Trường phái quản trị hiện đại là gì

Kết quả

Lý thuyết quản trị hiện đại:

Trường phái quản trị hiện đại là gì

1. Trường phái tiếp cận theo hệ thống

Trường phái lý thuyết này quan niệm rằng một tổ chức được coi như một hệ thống trực tiếp thống nhất của các bộ phận quan hệ hữu cơ với nhau. Các khái niệm dưới đây sử dụng để mô tả các quan hệ của tổ chức hoạt động quản trị:

- Phân hệ trong quản trị: là những bộ phận trong tổ chức liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức thống nhất

- Cộng lực hay phát huy lợi thế của hiệp đồng tập thể: là trạng thái trong đó cái chung được coi lớn hơn cái riêng. Trong một hệ thống tổ chức, cộng lực có ý nghĩa các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động sẽ tạo ra sức mạnh chung được tăng lên gấp bội và mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trong trường hợp các bộ phận hoạt động độc lập.

2. Khảo hướng ngẫu nhiên

Theo lý luận này, cách thức để đạt được các mục tiêu của một tổ chức có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Do đó, trong từng môi trường khác nhau các phương pháp và kỹ thuật quản trị khác nhau, không thể có lý thuyết chung áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, bởi vì mỗi vấn đề nó là riêng biệt, độc đáo.

3. Khảo hướng quá trình

Trong sự biến đổi rất nhanh chóng cả về quy mô, tính chất và tốc độ của môi trường kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp, các nhà quản trị hiện nay cho rằng cần phải đổi mới tư duy trong quá trình quản trị, trong tâm trạng các quan điểm đó là hoạt động và hiệu quả trong quản trị gắn liền với mới quan hệ với con người và thời gian.

Vấn đề kết hợp năng động nhiều quan điểm và lý thuyết trong quản trị là tất yếu và cần thiết, vì yếu tố thời gian và quan hệ con người đang gây ra sức ép lớn đối với các nhà quản trị.

Trường phái quản trị hiện đại là gì

Trong quản trị cần vận dụng linh hoạt các lý thuyết vào trong từng tình huống cụ thể và quản trị luôn luôn gắn với:

- Các yếu tố môi trường kinh doanh.

- Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.

- Vấn đề toàn cầu hóa và quản trị.

- Sáng tạo trong kinh doanh.

- Sự khác biệt về văn hóa trong quản trị.

- Quản trị và trách nhiệm về đồng bộ.

Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)