin thơm, amin béo, amin dị vòng) và theo bậc của amin (amin bậc một, bậc hai, bậc ba)

Lưu ý: Bậc của amin được tính bằng số gốc hidrocacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử N

VD: CH3CH2CH2NH2 amin bậc 1

CH3CH2NHCH3 amin bậc 2

(CH3)3N amin bậc 3

II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

1. Đồng phân

– Đồng phân về mạch cacbon.

– Đồng phân vị trí nhóm chức.

– Đồng phân về bậc của amin.

Ví dụ: Các đồng phân của C4H11N.

Tổng hợp lý thuyết hóa 12 chương 3 năm 2024

2. Danh pháp

  • Amin bậc I (RNH2) có 2 cách gọi tên

Cách 1: Tên gốc hiđrocacbon + amin

Cách 2: Tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

Ví dụ: Tên gọi của một số amin

Hợp chất

Tên gốc - chức

Tên thay thế

Tên thường

CH3NH2

Metylamin

Metanamin

C2H5NH2

Etylamin

Etanamin

CH3CH2CH2NH2

Propylamin

Propan - 1 – amin

CH3CH(NH2)CH3

Isopropylamin

Propan - 2 – amin

H2N(CH2)6NH2

Hexametylenđiamin

Hexan - 1,6 – điamin

C6H5NH2

Phenylamin

Benzenamin

Anilin

CH2=CH–CH2NH2

Anlylamin

Prop-2-en-1-amin

  • Amin bậc II hoặc bậc III đọc theo tên gốc chức:

Tên gốc hiđrocacbon + amin

CH3–NH–C2H5 : Etylmetylamin

(CH3)3 –N : Trimetylamin

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- -Metyl-; -đimetyl-; trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.

- Các chất đồng đẳng cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong etanol, benzen.

IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính bazo

Amin tan nhiều trong nước có khả năng làm xanh giấy quỳ hoặc làm hồng phenolphtalein, tính bazo mạnh hơn amoniac. Anilin có tính bazo nhưng không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein do tính bazo của nó yếu hơn amoniac.

TQ: Amin thơm < amoniac < amin béo

  1. Tác dụng với dung dịch axit tạo thành dung dịch muối:

RNH2 + HCl → RNH3Cl

  1. Tác dụng với một số dung dịch muối có môi trường axit

3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3RNH3Cl

2. Phản ứng với axit nitro

- Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.

C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2 ­ + H2O

- Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni :

C6H5NH2 + HONO+HCl \(\xrightarrow{0-{{5}^{o}}C}\) C6H5N2+Cl- + 2H2O

3. Phản ứng ankyl hóa

Ta có phương trình tổng quát:

RNH2 + R’I → RNHR’ + HI

4. Phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin

Tổng hợp lý thuyết hóa 12 chương 3 năm 2024

Sản phẩm tạo ra kết tủa trắng nên đây là phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết anilin với các amin khác

  1. ỨNG DỤNG

Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polime.

Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm (phẩm azo, đen anilin,…), polime (nhựa anilin - fomanđehit,…), dược phẩm (streptoxit, suafaguaniđin,…)

Học Mãi chia sẻ bộ tài liệu Tổng hợp lý thuyết Hóa 12 ngắn gọn, dễ hiểu dành cho các em học sinh. Tài liệu bao gồm toàn bộ kiến thức cần nắm được để giải các dạng bài tập và là cuốn "sổ tay" không thể thiếu trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa.

Chương 1: Este - Lipit hóa 12

1. Lý thuyết về Este:

- Khái niệm, danh pháp este

- Các tính chất vật lý của este

- Các tính chất hóa học của este

- Điều chế Este

- Ứng dụng của Este

2. Lý thuyết Lipit

- Khái niệm Lipit

- Các lý thuyết về chất béo hóa 12 + Khái niệm + Tính chất vật lý của chất béo + Tính chất hóa học của chất béo + Ứng dụng của chất béo

- Các lý thuyết về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp + Xà phòng: Khái niệm, phương pháp sản xuất + Chất giặt rửa tổng hợp: Khái niệm, phương pháp sản xuất, tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Thực hành các dạng bài tập Este - Lipit: tại đây

Chương 2: Cacbonhidrat

1. Khái niệm về Cacbonhidrat

2. Monosacarit

- Glucozo: + Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên + Cấu trúc phân tử + Tính chất hóa học

- Frutozo: + Công thức phân tử + Công thức cấu tạo + Các tính chất của Futozo

- Disacarit: + Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên + Cấu trúc phân tử + Tính chất hóa học + Ứng dụng và sản xuất đường Saccarozo + Đồng phân của Saccarozo: mantozo

- Polisaccarit: + Tinh bột: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên; cấu trúc phân tử; tính chất hóa học; sự chuyển hóa trong cơ thể. + Xenlulozo: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên; cấu trúc phân tử; tính chất hóa học.

Thực hành làm bài tập (có lời giải chi tiết) xem tại: Bài tập cacbonhidrat

Chương 3: Amin, Aminoaxit và Protein

1. Amin:

- Khái niệm, phân loại, danh pháp

- Tính chất vật lý

- Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

- Điều chế

2. Aminoaxit

- Khái niệm

- Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

- Ứng dụng của Aminoaxit

3. Peptit và Protein

- Peptit: Khái niệm; tính chất hóa học;

- Protein: Khái niệm; cấu tạo phân tử; tính chất vật lý, tính chất hóa học.

- Khái niệm Enzim và Axit Nucleic + Enzim: Khái niệm, đặc điểm + Axit Nucleic: Khái niệm, vai trò

Đối với các em học sinh đang cần hỗ trợ ôn tập và hệ thống kiến thức lại kiến thức hóa 12, các em có thể tham khảo khóa học: Học tốt Hóa 12

Chương 4: Polime và vật liệu polime

1. Polime

- Khái niệm

- Đặc điểm cấu trúc

- Tính chất vật lí

- Tính chất hóa học

- Phương pháp điều chế

- Ứng dụng

2. Vật liệu Polime

- Chất dẻo + Khái niệm chất dẻo và vật liệu Compozit + Một số polime dùng làm chất dẻo

- Tơ + Khái niệm + Phân loại + Một số loại tơ cơ bản thường gặp

- Cao su + Khái niệm + Phân loại: Cao su tự nhiên, cao su tổng hợp

- Keo dán tổng hợp + Khái niệm + Một số loại keo đặc dụng tổng hợp

Chương 5: Đại cương kim loại

1. Giới thiệu chung về đại cương kim loại

- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn

- Cấu tạo của kim loại

2. Tính chất vật lí của kim loại

- Tính chất chung

- Giải thích các tính chất của kim loại + Tính dẻo + Tính dẫn điện + Tính dẫn nhiệt + Ánh kim

3. Tính chất hóa học chung của kim loại - Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với dung dịch axit

- Tác dụng với nước

- Tác dụng với dung dịch muối

4. Dãy điện hóa của kim loại

- Cặp oxi - hóa khử của kim loại

- So sánh tính chất của các cặp oxi - hóa khử

- Dãy điện hóa của kim loại

- Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại

- Pin điện hóa

5. Hợp kim

- Khái niệm

- Tính chất

- Ứng dụng

6. Sự ăn mòn kim loại

- Khái niệm

- Các dạng ăn mòn: + Ăn mòn hóa học + Ăn mòn điện hóa

- Chống ăn mòn kim loại + Phương pháp chống ăn mòn bề mặt + Phương pháp điện hóa

7. Điều chế kim loại

- Nguyên tắc điều chế kim loại

- Phương pháp điều chế kim loại + Phương pháp nhiệt luyện + Phương pháp thủy luyện + Phương pháp điện phân

Trên đây là toàn bộ lý thuyết hóa 12 mà các em học sinh cần nắm được. Hy vọng với bộ tài liệu các em hệ thống lại kiến thức một cách khoa học, ngắn gọn nhất. Để được các thầy cô ôn tập thi tốt nghiệp THPT, các em học sinh đăng ký ngay khóa học: PENC Hóa học với rất nhiều ưu đại vô cùng ưu đãi hấp dẫn từ HỌC MÃI.