Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu

Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu
Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không? Tại sao trẻ con ngủ hay nằm sấp? Nằm sấp khi ngủ là thói quen thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng, tư thế ngủ này chỉ tốt khi bé thức còn khi bé ngủ lại tồn tại nhiều rủi ro mà ba mẹ cần lưu ý.

12 tháng đầu đời được coi là giai đoạn mong manh nhất trong cuộc đời con người. Ngoài những mối đe dọa đến từ bệnh nhiễm trùng, dị ứng thì trẻ còn có nguy cơ cao đối mặt với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Và nằm sấp khi ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ…

Bạn hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho các băn khoăn như có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp, trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không, cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi nào…

Tại sao trẻ con ngủ hay nằm sấp?

Trẻ con ngủ hay nằm sấp là điều rất thường thấy. Nguyên nhân khiến bé ngủ nằm sấp được giải thích là do khi còn nằm trong bụng, thai nhi sẽ tự cuộn người lại để tự bảo vệ và tạo cảm giác an toàn.

Sau khi chào đời, bé vẫn giữ thói quen này, thích cuộn tròn hoặc nằm sấp để ngực và bụng được úp xuống phía dưới giống như tư thế khi còn trong bụng mẹ. Điều này mang đến cho bé cảm giác được bảo vệ và an tâm giống như khi còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, sau sinh, nếu bạn thường xuyên “huấn luyện” cho bé nằm ngửa khi ngủ thì bé sẽ cũng sẽ dần quen với việc này.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ?

Trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp là điều không được khuyến khích bởi nằm sấp là nguyên nhân phân phổ biến nhất gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ ở giai đoạn từ 1 đến 12 tháng tuổi, trong đó những trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao nhất. Do đó, trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ là điều không được khuyến khích và ba mẹ nên tránh đặt bé ngủ ở tư thế này.

Khi bé ngủ lâu, mẹ nên để bé nằm ngửa. Dù mẹ thường xuyên quan sát nhưng tình trạng tử vong khi nằm sấp vẫn có thể xảy ra. Do đó, đối với tư thế nằm ngủ của bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tư thế ngủ an toàn nhất cho bé là nằm ngửa. Đặt bé nằm sấp khi ngủ thường làm tăng nguy cơ tử vong vì SIDS, trong khi nằm ngửa sẽ làm giảm được điều này.
  • Nếu bạn đặt bé nằm ngửa, sau đó lại đặt bé nằm sấp thì nguy cơ đột tử sẽ tăng lên rất nhiều.
  • Ngay cả những giấc ngủ ngắn, mẹ cũng nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ chứ không nên nằm sấp.

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không?

Bé nằm sấp ngủ tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ có nguy cơ cao bị ngạt, nhất là khi bạn cho bé nằm gối, đệm mềm hoặc trên giường có các vật như gấu nhồi bông, chăn thừa…

Ngoài ra, trẻ sơ sinh nằm sấp có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp trên do trẻ áp sát mặt vào ga gối khiến luồng không khí lưu thông kém đi, chu kỳ hít vào và thở ra cũng không đều.
  • Bé có thể hít lại không khí mà mình đã thở ra, điều này có thể khiến trẻ nhận được ít oxy và cơ thể bị tích tụ CO2
  • Thân nhiệt tăng cao, bé đổ mồ hôi nhiều và dễ bị viêm da do bé ngủ nằm sấp có thể khiến phần bụng tiếp xúc nhiều với đệm giường
  • Huyết áp và nhịp tim có thể cao bất thường khi trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ.

Khi nào bé có thể ngủ nằm sấp?

Nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh sẽ giảm bớt khi bé tròn một tuổi. Nguy cơ này đạt cao điểm ở khoảng thời gian bé được 1 tháng đến 4 tháng tuổi.

Khi bé đủ lớn, bé sẽ có thể lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp. Ở giai đoạn này, mẹ không cần quá lo lắng việc bé nằm sấp khi ngủ. Mẹ có thể đặt bé trở lại tư thế nằm ngửa hoặc để bé nằm theo ý bé thích đều được.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi ngủ cho bé và giảm thiểu tối đa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, mẹ sẽ cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Sử dụng đệm cứng thay vì đệm mềm, dễ lún. Không để các vật dụng như gối, chăn dư thừa, thú nhồi bông ở giường hoặc cũi của bé
  • Chỉ nên đắp 1 tấm chăn mỏng ngang ngực cho bé khi ngủ và để 2 tay của bé ra ngoài
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ khi ngủ. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến nhiệt độ phòng của để tránh bé thấy quá nóng. Nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh nên từ 20 đến 25 độ C.

Nếu trẻ có thói quen nằm sấp trước 1 tuổi, bạn có thể huấn luyện cho bé nằm ngửa bằng cách quấn khăn cho bé khi ngủ hoặc đặt bé nằm ngửa ngay khi bắt đầu giấc ngủ, không đặt bé nằm nghiêng vì bé có thể lật úp bụng xuống và quay về tư thế nằm sấp.

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ không được khuyến khích nhưng khi bé thức, nằm sấp có thể mang đến nhiều lợi ích trong việc tăng khả năng vận động và phát triển trí não. Trẻ sơ sinh nằm sấp khi thức theo phản xạ có thể ngẩng đầu lên, xoay ngang, xoay dọc.

Điều này có thể giúp cổ, vai, lưng và tứ chi của bé trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp tầm quan sát của bé rộng hơn, bé có cơ hội nhìn xung quanh nên có thể kích thích thị giác và não bộ phát triển.

Tuy nhiên, khi đặt bé nằm sấp, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Đặt bé nằm sấp khi bé thức và phải luôn có người chú ý quan sát bé.
  • Bạn nên làm sạch giường ngủ của bé trước khi đặt bé nằm sấp.
  • Đừng ép buộc nếu bé không quen. Ban đầu, hãy đặt bé nằm sấp từ 3–5 phút mỗi lần rồi tăng từ từ lên.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời. Do đó, các mẹ cần phải lưu ý cẩn thận khi bé ngủ để đảm bảo sự an toàn cho bé nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp hay không? Tư thế này ảnh hưởng như thế nào đến tính mạng, sức khỏe và sự phát triển của trẻ? Có phải đa phần trẻ đều đột tử do nằm sấp? Mẹ có đang hiểu đúng và đủ về việc cho con nằm sấp trong những năm tháng đầu đời?

Trẻ sơ sinh với mọi cơ quan còn non yếu cần có sự bảo vệ và chăm sóc cẩn thận từ phía gia đình. Giai đoạn này, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, tư thế nằm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như ngoại hình của trẻ sau này.

Chúng ta vẫn thường tự khuyến cáo với nhau rằng không được cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì có thể khiến trẻ khó thở và tử vong, nhưng sự thật có phải như vậy không?

Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu
Trẻ sơ sinh nằm sấp có thật sự nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh nằm sấp và những lợi ích mẹ chưa biết

– Giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn: Nếu để ý một chút, mẹ sẽ thấy khi mới sinh ra, nếu đặt trẻ nằm ngửa, trẻ sẽ không ngừng co chân lên hoặc dùng tay túm các ngón chân rồi cho vào miệng. Đặc biệt, em bé của chúng ta rất thích nằm sấp, bởi vì tư thế này tương tự như cách mà trẻ nằm trong bụng mẹ.

Có thể mẹ không tin, nhưng nằm sấp là tư thế bản năng khiến trẻ sơ sinh cảm thấy quen thuộc, ấm áp, an toàn và dễ chịu nhất.

Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu
Tư thế của bào thai trong bụng mẹ

– Giúp trẻ dễ dàng phát triển khả năng vận động: Khi nằm sấp, toàn bộ các cơ cổ, lưng của trẻ đều được kéo giãn, giúp trẻ phòng ngừa các biến dạng đầu cổ và dễ dàng phát triển các kỹ năng vận động sau này. Trẻ được nằm sấp sớm cũng dễ biết lẫy và biết bò hơn khi cơ thể đã bắt đầu cứng cáp.

– Hạn chế tình trạng nôn trớ: Do khi nằm sấp, dịch hòa tan của dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non chứ không ở thực quản, vì thế trẻ sơ sinh không bị nôn trớ nhiều như khi nằm ngửa.

Nguy cơ tử vong khi cho trẻ nằm sấp sai cách

Năm 1992, cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có 1,2 trẻ tử vong đột ngột khi ngủ. Năm 2003, con số này giảm xuống còn 0,49 trường hợp trên 1000 trẻ. Mặc dù xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tư thế nằm sấp được cho là nguyên nhân chính.

Sau khi chiến dịch cho trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ được thực hiện, tỉ lệ tử vong đã giảm xuống hơn một nửa. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ nằm ngửa quá nhiều có thể gây ra hội chứng đầu phẳng (là hiện tượng đầu trẻ bị dẹt do duy trì một tư thế trong thời gian dài. Nó chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà không gây ra các vấn đề về não bộ).

Và sự thật là việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp chỉ nguy hiểm khi chúng ta làm sai cách. Chẳng hạn nếu để trẻ nằm sấp quá lâu, phổi bị chèn ép khiến trẻ khó thở, trong khi đó đầu và cổ quá mỏi khiến trẻ không thể tự mình thay đổi sang tư thế khác, nên đa phần trẻ tử vong do không thở được.

Tư thế co người nằm sấp cũng làm trẻ tăng thân nhiệt, toát mồ hôi nhiều. Nếu không lau người và thay quần áo cho trẻ, mồ hôi có thể ngấm ngược vào cơ thể gây ra cảm lạnh.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp? Kỹ thuật cho trẻ nằm sấp an toàn

Như chúng ta đã nói, nằm sấp mang lại nhiều lợi ích, vì thế nên khuyến khích trẻ sơ sinh nằm sấp ngay từ khi sinh ra.

Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi thực sự kiểm soát được trẻ. Trong 2 tháng đầu, nên để trẻ nằm sấp khoảng 20 phút mỗi ngày, chia thành nhiều lần, mỗi lần vài phút. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, có thể để trẻ nằm sấp 1 giờ mỗi ngày và chia làm nhiều lần. Không được để trẻ sơ sinh nằm sấp quá lâu.

Các tư thế nằm sấp an toàn cho trẻ sơ sinh bao gồm:

– Đặt trẻ nằm sấp trên bụng mẹ: Chỉ cần mẹ nằm ngửa và đặt con lên bụng, trẻ sẽ cảm thấy rất thích thú, đồng thời làm khăng khít hơn tình cảm mẹ con. Đó là lý do trong phương pháp da kề da ngay sau sinh, bác sĩ lúc nào cũng để trẻ nằm sấp áp vào ngực và bụng mẹ chứ không phải nằm ngửa.

Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu
Da kề da bằng cách cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên ngực mẹ

– Bế trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi sau khi thay tã giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Bế trẻ nằm sấp trên vai rồi vỗ trẻ ợ hơi làm giảm nôn trớ sau khi trẻ bú mẹ.

– Đặt trẻ nằm sấp dưới giường: Cho trẻ nằm trên khăn bông mềm, bàn tay ôm tự nhiên vào khăn, chân và đùi gấp theo tư thế thoải mái, quá 90 độ.

Trẻ sơ sinh nên nằm sấp bao lâu
Tư thế đặt trẻ nằm sấp trên giường

Ngoài tư thế nằm sấp, nên cho trẻ xen kẽ thêm nhiều tư thế khác như nằm nghiêng, nằm ngửa để tránh bị méo đầu và hỗ trợ phát triển khả năng vận động. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

MẸ LƯU Ý:

Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm sấp của trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần phải nhớ rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để giúp con phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng chống lại các bệnh tật, hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến khi con tròn 6 tháng và tiếp tục bú mẹ xen kẽ đến khi bé được 24 tháng tuổi. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo mà không gì có thể thay thế được.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn