Trẻ em như búp trên cành/biết ăn biết ngủ, biết học hành la ngoan

"trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan" - một câu nói của Bác Hồ viết riêng cho những trẻ em - như một lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhành dành cho thiếu nhi. Trẻ em như búp trên cành: búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em được ví như mầm non ấy, như là tương lai của đất nước.

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan: trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần đc chăm sóc, cần được học tập. Và khi mỗi trẻ em biết ăn, biết ngủ, học hành tốt chính là một trẻ em ngoan ngoãn, vừa lòng cha mẹ. Làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình.

Trẻ em như búp trên cành/biết ăn biết ngủ, biết học hành la ngoan

Trẻ em như búp trên cành,Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,Chẳng may vận nước gian nan,Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.Học hành, giáo dục đã không,Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa.Sức còn yếu, tuổi còn thơ,Mà đã khó nhọc cũng như người già!Có khi lìa mẹ, lìa cha,Đi ăn ở với người ta bên ngoài.Vì ai mà đến thế này?Vì giặc Nhật với giặc Tây bạo tàn!Khiến ta nước mất, nhà tan,Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa.Vậy nên con trẻ nước taPhải đoàn kết lại để mà đấu tranh!Kẻ lớn cứu quốc đã đành,Trẻ em cũng phải ra dành một vai.Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây,

Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.


Đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 106, ngày 21-9-1941.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

       "Trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan" đây là câu nói của Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng trẻ em hôm nay là tương lai của cả đất nước. Câu nói của Bác mang đầy những ý nghĩa to lớn đối với các em thiếu nhi và cả những người lớn nữa. Hình ảnh "trẻ em" được Bác so sánh với "búp trên cành" để nhấn mạnh rằng trẻ em là một thế hệ nhỏ của đất nước cần được nâng niu chăm sóc và cần phải học tập. Trẻ em mà biết ăn, biết ngủ và biết cả học hành là một đứa con ngoan trò giỏi. Vì thế trẻ em cần phải thực hiện tốt những trách nhiệm của bản thân mình. Vậy tại sao Bác lại nghĩ trẻ em là tương lai của đất nước? Và vai trò của trẻ em lại to lớn như vậy? Như chúng ta đã biết trong suốt thời kì cách mạng ta không khó có thể thấy những tấm gương tiêu biểu đã hi sinh anh dững để bảo vệ tổ quốc như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Kim Đồng,....toàn là những gương mặt nhỏ tuổi mà đã mang trong mình một dòng máu yêu nước. Họ vẫn luôn một lòng một dạ trung thành với đất nước của mình. Từ đó cho ta thấy được vai trò lớn lao của tuổi trẻ. Việc học của trẻ em hôm nay ảnh hướng lớn đến cược sống và tương lai của đất nước sau này được thể hiện rõ qua. Thế hệ học sinh hôm nay là thế hệ tiếp tục để bảo vệ đất nước của mình. Học để có tri thức, hiểu biết để từ đó phát triển kinh tế, vốn tri thực được học và đaọ đức của nhà trường là rất quan trọng. Để khi thưởng thành có thể áp dụng. Mọi thế hệ giỏi dạng có đạo đức tốt hôm nay chứa đựng một lớp công dân tốt trong tương lai. Từ thế cho ta thấy việc học hôm nay là rất quan trọng và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ thế trẻ em chúng ta cần phải rèn luyện làm rạng danh đất nước, đẩy mạnh cuộc sống tốt hơn.

(HNM) - “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.
Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được bảo đảm; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, ở đâu đó, tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em, không tạo điều kiện cho trẻ được hưởng các quyền lẽ ra các em được hưởng; đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em… vẫn có diễn biến phức tạp. Nhưng dễ thấy nhất là sự thiếu chỗ học, chỗ chơi cho trẻ. Không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở vùng nông thôn, miền núi cũng thiếu các trường lớp đạt chuẩn. Ở đô thị, nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em ngày càng cao nhưng nhà máy, xí nghiệp dời đi thì khu đô thị, nhà ở, khách sạn lại mọc lên, hiếm nơi cho trường học, công viên thế chỗ… Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ một môi trường sinh sống, học tập, vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh. Ngoài việc bảo đảm cho các em được ăn, học đầy đủ, cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ; cần phải quan tâm phát triển các mô hình điểm tư vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, đăng ký hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, ưu tiên phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em… Những vấn đề này cần phải được cụ thể hóa thành mục tiêu, đề án cụ thể hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, không ai bảo vệ các em tốt hơn là chính gia đình. Vì vậy, để các em có một cuộc sống an bình, trước hết các bậc phụ huynh phải là những người am hiểu pháp luật, đặc biệt là Luật Trẻ em; phải tự trang bị cho mình những kỹ năng về chăm sóc và bảo vệ con cái.

STO - Cứ gần đến Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hàng năm, trong mỗi chúng ta lại bồi hồi, xúc động nhớ lời thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Hai câu này ở trong bài thơ có tựa là “Trẻ con” của Bác Hồ đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 106, ngày 21-9-1941, cách đây vừa tròn 80 năm.

Lời thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ và mãi cứ lay động cõi lòng của mỗi người Việt Nam. Theo dòng lịch sử, ở nước ta ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1-6 và Tết Trung thu (15-8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1-6-1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go, ác liệt nhất nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất, nhà tan, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người, Bác đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước.

Trẻ em như búp trên cành/biết ăn biết ngủ, biết học hành la ngoan

Làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các trẻ em. Ảnh: KGT

Và Bác đã làm một tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp "mầm non" của Tổ quốc. Bác nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”; “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”.

Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành sum suê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Bác chỉ rõ “mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành “những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”, “những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện “không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng”. Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học “phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn”. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…

Cho đến ngày sắp đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người vẫn hai lần nhắc đến thế hệ “Mầm non” - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác muốn để lại “muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và Bác gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.

Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch về trẻ em đến nay tiếp tục được phát huy “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Và 80 năm qua, lời thơ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng, thực hiện tâm niệm của Người là làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp các cháu học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách con người mới. Vì đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng vừa chuyên” trong hiện tại và cả tương lai thế hệ trẻ sẽ đáp ứng nguồn nhân lực phát triển đất nước trong thời đại mới, góp phần công sức, trí tuệ và bản lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng non sông, Tổ quốc Việt Nam, để đất nước ngày càng “Đàng hoàng, to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu hằng mong đợi.

H.P