Truong quoc huy là ai

Đó là mớ thông tin về những việc làm bất hảo của kẻ phản bội Tổ quốc Trương Quốc Huy. Ngày 12-8, Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã phát đi thông tin cảnh giác về đối tượng này.

Truong quoc huy là ai
Truong quoc huy là ai
Truong quoc huy là ai
Truong quoc huy là ai
Truong quoc huy là ai
Đối tượng Trương Quốc Huy. Ảnh: cand.com.vn

Vào những năm 2004, 2005, Trương Quốc Huy và Hàng Tấn Phát bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia tổ chức phản động “Hội đồng Dân quân cứu quốc” do đối tượng khủng bố Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu. Tại đây, Trương Quốc Huy đã nhận tiền từ Trương Hữu Chánh để thực hiện thu thập, phát tán trên các trang mạng nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và phát tán tờ rơi xuyên tạc chính quyền “đàn áp tôn giáo”.

Năm 2005, Trương Quốc Huy và Lisa Phạm đã bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt để điều tra làm rõ hành vi sai trái. Sau thời gian bị tạm giam, nhờ chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, hai đối tượng cũng tỏ ra ăn năn hối lỗi, viết nhiều lá đơn cam kết từ bỏ hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, Trương Quốc Huy được trả tự do, Lisa Phạm bị trục xuất về Mỹ.

Tuy nhiên, với bản chất tráo trở, ngoan cố, sau khi được trả tự do, Trương Quốc Huy vẫn tiếp tục có hoạt động vi phạm pháp luật, gia nhập các tổ chức phản động. Cụ thể Huy đã gia nhập "Khối 8406" nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, kích động đòi lập một thể chế đa nguyên chống lại nhà nước.

Năm 2006, Trương Quốc Huy và anh trai bị bắt về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh, từ 6-2004 đến 6-2005, Trương Quốc Huy và Hàng Tấn Phát được một số tổ chức ở nước ngoài lôi kéo tham gia, cung cấp tiền bạc tiêu xài. Đáp lại, Huy và Phát phải thu thập các thông tin nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kích động nhân dân lật đổ chính quyền...

Trương Quốc Huy đã tới hai tỉnh Kiên Giang và An Giang thu thập thông tin, hình ảnh về các vụ khiếu kiện đất đai, hoạt động quá khích của nhóm tôn giáo... đưa lên diễn đàn trên mạng. Trương Quốc Huy đã viết bài xuyên tạc về đường lối, chính sách của nhà nước Việt Nam, in và phát tán hàng loạt tài liệu chống phá. Với những bằng chứng phạm tội rõ ràng, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Trương Quốc Huy 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Năm 2012, sau khi mãn hạn tù, Trương Quốc Huy cùng Trương Quốc Tuấn trốn sang Thái Lan và bị bắt giữ vì hành vi nhập cảnh trái phép; sau đó đã được tỵ nạn tại Mỹ dưới sự bảo trợ, bảo lãnh của tổ chức, cá nhân phản động từng xúi giục, tiếp sức cho đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam.

Tại Mỹ, dưới sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân, Trương Quốc Huy lập kênh N10TV trên youtube, facebookđể phát tán tài liệu xuyên tạc, bịa đặt, chia rẽ đoàn kết giữa người dân Việt Nam với chính quyền, kích động bạo lực, gây bất ổn trong nước.

Thủ đoạn của Trương Quốc Huy thường là lợi dụng một số sai sót có tính cá biệt, nhất thời, vấn đề trên báo chí đã đăng, thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm định, thậm chí là “nghe đồn”… rồi xuyên tạc, thổi phồng, suy diễn, quy kết tùy tiện, vô căn cứ, qua đó gây hiểu lầm cho người dân, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực nhằm chống phá đất nước.

Gần đây, trước tình hình Covid-19 ở Việt Nam diễn biến phức tạp, kênh N10TV càng ra sức chống phá. Trương Quốc Huy bằng lời lẽ ngông cuồng, láo xược đã vu khống, xuyên tạc tình hình và công tác phòng, chống dịch, công tác điều hành của Chính phủ; kích động người dân biểu tình, thực hiện hành vi sai trái….

Với bản chất xấu xa, ngoan cố chống phá đất nước như vậy, Trương Quốc Huy sẽ không lừa được dư luận, chỉ là “con rối” cho các thế lực thù địch giật dây và nhận thất bại thảm hại.

THANH SƠN

Trương Quốc Huy (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1970) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam và kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo hành pháp tỉnh Hà Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy, Bí thư Đảng bộ Quân sự thị xã Duy Tiên; Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.[1]

Truong quoc huy là ai
Trương Quốc Huy

Chức vụ


Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

Nhiệm kỳ6 tháng 10 năm 2020
1 năm, 281 ngày – nayBí thư Tỉnh ủyLê Thị ThủyTiền nhiệmNguyễn Xuân ĐôngKế nhiệmđương nhiệmVị tríHà Nam

Truong quoc huy là ai

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV

Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2021
1 năm, 52 ngày – nayChủ tịch Quốc hộiVương Đình HuệĐại diệnHà Nam (từ 2021)Số phiếu96,04%Chức vụTrưởng Đoàn Đại biểu Hà Nam

Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam
Bí thư Thị ủy Duy Tiên

Nhiệm kỳ1 tháng 12 năm 2019 – 6 tháng 10 năm 2020
310 ngàyBí thư Tỉnh ủyLê Thị ThủyKế nhiệmPhạm Hồng Thanh

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

Nhiệm kỳ1 tháng 12 năm 2016 – 28 tháng 11 năm 2019
2 năm, 362 ngàyChủ tịchNguyễn Xuân ĐôngKế nhiệmNguyễn Anh Chức

Thông tin chung

Quốc tịch
Truong quoc huy là ai
Việt NamSinhtháng 6, 1970 (52 tuổi)
thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaNghề nghiệpChính trị giaDân tộcNgười KinhTôn giáoKhôngĐảng phái
Truong quoc huy là ai
Đảng Cộng sản Việt NamHọc vấnCử nhân Kinh tế lao động
Thạc sĩ Quản lý kinh tế
Cao cấp lý luận chính trịTrường lớpTrường Đại học Kinh tế Quốc dân
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhTrang webỦy ban nhân dân tỉnh Hà NamGiải thưởng
Truong quoc huy là ai
Huân chương Lao động hạng Nhì

Binh nghiệp

Trương Quốc Huy là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế lao động, Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Cao cấp Lý luận chính trị. Ông có 22 năm hoạt động trong khối các doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực sản xuất xi măng.

Trương Quốc Huy sinh ngày 19 tháng 6 năm 1970 tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông lớn lên và theo học phổ thông tại quê nhà. Tháng 9 năm 1988, ông lên thủ đô Hà Nội, theo học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Kinh tế lao động khóa 32, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế lao động năm 1992.[2] Sau đó, ông tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Ngày 3 tháng 6 năm 1997, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 3 tháng 6 năm 1998. Trong quá trình hoạt động Đảng và Nhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị.[3]

Tháng 12 năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trương Quốc Huy được tuyển vào vị trí Chuyên viên Quản lý cán bộ lao động và tiền lương của Ban Quản lý Dự án Xi măng Bút Sơn (nay là Công ty Xi măng Bút Sơn), tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sau đó, tháng 5 năm 2001, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, rồi Trưởng phòng từ tháng 1 năm 2008. Tháng 1 năm 2011, ông đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Công ty Xi măng Bút Sơn, sau đó đổi chức vụ thành Phó Tổng Giám đốc vào tháng 8 cùng năm, đồng thời là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Xi măng Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đến tháng 11 năm 2013, ông trở thành Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Vicem Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam nhiệm kỳ 2010 – 2015.[4]

Tháng 12 năm 2014, ông trở lại Xi măng Bút Sơn, nhậm chức Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam, Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn. Tháng 9 năm 2015, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh,[5] Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa 2016 – 2021, Ủy viên Ban Kinh tế – Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn. Tính đến năm 2016, ông có hơn 20 năm sự nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước về sản xuất xi măng.

Tháng 12 năm 2016, Trương Quốc Huy chính thức rời khối doanh nghiệp nhà nước, bắt đầu giai đoạn mới ở cơ quan nhà nước khi được điều làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Ông được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Giai đoạn này, ông công tác hỗ trợ Chủ tịch tỉnh Nguyễn Xuân Đông. Tháng 11 năm 2019, kỳ họp bất thường Đảng ủy Hà Nam đã bầu ông làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam. Tháng 12, ông được điều về huyện Duy Tiên, vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhậm chức Bí thư Huyện ủy huyện Duy Tiên. Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 829/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hà Nam, nâng cấp huyện Duy Tiên thành thị xã, Trương Quốc Huy nhậm chức Bí thư Thị ủy, Bí thư Đảng bộ Quân sự thị xã Duy Tiên.

Chủ tịch Hà Nam

Ngày 21 tháng 9 năm 2020, tại kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, khóa 2020 – 2025, Trương Quốc Huy tiếp tục được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.[6] Sáng ngày 6 tháng 10 năm 2020, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 diễn ra, thực hiện quy trình miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh lãnh đạo. Theo đó, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam đã thống nhất, biểu quyết và thông qua dự thảo nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khóa XVII đối với Nguyễn Xuân Đông do nghỉ công tác; đồng thời thống nhất biểu quyết hình thức bỏ phiếu kín bầu Trương Quốc Huy giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.[7][8] Ngày 12 tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê chuẩn chức danh được bầu của ông.[9] Ngày 2 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XIX, ông tái đắc cử vị trí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê chuẩn.[10]

Ở vị trí Chủ tịch Hà Nam, ông phụ trách chung, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển đô thị, kinh tế đối ngoại, ngoại vụ, ngân sách, tổ chức, nội chính, thanh tra, thi đua khen thưởng; phụ trách công tác thi đua khen thưởng khối nội chính; phụ trách các đơn vị gồm Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.[11]

Đại biểu Quốc hội

Tháng 7 năm 2021, trong kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Trương Quốc Huy ứng cử đại biểu ở đơn vị bầu cử thứ 2 tỉnh Hà Nam, gồm các đơn vị là thị xã Duy Tiên, huyện Lý Nhân, huyện Kim Bảng, trúng cử với tỷ lệ 96,04% phiếu bầu. Ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XV, đồng thời là Trường Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam.[12][13]

Trong sự nghiệp, Trương Quốc Huy được trao một số giải thưởng như:

  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016;
  • Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2019;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Việt Nam)
  • Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021

  1. ^ “Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy - Ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV”. UBND tỉnh Hà Nam. ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “UBND tỉnh Hà Nam làm việc với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. NEU. ngày 24 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, cựu sinh viên khóa 32 về thăm và tặng quà cho Nhà trường”. NEU. ngày 16 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Quá trình công tác của tân Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy”. VietnamPlus. ngày 6 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Bế mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020”. Hà Nam TV. ngày 24 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Thùy Linh (ngày 22 tháng 9 năm 2020). “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 - đại hội đảng bộ cấp tỉnh đầu tiên - thành công tốt đẹp”. Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Minh Châu (ngày 6 tháng 10 năm 2020). “Bầu ông Trương Quốc Huy làm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam”. Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “Ông Trương Quốc Huy được bầu giữ chức Chủ tịch tỉnh Hà Nam”. VOV. ngày 6 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Kim Thạch (ngày 12 tháng 10 năm 2020). “Ông Trương Quốc Huy được phê chuẩn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam”. Báo Kinh tế đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Quý Hưng (ngày 2 tháng 7 năm 2021). “Ông Trương Quốc Huy tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam”. Báo Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Nam”. UBND tỉnh Hà Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ “Đại biểu Trương Quốc Huy”. Bầu cử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ “ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ NAM TRƯƠNG QUỐC HUY ĐƯỢC PHÊ CHUẨN GIỮ CHỨC TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH KHÓA XV TỈNH”. Quốc hội Việt Nam. ngày 22 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.

  • Tổ chức Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trương_Quốc_Huy&oldid=67541726”