Tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống là gì

Câu hỏi: Hiện tượng đời sống là gì?

Trả lời:

Hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Cách nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống nhé!

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta cần bày tỏ quan điểm của mình về một sự việc, một hiện tượng nào đó. Chính những cách đánh giá, suy nghĩ riêng, muốn được bày tỏ để thuyết phục người nghe, người đọc tin lập luận của mình là đúng là dạng văn nghị luận về một sự việc và hiện tượng đời sống.

Khái niệm nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Là cách nghị luận bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Những sự việc, hiện tượng này phải phổ biến, được dư luận chú ý, quan tâm và có tầm ảnh hưởng lớn.

Ví dụ các sự việc hiện tượng và đời sống phổ biến:

+ Việc nói tục chửi thề của một bộ phận giới trẻ ở nước ta.

+ Vấn đề xả rác bừa bãi nơi công cộng.

+ Các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì người nghèo.

+ Những tấm gương vượt khó để chúng ta học hỏi.

Đặc điểm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Gồm có 2 đặc điểm chính mà các bạn cần tập trung phân tích là nội dung và hình thức.

Đặc điểm nội dung

- Nêu rõ sự việc có vấn đề cần nghị luận:Cần tập trung giới thiệu và nêu rõ vấn đề chính cần nghị luận và tập trung vào vấn đề này.

- Phân tích đúng – sai :Là cách thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề cần nghị luận. Phải chỉ ra được những việc đúng – sai, lợi – hại, tiêu cực – tích cực trong hiện tượng đó.

- Chỉ ra nguyên nhân:Khi đã phân tích những điểm đúng – sai về hiện tượng hay sự việc đó thì các bạn cần đưa ra các nguyên nhân và lý giải được đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động.

- Bày tỏ thái độ:Bày tỏ về tư tưởng, ý kiến riêng của chính mình về vấn đề đó nhưng phải dựa trên cơ sở khách quan là lý lẽ và dẫn chứng phải thuyết phục được người đọc, người nghe.

Đặc điểm về hình thức

- Bố cục phải mạch lạc:Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý.

- Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực:Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ mà mình đưa ra để chứng minh cho luận điểm đó. Dẫn chứng phải có tính xác thực hay được trích dẫn từ những nguồn tin đáng tin cậy.

- Lập luận hợp lý:Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận như chứng minh, so sánh, đánh giá… để tạo được hiệu quả cao nhất.

- Lời văn chính xác, sống động:Lời văn phải chính xác, đanh thép, mạnh mẽ nhưng văn nghị luận là phải nói lý, nhưng trong lý cần phải có tình. Có thể diễn đạt một cách khéo léo như sử dụng thêm các biện pháp tu từ, hình ảnh để giúp bài văn thêm sinh động.

Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống đơn giản nhất

Để làm một bài văn nghị luận nói chung và bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống thì các bạn cần thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề

Sau khi đọc xong đề bài thì các bạn cần xác định được các vấn đề sau:

- Đề thuộc loại gì:Là đề thuộc nghị luận đạo lý, nghị luận đời sống xã hội…

- Đề nhắc đến hiện tượng nào:Phân tích và tìm đề bài đang nhắc đến hiện tượng nào.

- Đề yêu cầu làm gì:Như trình bày suy nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá … Nhưng đôi khi nhiều đề bài có những yêu cầu khác như chỉ bàn luận một phần nào đó trong các vấn đề cần nghị luận. Vì vậy các bạn nên chú ý đọc kỹ đề và thực hiện theo đúng yêu cầu mà đề bài đưa ra.

Bước 2: Lập dàn bài

Phần mở bài:giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận.

Phần thân bài:

- Giải thích mô tả, nêu biểu hiện của hiện tượng.

- Bàn luận về hiện tượng gồm phân tích các mặt như nguyên nhân, tác động và nêu đánh giá, nhận định.

- Bài học nhận thức hành động.

Phần kết bài:Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

Bước 3: Cách viết bài

- Viết thành từng đoạn.

- Thử mở bài thành nhiều cách như gián tiếp hoặc trực tiếp, từ chung đến riêng hay đi thẳng vào vấn đề chính…

- Tìm phương pháp lập luận phù hợp nhất

Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa các lỗi nếu có

Lỗi chính tả: Là lỗi phổ biến nhất mà các bạn hay mắc phải.

Lỗi dùng từ: Kiểm tra lại cách dùng từ có phù hợp chưa.

Lỗi ngữ pháp: Câu cú có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ chưa.

Lỗi liên kết: Các lỗi liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản đã hợp lý chưa.

Bài tập ví dụ

Đề bài:Lập dàn ý cho đề bài nghị luận hiện tượng đời sống sau: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề đó.

Đáp án:

Mở bài:giới thiệu về hiện tượng “nghiện” trò chơi điện tử của học sinh.

Thân bài:

Giải thích hiện tượng:Trò chơi điện tử là loại trò chơi có thể chơi được trên máy tính, điện thoại với nhiều thể loại như bắn súng, đua xe, chiến đấu…

Bàn luận:

- Trò chơi điện tử có giá trị giải trí.

- Biểu hiện, nguyên nhân của việc nghiện trò chơi điện tử.

- Hậu quả của việc nghiện trò chơi điện tử.

Bài học nhận thức:

Sắp xếp thời gian chơi điện tử hợp lý, chừng mực.

Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí ? Khái niệm, cách làm bài văn nghị luận liên quan đến tư tưởng đạo lý sẽ được thuvienhoidap.net giải thích trong bài viết này.

Video hướng dẫn nghị luận về tư tưởng đạo lí

Khái niệm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và nghị luận về tư tưởng đạo lí là gì ?

a Khái niệm nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

Dưới đây là bài hướng dẫn thế nào là nghị luận về tư tưởng đạo lí  :

Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa… của con người với con người, của con người trong xã hội.

  • Tư tưởng: Là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.
  • Đạo lý: Là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.

Tư tưởng trong bài văn là tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải. Tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.

b Trình tự lập luận về một tư tưởng đạo lý

Thường thì các bạn phải thực hiện lập luận theo 5 bước sau:

  • Phải nêu rõ được nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lý gì.
  • Phải giải thích 3 loại nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu.
  • Bàn luận chứng minh các mặt đúng sai, tích cực tiêu cực.
  • Mở rộng, nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lý đó.
  • Khẳng định vấn đề và liên hệ.

Tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống là gì

Xem thêm: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì

c Ví dụ về một tư tưởng đạo lý

Hãy tham khảo ví dụ về tư tưởng đạo lí thường các chủ đề này được lấy từ các câu ca dao, tục ngữ như:

  • Lá lành đùm lá rách.
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Cũng như các thể loại văn nghị luận khác, chúng ta cũng phải thực hiện lần lượt 4 phần gồm:

1 Tìm hiểu đề và tìm ý

a Tìm hiểu đề

  • Kiểu bài: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
  • Vấn đề nghị luận
  • Phạm vi bàn luận

b Tìm ý

  • Giải thích, nêu ý nghĩa, khái niệm, đặc điểm của vấn đề cần nghị luận.
  • Phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng.
  • Vấn đề đó được thể hiện như thế nào trong văn hóa, trong đời sống.
  • Còn có những biểu hiện nào trái ngược không? Nên nhận thức và hành động như thế nào cho đúng?

2 Dàn bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

a Mở bài

  • Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận.
  • Đưa ra các vấn đề nghị luận.

b Thân bài

+ Giải thích vấn đề:

  • Giải thích các từ, cụm từ trọng tâm.
  • Giải thích các từ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu và khái quát thành bài học, lời khuyên.

+ Bàn luận và chứng minh vấn đề:

  • Cần khẳng định được tính đúng, sai của tư tưởng đạo lý đó.
  • Vận dụng các câu châm ngôn, ca dao tục ngữ có liên quan đến tư tưởng đạo lý để chứng minh.
  • Đưa ra các dẫn chứng thực tế trong cuộc sống, các câu chuyện đời thường hay trích trong truyện hạt giống tâm hồn.

+ Bàn luận mở rộng:

  • Phê phán các hành động sai trái.
  • Xây dựng nhận thức và hành động đúng.

c Kết bài

  • Khẳng định, đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề.
  • Liên hệ với thực tế, bản thân, xã hội.

Tham khảo thêm: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống là gì

3 Cách viết bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

a Cách viết phần mở bài

Có thể áp dụng 2 cách mở bài là gián tiếp hoặc trực tiếp 

  • Mở bài gián tiếp: Là đi từ cái chung đến cái riêng, khái quát đến cụ thể.
  • Mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề chính.

b Cách viết phần thân bài

Phần thân bài nên được chia thành nhiều đoạn, mỗi luận điểm của thân bài nên viết thành một đoạn.

  • Diễn dịch: Câu chủ đề ở đầu đoạn văn, các câu khác triển khai nội dung của câu chủ đề.
  • Quy nạp: Câu chủ đề ở cuối đoạn văn, các câu khác triển khai nội dung của câu chủ đề.
  • Tổng phân hợp: Câu đầu giới thiệu vấn đề, các câu giữa đoạn văn triển khai nội dung, câu cuối kết thúc vấn đề.

c Cách viết phần kết bài

Nên dùng các từ như: tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại…để khẳng định, đánh giá tính đúng đắn của vấn đề , liên hệ và rút ra bài học bản thân. Nên sử dụng phép lập luận tổng hợp để viết phần kết bài này.

Giữa các đoạn văn phải có sự chuyển ý mềm mại, liên kết câu, liên kết đoạn chặt chẽ.

4 Đọc và sửa lỗi 

Đọc kĩ lại đoạn văn nghị luận đã viết 2 đến 3 lần để tìm và sửa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.

Chú ý cách liên kết, mạch lạc trong văn bản giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần của bài văn nghị luận tư tưởng đạo lý.

Bài tập ví dụ nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Câu hỏi ví dụ nghị luận một tự tưởng đạo lý

Hiện nay trên truyền hình phát sóng rất nhiều chương trình từ thiện như “ Trái tim cho em”, “ yêu thương trao đi, nụ cười còn mãi”, “ cặp lá yêu thương”… Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia của con người với con người được thể hiện trong các chương trình đó.

Đáp án câu hỏi

Cách lập dàn ý

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và sẻ chia.

+ Giải thích sự đồng cảm và sẻ chia:

Đồng cảm là:

  • Chung một cảm nghĩ, một tấm lòng, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác.

Sẻ chia là:

  • San sẻ những gì mình có với người khác.
  • Cùng vui, cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ.
  • Giúp đỡ họ khi họ không đủ khả năng để thực hiện việc mình muốn làm.

Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua mối quan hệ:

  • Giữa con người với con người.
  • Giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
  • Giữa các tập thể như công ty, xí nghiệp…

Những biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ:

  • Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm đối với những người gặp khó khăn.
  • Về công sức: Có thể góp sức người, sức của tùy vào khả năng tài chính của mình.

Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:

  • Đối với người nhận: Những người gặp khó khăn sẻ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ.
  • Đối với người ủng hộ: Những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

Nêu cảm nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ:

  • Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt đẹp trong xã hội hiện đại.
  • Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp đỡ những người xung quanh.

Các dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý cho ví dụ các dạng

– Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường thể hiện dưới hai dạng:

  • Dạng có mệnh lệnh (Ví dụ: Suy nghĩ của em về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.)
  • Dạng mở, không có mệnh lệnh (ví dụ: Tình thầy trò trong thời đại ngày nay.)

– Để nhận thức đúng yêu cầu của đề bài, HS cần rèn luyện hai kĩ năng:

  • Xác định dạng đề, phân tích đề.
  • Nắm được các kĩ năng làm bài (tìm hiểu để, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, viết bài văn hoàn chỉnh).

Cách mở bài nghị luận về tư tưởng đạo lí

Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tư tưởng, đạo lí mà để bài đưa ra.
  • Khái quát thái độ, quan điểm của người viết vể tư tưởng, đạo lí đó.
  • Giới hạn nội dung và thao tác lập luận.

Bài văn mẫu Nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…

Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ , cần cù,…); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào,…); Về lối sống, quan niệm sống,…

Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện,…Vì vậy học sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài.

Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có); sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề; sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn chứng lấy từ thực tế, có thể lấy trong thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị luận văn học); sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng,…

Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức mà các bạn cần nắm vững để làm bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lí đạt điểm số cao nhất.

Từ khóa tìm kiếm : nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí,thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí,nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí,tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống,khái niệm đạo lý là gì,khái niệm nghị luận về một tư tưởng đạo lí,cách mở bài nghị luận về tư tưởng đạo lí,văn nghị luận tư tưởng đạo lí,văn nghị luận về tư tưởng đạo lí,nlxh về tư tưởng đạo lí,nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí là gì,thế nào là một tư tưởng đạo lí