Top thuốc azicine 250mg giá bao nhiêu năm 2022

Không nên nghe mách bảo dùng thuốc trị COVID-19.

Kháng sinh không có tác dụng diệt virus

Tất cả các kháng sinh như amoxicillin/acid clavulanic, azithromycin… đều không có tác dụng trên virus SARS-CoV-2. Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn chứ hoàn toàn vô tác dụng với virus. Trước đây, một số ý kiến cho rằng azithromycin có thể có lợi vì có thêm tính kháng viêm, tuy nhiên nghiên cứu RECOVERY chỉ ra thuốc này không mang lại lợi ích gì với bệnh nhân COVID-19, đặc biệt trong tình trạng nặng.

Tất cả các nghiên cứu và khuyến cáo khác đều cho biết việc dùng kháng sinh cho bệnh COVID-19 là không hợp lý, và chỉ nên dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, tức là phải có đánh giá của nhân viên y tế. Sử dụng kháng sinh không đúng, không mang lại lợi ích, mà còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ, và hơn hết khi lạm dụng, nếu sau này nhiễm trùng thì kháng sinh đó có thể mất tác dụng.

Sử dụng kháng viêm corticoid cần nhân viên y tế đánh giá và theo dõi

Cần phải hiểu là corticoid (dexamethason, methylprednisolon) có lợi khi bệnh trở nặng vì thuốc ức chế tác hại của hệ miễn dịch lên cơ thể; trong khi bệnh nhẹ trong giai đoạn sớm là thời điểm virus sinh sôi, ức chế miễn dịch lúc này lại khiến quá trình sinh sôi mạnh hơn, khiến bệnh nhân lâu khỏi bệnh, đồng thời có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch có hại mạnh hơn. 

Đó là chưa kể những tác dụng phụ rất nhiều của các thuốc này như tăng đường huyết, giữ muối nước, tăng huyết áp… và có thể gây hại trên nhóm bệnh nhân có bệnh nền nếu không sử dụng đúng cách. Vì vậy, việc quyết định khi nào và có nên sử dụng corticoid rất cần nhân viên y tế đánh giá và theo dõi.

Cẩn trọng khi uống thuốc chống đông đường uống 

Nhìn chung, các thuốc này chống đông đường uống (rivaroxaban, apixaban...) có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nặng nhưng bằng chứng không rõ ràng. Dĩ nhiên với trường hợp nhẹ thì không nên dùng vì nguy cơ gây chảy máu, đặc biệt trên những bệnh nhân có đang dùng thuốc kháng đông (loãng máu) khác. 

Liều trong toa thuốc trên các trang mạng "kê" cao hơn liều khuyến cáo trong hướng dẫn, vậy nguy cơ chảy máu cũng tăng theo. Cần tham khảo nhân viên y tế hoặc nếu không thể thì theo hướng dẫn của Sở Y tế về việc sử dụng thuốc này nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng.

Thuốc trị ho, tiêu đờm dùng quá liều có thể gây ức chế hô hấp

Hai thuốc terpin-codein, bromhexin… chỉ có tác dụng trị triệu chứng ho mà thôi. Không phải bệnh nhân bị COVID-19 nào cũng ho, và không phải mức độ ho nào cũng đều dùng thuốc. Ngoài ra, còn có những biện pháp khác giảm ho lành tính và hiệu quả khác như bổ sung nhiều nước (làm loãng đờm), dùng một số thực phẩm, dược liệu như gừng, húng chanh…

Các thuốc trị ho, đặc biệt thuốc codein, cũng gây tác dụng phụ như buồn ngủ, táo bón. Và codein nếu dùng quá liều cũng dẫn đến ức chế hô hấp (bệnh nhân sẽ không thở được). Vì vậy, không phải ai cũng dùng các thuốc này.

Nếu không sốt, không đau nhức cơ không nhất thiết dùng thuốc hạ sốt 

Tương tự thuốc trị ho, thuốc paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc điều trị triệu chứng sốt, đau nhức cơ trong COVID-19. Nếu không có sốt hay đau nhức cơ thì không nhất thiết sử dụng. Lưu ý liều không nên quá 3g/ngày và khoảng cách giữa mỗi lần uống tối thiểu 4 tiếng. Đã có trường hợp ngộ độc thuốc này vì tự ý dùng trị COVID theo hướng dẫn trên mạng xã hội.

Chưa có bằng chứng nào về hiệu quả của vitamin C trong điều trị COVID-19

Việc dùng vitamin C chủ yếu để bồi bổ cơ thể và phục hồi thể trạng. Vitamin C thường được nghĩ hữu ích vì giúp tăng cường miễn dịch, nhưng đừng quên còn nhiều chất khác cũng rất cần cho miễn dịch như vitamin D, vitamin A… và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen… 

Liều vitamin C bình thường mỗi người tầm 70-100mg/ngày nên dùng nhiều hơn lượng này khi cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể cũng không hấp thu gì thêm. Dùng quá nhiều vitamin C (> 1000mg/ngày) và kéo dài có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận… Vì vậy, chỉ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc nếu không thể thì bổ sung multivitamin sẽ phù hợp hơn là chỉ dùng mỗi vitamin C.

DS.Nguyễn Quốc Hoà (Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.HCM)

//suckhoedoisong.vn/ap-dung-cac-toa-thuoc-tri-covid-19-tren-mang-loi-bat-cap-hai-169210815180726458.htm

Thuốc Azicine là thuốc ETC dùng trong điều trị các nhiễm trùng liên quan đến hô hấp, ngoài da, sinh dục,…

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Azicine.

Dạng trình bày

Thuốc Azicine được bào chế thành dạng viên nang cứng.

Quy cách đóng gói

Thuốc có 3 dạng đóng gói khác nhau:

  • Hộp 1 vỉ x 6 viên
  • Hộp 10 vỉ x 6 viên
  • Hộp 1 chai 100 viên

Phân loại

Azicine thuộc nhóm thuốc ETC – Thuốc kê đơn.

Số đăng ký

VD-20541-14

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH LD Stada – Việt Nam

Địa chỉ: Số 40 Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam – Singapore, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Azicine

– Thuốc có thành phần chính là Azithromycin (dưới dạng Azithromycin Dihydrat) – 250 mg

– Cùng một số tá dược như Lactose Monohydrat, Tinh bột tiền Gelatin hóa, Natri Lauryl Sulfat, Povidon K30,
Croscarmellose Natri, Magnesi Stearat vừa đủ.

Công dụng của Azicine trong việc điều trị bệnh

– Azicine được chỉ định trong điều trị:

  • Viêm họng và viêm Amidan do Streptococcus Pyogens.
  • Viêm xoang do nhiễm khuẩn cấp gây bởi H.Infiuenzae, M.Cafarrhalis hoặc S.Pneumoniae.
  • Bội nhiễm cấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do H.Influenzae, M.Catarrhalis hoặc S.Pneumoniae.
  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng từ nhẹ đến vừa gây bởi các chủng nhạy cảm S.Pneumoniae, H.Influenzae, Mycoplasma Pneumoniae hoặc Chlamydophila Pneumoniae.
  • Các nhiễm trùng da và nhiễm trùng cấu trúc da không biến chứng gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm Staphylococcus Aureus, S.Pyrogens hoặc S.Agalactiae.
  • Hạ cam (loét sinh dục gây bởi Haemophilus Ducreyi)
  • Viêm đường tiểu và viêm cổ tử cung gây bởi Nesseria Gonorrhoeae hoặc Chlamydia Trachomatis.
  • Nhiễm trùng lan tỏa gây bởi phức hợp Mycobacterium Avium (MAC) ở bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Phòng ngừa nhiễm MAC lan tỏa ở bệnh nhân nhiễm HIV (cả phòng ngừa tiên phát và thứ phát) ở bệnh nhân nhiễm HIV.

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Cách sử dụng

Azicine dùng đường uống. Nên uống ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Đối tượng sử dụng

Thông tin về đối tượng sử dụng thuốc hiện đang được cập nhật.

Liều dùng

Azicine có liều đề nghị như sau:

Người lớn:

– Điều trị ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên trong các trường hợp bội nhiễm cấp từ nhẹ đến vừa trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm họng/viêm Amidan, nhiễm trùng da và cấu trúc da không biến chứng do những vi khuẩn xác định: Liều đơn 500 mg được uống vào ngày đầu tiên, sau đó 250 mg mỗi ngày 1 lần vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, liều tổng cộng là 1,5 g Azithromycin.

– Điều trị viêm xoang cấp: 500 mg x 1 lần/ngày trong 3 ngày.

– Điều trị bệnh hạ cam: Liều duy nhất 1 g.

– Điều trị viêm đường tiểu không do lậu cầu và viêm cổ tử cung gây bởi C. Trachomalis: Liều duy nhất 1 g.

– Điều trị viêm đường tiểu không do lậu cầu và viêm cổ tử cung gây bởi N. Gonorhoeae: Liều duy nhất 2 g. 

– Nhiễm trùng phức hợp Mycobacterium Avium (MAC) ở bệnh nhân nhiễm HIV:

  • Phòng ngừa tiên phát: 1,2 g x 1 lần/tuần. Azithromycin có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp với Rifabutin (300 mg x 1 lần/ngày).
  • Điều trị nhiễm trùng MAC lan tỏa: 600 mg x 1 lần/ngày kết hợp với Ethambutol (15 mg/kg/ngày).
  • Phòng ngừa tái phát nhiễm trùng MAC lan tỏa (phòng ngừa thứ phát hoặc liệu pháp duy trì lâu dài): 500 mg x 1 lần/ngày kết hợp với Ethambutol (15 mg/kg x 1 lần/ngày) kèm hoặc không kèm Rifabutin (300 mg x 1 lần/ngày).

– Nhiễm trùng phức hợp Mycobacterium Avium (MAC) ở bệnh nhân âm tính với HIV (điều trị nhiễm trùng phổi): 250 mg/ngày hoặc 500 mg x 3 lần/tuần kết hợp với Rifabutin (300 mg/ ngày) hay Rifampin (600 mg/ngày) và Ethambutol (25 mg/kg/ngày trong 2 tháng, sau đó 15 mg/kg/ngày).

Trẻ em:

Liều gợi ý cho trẻ em ngày đầu tiên là 10 mg/kg thể trọng, tiếp theo là 5 mg/kg mỗi ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, uống một lần mỗi ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Azicine

Chống chỉ định

Azicine chống chỉ định cho:

  • Người bệnh quá mẫn với Azithromycin, Erythromycin hoặc bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm Macrolid.

Tác dụng phụ

– Thành phần Azithromycin được dung nạp tốt, và tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp (khoảng 13% số người bệnh). Vậy nên Azicine chỉ gây ra một số ít tác dụng không mong muốn với tần suất khác nhau, cụ thể là:

Thường gặp

  • Nôn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.

Ít gặp

  • Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà.
  • Tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu, không ngon miệng.
  • Da: Phát ban, ngứa.
  • Tác dụng khác: Viêm âm đạo, cổ tử cung…

Hiếm gặp

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ.
  • Da: Phù mạch.
  • Gan: Men Transaminase tăng cao.
  • Máu: Giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời.

– Thông báo cho bác sĩ và ngưng dùng thuốc khi có bất kỳ một phản ứng dị ứng nào xảy ra.

Thận trọng khi dùng thuốc

Thận trọng chung

– Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng bao gồm: phù mạch, phản vệ, phản ứng da hiếm xảy ra trên bệnh nhân dùng Azithromycin.

– Vì Azithromycin được đào thải chủ yếu qua gan, nên dùng thận trọng cho những bệnh nhân suy chức năng gan.

– Do ít dữ liệu về việc sử dụng Azithromycin cho những bệnh nhân suy thận, nên dùng thuốc cẩn thận cho những bệnh nhân có độ lọc cầu thận dưới 10 ml/phút.

– Kéo dài thời gian tái khử cực tim và khoảng QT với nguy cơ loạn nhịp tim và xoắn đỉnh đã được báo cáo hiếm gặp đối với Macrolid. Khả năng xảy ra các tác dụng trên của Azithromycin không thể được loại trừ hoàn toàn đối với những bệnh nhân có nguy cơ bị tái khử cực tim kéo dài.

– Để hạn chế sự phát triển các vi khuẩn đề kháng thuốc và duy trì hiệu quả của Azithromycin và những thuốc kháng khuẩn khác, chỉ nên sử dung thuốc để điều trị và phòng ngừa sự nhiễm trùng rõ rệt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng bởi các vi khuẩn nhạy cảm.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Thời kỳ mang thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát được về sử dụng Azicine cho phụ nữ có thai, chỉ dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

– Thời kỳ cho con bú: Azithromycin trong Azicine được tìm thấy trong sữa mẹ, cần sử dụng thuốc thận trọng cho phụ nữ đang cho con bú.

Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

Azicine chưa có bằng chứng ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Xử lý quá liều

– Triệu chứng: Giảm thính giác, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

– Cách xử lý: Sử dụng than hoạt tính cùng với điều trị triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ có thể được chỉ định khi cần thiết.

Cách xử lý quên liều

Bạn nên dùng liều bị quên ngay lúc nhớ ra. Nếu liều đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều bị quên và tiếp tục dùng thuốc theo đúng thời gian quy định. Không dùng 2 liều cùng lúc.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Azicine nên được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng và nhiệt độ không quá 30°C.

Thời gian bảo quản

Thuốc có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Azicine vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Thông tin tham khảo thêm

– Thành phần chính của Azicine – Azithromycin là một kháng sinh mới có hoạt phổ rộng thuộc nhóm Macrolid.

Tương tác thuốc

– Các thuốc kháng acid nhôm/Magnesi Hydroxyd: có thể làm giảm nồng độ đỉnh của Azithromycin nên cần được dùng riêng rẽ.

– Thuốc chống đông: sự gia tăng đáng kể tác dụng của Warfarin và gây chảy máu đã xảy ra ở một số ít bệnh nhân dùng Azithromycin, nhưng hầu hết bệnh nhân chưa thấy có tiến triển tương tác quan trọng về mặt lâm sàng.

– Các Glycosid Digitalis: ở một số bệnh nhân có biểu hiện gia tăng không thể dự đoán nồng độ Digoxin trong huyết thanh từ 2 đến 4 lần khi dùng Azithromycin.

– Sự tương tác tương tự có thể gặp với Digitoxin và Azithromycin. Ngộ độc Digitalis có thể xảy ra.

– Ergotamin và Dihydroergotamin: độc tính cấp tiêu biểu của của lúa mạch là co thắt mạch ngoại biên trầm trọng và mất cảm giác.

– Triazolam: thuốc làm giảm độ thanh thải của Triazolam và do đó làm tăng tác dụng dược lý của Triazolam.

– Các thuốc được chuyển hóa qua hệ thống Cytochrom P450: thuốc làm tăng nồng độ trong huyết thanh của Carbamazepin, Cyclosporin, Hexobarbital và Phenytoin.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Azicine

Nguồn tham khảo

Drugbank

Video liên quan

Chủ đề