Trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhà của nhân vật tôi có khu vườn như thế nào

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Vừa ngắm mắt vừa mở cửa sổ Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Vừa ngắm mắt vừa mở cửa sổ.

Trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhà của nhân vật tôi có khu vườn như thế nào

I. Tác giả

- Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện – Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

- Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa anh họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ.

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm nào của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, dù là anh có từng nói, viết về một nơi chốn cụ thể trong không gian cụ thể, một nhân vật nào đó tưởng như cụ thể… nhưng bao giờ cũng thế, chúng đều trở nên mơ hồ không thể nắm bắt khi đi qua thế giới tư tưởng của anh. Đọc văn Nguyễn Ngọc Thuần là sự tương tác cảm xúc trực tiếp, gợi nên bao ý tưởng “huyền hoặc và hài hước điên khùng sâu lắng”

- Một số tác phẩm được nhận giải thưởng như: Giăng giăng tơ nhện (giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất; Một thiên nằm mộng – giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng 2001-2002; Nhện ảo – giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2003, giải B (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ chức cho tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ… 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện dài là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện và nhân vật trong một phạm vi không gian và thời gian tương đối rộng lớn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ xuất bản năm 2004.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất.

5. Tóm tắt: Nhà của nhân vật tôi có một khu vườn rộng. Bố cậu bé đã giúp cậu nhận biết các loài hoa bằng cách sờ và tập đoán. Nhân vật tôi đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem biếu bố những trái ổi to mềm, cắn rất đã, người bố rất quý trọng chúng gì bố ít khi ăn ổi. Nhân vật tôi nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Cậu cũng nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

6. Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cháu có con mắt thân): Đôi mắt thần của nhân vật tôi.

- Phần 2 (Còn lại): Quà tặng lớn lao, quý giá. 

7. Giá trị nội dung: Qua cách cảm nhận tuyệt vời của nhân vật tôi qua xúc giác, qua mùi hương của các loài hoa, ta thấy được sự trân trọng, yêu quý dành cho thiên nhiên, cuộc sống. Hơn nữa, từ tình cảm bố con thắm thiết đã nuôi dương tâm hồn đứa trẻ trong cách cảm nhận, giúp đứa trẻ nhận ra thiên nhiên là món quà quý giá to lớn mà cuộc sống ban tặng.

8. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, đưa người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện.

- Ngôn ngũ đối thoại sinh động, lôi cuốn người nghe.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Nhân vật người bố

- Tìm mọi cách khiến đứa con của mình thân thuộc với khu vườn: 

+ Bảo con nhắm mắt, dẫn đi chạm từng bông hoa một.

+ Chỉ cho con ngửi rồi gọi tên bông hoa.

→ Gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình.

- Dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó. → Thiên nhiên là quà tặng của cuộc sống.

→ Bố là người yêu thương con, dạy dỗ cho con nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

2. Nhân vật tôi

- Một người yêu thiên nhiên:

+ Đoán hết vườn hoa bằng cách chạm tay sờ bông hoa. → Sở hữu đôi mắt thần.

+ Nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa. → Thấu hiểu được khu vườn đang nói gì.

→ Tình yêu tha thiết, gắn bó với khu vườn của bố. Cảm nhận được những biến chuyển nhỏ nhất của thiên nhiên.

- Một đứa con hiếu thảo: Nhận ra bố là món quà to lớn nhất của đời mình. → Là người dạy dỗ, giúp mình nhận ra những bài học trong cuộc sống.

- Một người trân trọng thiên nhiên:

+ Nhận ra mỗi bông hoa là một món quà, khu vườn là món quà lớn.

+ Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, ta vẫn nhìn thấy nó.

+ Không bao giờ lạc trong vườn vì những bông hoa là người dẫn lối.

→ Bời thiên nhiên là món quà quý giá, ta cần nhận ra giá trị và trân trọng chúng.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật “tôi” trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”

Bài làm

         Trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý giá thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái”. Đúng như vậy, với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày.

 Loigiaihay.com

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Điều thú vị đầu tiên cậu bé đã chỉ cho tôi – “một đứa trẻ ra đời là một sự may mắn, ngày tôi ra đời là ngày tôi may mắn có thêm bạn mới..Chẳng hạn, tôi làm sao có thể quen thằng Tí và chọn nó làm bạn thân nếu tôi không ra đời?”. Cả cái việc được bà mụ vỗ vỗ vào mông để phát ra tiếng khóc đầu tiên cũng là một điều thú vị. “Nhưng tôi muốn nói với bạn một điều, chúng ta phải bí mật. Chuyện đó phải riêng tư. Khi bạn giữ bí mật về mình hay ai đó, bạn sẽ không bao giờ quên. Những chuyện nói ra rồi bạn sẽ quên mất. Tôi dám chắc như vậy. Và còn một điều nữa, bạn phải tăng số lần bà mụ đánh lên, bởi vì như bố tôi nói, chúng ta không có bao giờ có cơ hội được bà mụ đánh lần thứ hai. Chúng ta chỉ được khóc một lần khi chào đời, một cái khóc dễ thương nhất.” Cũng như cái tên bố mẹ đặt cho, “cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời đứa trẻ”. Đó là một bí mật mà bố mẹ dành riêng cho mình với tất cả tình cảm ưu ái.

Trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhà của nhân vật tôi có khu vườn như thế nào

Cứ như thế từ đầu đến cuối truyện, cậu bé sẽ chỉ cho chúng ta nhiều điều bí mật thú vị, từ những bài học và những suy nghĩ “ông cụ non” trong cái đầu mười tuổi của cậu. Cái nôi nuôi dưỡng cậu bé là làng quê bình dị, là bố mẹ giàu lòng nhân ái, tinh tế trong cảm nhận và sẻ chia, là những người láng giềng nồng hậu, nghĩa khí . Cậu cũng có rất nhiều bạn. Hơn hết, cậu có cả khu vườn nhà rất rộng, nơi mà bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”, cũng nhờ “con mắt thần” này mà cậu đã cứu được bạn Tí khỏi chết đuối. Và Tí đã thành bạn thân nhất của cậu. “Con mắt thần” đã thành điều bí mật của hai bố con. Còn khu vườn trở thành điều bí mật của cậu. “Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là một món quà lớn, tôi nhắm mắt chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên: “A! Món quà của tui đây rồi. Ôi! Cái món quà này bự quá!”. Bố lại nghĩ ra trò chơi khác, bày cho cậu đoán hoa bằng cảm nhận từ mũi, cho đến khi cậu nhận diện được tất cả mùi hương của các loại hoa trong vườn, lần này “con mắt thần” nằm ngay mũi cậu. Cứ thế, từ khu vườn nhà, cậu học cách cảm nhận cuộc sống quanh mình, một khu vườn rộng lớn hơn, bí mật hơn, hương sắc cũng đa dạng hơn, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có khổ đau, có tự hào nhưng cũng có lỗi lầm và ân hận, có sinh ly tử biệt, có chia sẻ và yêu thương… Cậu cũng học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng. Còn với những khiếm khuyết của người khác, cậu lại biến nó thành sự đồng cảm. Cậu tình nguyện cho ông Tư cả bàn tay của mình sau khi nghe ông kể tại sao ông bị mất cả tay chân trong một trận pháo kích, ông Tư hỏi nhưng “làm sao ông lấy được”, cậu hồn nhiên nói “Dễ lắm. Thỉnh thoảng con chạy sang đây. Ông chỉ việc kêu lên: bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh. Thế là bàn tay sẽ chạy lấy cho ông ngay”. Ông cười khà khà: “Ôi hay quá! Thật là hấp dẫn, vậy mà ông không nghĩ ra được. Để ông làm thử nhé! Ông hắng giọng rồi sôi nổi nói- Bàn tay ơi!” “Ơi! Có tui đây!- Tôi nói to- Tui là bàn tay! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng!”. Cậu cũng biểu lộ sự cảm thông và chia sẻ khi đến ngồi bên cô Hồng và nói: “Chừng nào cô khỏi bệnh, cô đan cho con chiếc nón len nhé. Con thích chiếc nón có nhiều tua và cái mũi dài dài.” Cô gật đầu, cậu nói tiếp: “Cô có thích ăn bắp rang không?” Cô lắc đầu nhưng mỉm cười với cậu, nụ cười đầu tiên từ lúc cô đánh mất em bé. Tối đó cậu nói với mẹ: “Mẹ ơi, hồi chiều cô Hồng cười với con, cô còn hứa đan cho con một cái nón len, mẹ có tin cô Hồng sẽ hết buồn khi ngồi đan nón không?” Mẹ trả lời “Mẹ tin”, bởi mẹ biết cậu vẫn nhớ lời mẹ nói “khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác sẽ vui hơn…Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi họ có thích ăn bắp rang không…” Vẫn là trẻ con nên cậu vẫn thường háo thắng, đôi lúc lại hay ganh tị, thỉnh thoảng phạm lỗi nhưng ngại ngùng lúng túng nhận lỗi. Như khi quan tâm để ý đến hai ông cháu lão mù ăn xin lang thang trú chân ở sạp chợ, cậu muốn tặng cho bạn một con dế bắt ở vườn nhà mà không dám, khi đã tặng rồi lại nổi giận với bạn vì một lý do không đâu và xúc phạm bạn….để lúc nhận ra lỗi của mình muốn đến xin lỗi thì hai ông cháu lão ăn xin đã đi xa. Lúc đó cậu đã hiểu hơn lời của bố “Khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy “nỗi nhớ” của mình”. Cậu sẽ nhớ mãi người bạn chưa từng biết tên ấy, cùng nỗi ân hận về một lời xin lỗi chưa kịp nói. Mở đầu sách là sự sống của bản thân, kết thúc sách lại là cái chết hụt của cậu bạn rất thân, chắc hẳn tác giả đã muốn nhân vật chính của mình nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc của một cậu chàng mười tuổi rất hồn nhiên, giàu tình cảm lại hay suy tưởng và triết lý.

Với tôi, “vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” thật sự là một bức tranh đồng quê dung dị, trong trẻo, sống động, đầy chất thơ, lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã mang lại cho tuổi thơ một món quà quý báu, và cho cả những người đã bước qua tuổi thơ một khoảng vườn suy ngẫm: hãy nhắm mắt và mở lòng -mở cánh cửa của chính mình- hãy nhìn cuộc sống bằng tất cả các giác quan để cảm nhận, để thấu hiểu, để yêu thương, để quan tâm và để nhớ.