Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu

Cụ bà ngoài 80 tuổi bị ra máu âm đạo bất thường kéo dài nhiều năm, chẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung nhưng từ chối điều trị. Đến khi đau bụng dữ dội không chịu được, bệnh nhân mới quay lại bệnh viện khiến việc phẫu thuật trở nên khó khăn hơn, nguy cơ biến chứng cao.

Đó là trường hợp của bà Đ.T.N.T, sinh năm 1934, trú tại Cầu Giấy – Hà Nội. Bà T. cho biết, cách đây khoảng 2 năm, bà bắt đầu thấy bụng đau âm ỉ. Tình trạng tăng dần, xuất hiện dịch âm đạo kèm máu bất thường nên tháng 4/2019, bà đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội khám và được chẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung giai đoạn 1. Bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị là phẫu thuật. Tuy nhiên, bà T. từ chối làm theo chỉ định vì tâm lý tuổi đã cao và cho rằng động dao kéo sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tính mạng. Bà T. chấp nhận “sống chung” với thuốc giảm đau cùng tình trạng thường xuyên ra dịch âm đạo kèm máu cho đến khi những cơn quặn thắt bụng xuất hiện ngày càng dồn dập, dữ dội. Không chịu nổi đau đớn, gần đây, bệnh nhân mới quay lại bệnh viện để điều trị và phải đánh giá lại toàn bộ tình trạng bệnh.

Theo kết quả chụp cộng hưởng từ, khối u ung thư có kích thước 11 cm, to hơn 30% so với cách đây 6 tháng. Nếu không được phẫu thuật sớm, bệnh nhân có nguy cơ băng huyết, tử cung bị u xâm lấn gây thủng, chảy máu ổ bụng dẫn đến tử vong.

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu

Khối u ung thư phát triển khiến bệnh nhân đau quằn quại

ThS.BS Đặng Bá Hiệp – Phó trưởng Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, bệnh nhân bỏ lỡ điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh tiến triển xấu mới đến viện khiến việc phẫu thuật trở nên phức tạp hơn do u ngày càng phát triển trong khi thể trạng sức khỏe lại suy yếu dần, nguy cơ biến chứng vì thế cũng cao hơn. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy u vẫn khu trú trong tử cung, chưa xâm lấn ra ngoài nên còn khả năng phẫu thuật.

Sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh, chất lượng sống được cải thiện rõ rệt, hết đau bụng, không còn ra dịch, có thể đi lại, vận động hoàn toàn bình thường.

Bà T. cho biết, bà từng từ chối phẫu thuật vì mình vốn đã bị cao huyết áp, đái tháo đường, sợ mổ xẻ sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. “Tôi thấy mình đúng là sai lầm khi có suy nghĩ “ung thư đằng nào cũng chết, già tám mươi mấy tuổi rồi, sống được bao lâu nữa đâu mà điều trị với phẫu thuật”. Giờ được sống khỏe mạnh thế này lại ước, giá mà nghe lời bác sĩ, phẫu thuật sớm thì đỡ phải đau đớn suốt nửa năm trời không!”, bà T. vui vẻ chia sẻ.

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu

ThS.BS Đặng Bá Hiệp dặn dò bệnh nhân trước khi xuất viện

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân nữ nếu phát hiện triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo sau mãn kinh nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa, đặc biệt là tầm soát ung thư nội mạc tử cung. Đối với phụ nữ cao tuổi khi phát hiện bệnh càng phải điều trị sớm khi nền tảng sức khỏe còn tốt, tránh để lâu, ung thư diễn biến phức tạp kèm theo nhiều bệnh lão khoa, phẫu thuật gây mê hồi sức khó khăn, nguy cơ tai biến nhiều hơn.

Tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, kỹ thuật phẫu thuật ung thư nội mạc tử cung đã được thực hiện và hoàn thiện qua nhiều năm, hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu bệnh ở giai đoạn sớm, giúp kéo dài thời gian sống thêm cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

ThS.BS.Đặng Bá Hiệp - Phó trưởng Khoa Ngoại Vú - Phụ khoa 

Ung thư cổ tử cung phát triển do các tế bào ở niêm mạc tử cung phát triển một cách nhanh chóng, khó kiểm soát và hình thành một khối u lớn. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới độ tuổi mãn kinh. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn tiến triển ung thư
  • Mức độ đáp ứng điều trị bệnh
  • Độ tuổi, thể trạng người bệnh…

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư cổ tử cung được xếp vào nhóm có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ở giai đoạn 0, khi ung thư vẫn giới hạn ở trong bề mặt cổ tử cung, bệnh nhân có khoảng 93% cơ hội sống sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.

Ở giai đoạn IA, khi các tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt cổ tử cung vào các mô sâu hơn của cổ tử cung, tử cung với mức độ xâm lấn 3 – 5 mm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết và di căn xa, cơ hội sống của người bệnh vẫn rất tốt, khoảng 93%.  Đến giai đoạn IB, khi khối u có kích thước lớn hơn, khoảng 4 cm, cơ hội sống của người bệnh giảm còn khoảng 80%.

Đến giai đoạn II, khi ung thư phát triển với kích thước lớn hơn 4 cm và đã ảnh hưởng đến các mô lân cận, người bệnh có khoảng 58 – 63% cơ hội sống.

Đến giai đoạn III, khi ung thư đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung vào thành khung chậu hoặc phần dưới âm đạo, bệnh nhân có khoảng 32 – 35% cơ hội sống.

Đến giai đoạn IV, khi ung thư đã lan rộng đến các cơ quan gần đó như bàng quang hay trực tràng và di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương, gan… cơ hội sống của người bệnh thấp nhất, chỉ khoảng 15 – 16%.

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là những phương pháp điều trị chính cho người bệnh.

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

TS. BS See Hui Ti trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư

  • Phẫu thuật: với những trường hợp ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm, cắt bỏ cổ tử cung, một phần trên của âm đạo, giữ nguyên đáy tử cung hay khoét chóp cổ tử cung (sinh thiết nón) có thể được chỉ định với mục đích bảo toàn khả năng sinh con ở nữ giới. Ở giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật triệt để bao gồm cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng…
  • Xạ trị: sử dụng năng lượng cao để hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị ung thư cổ tử cung bao gồm xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát.
  • Hóa trị liệu: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được đưa vào cơ thể chủ yếu qua tĩnh mạch.

Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung có TS. BS See Hui Ti, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới

Theo số liệu mới nhất của GLOBOCAN, năm 2020, ung thư cổ tử cung đã cướp đi sinh mạng của khoảng 340.000 phụ nữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số ca mắc mới là khoảng 4.000 trường hợp và gần 2.200 trường hợp tử vong.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

  • Nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó khoảng 2/3 số ung thư cổ tử cung là do týp HPV 16 và 18.
  • Hút thuốc lá.
  • Suy giảm miễn dịch do thuốc hay các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như HIV, AIDS.
  • Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như herpes sinh dục, HIV, chlamydia…
  • Lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong tử cung và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
  • Chế độ ăn ít trái cây và rau.
  • Thừa cân có thể làm tăng nồng độ Estrogen (hormone sinh dục nữ chính), dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến.
  • Sinh đẻ nhiều lần – sinh con sớm: Những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con trước 17 tuổi có khả năng bị ung thư cổ tử cung gấp đôi người bình thường.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung: Nếu gia đình bạn có người hoặc chính bố, mẹ bạn mắc các bệnh nguy hiểm thì bạn cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
  • Có mẹ sử dụng Diethylstilbestrol (DES) là loại hormone có tác dụng phòng sẩy thai. Những người phụ nữ có mẹ sử dụng DES trong 16 tuần đầu mang thai có nguy cơ xuất hiện carcinom tuyến tế bào sáng nhiều hơn phụ nữ có mẹ không dùng DES.
  • Hoàn cảnh sống khó khăn, không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ.

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Không có ai có thể trả lời chính xác cho câu hỏi ung thư cổ tử cung sống được bao lâu bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bạn bị ung thư cổ tử cung giai đoạn nào, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị ra sao,…

Căn cứ vào số liệu của Viện Ung thư Quốc gia (NCI), các nhà nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tỷ lệ này chỉ là ước tính và được đưa ra dựa trên số liệu được thu thập từ rất nhiều người cùng mắc 1 loại ung thư nên nếu so sánh giữa các cá thể thì có thể sẽ có nhiều sự khác biệt.

Dưới đây là tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư cổ tử cung ở từng giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn khu trú: Tế bào ung thư được tìm thấy trong cổ tử cung và tử cung nhưng chưa lan sang các mô xung quanh. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 92%
  • Giai đoạn lan rộng: Tế bào ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung, đi vào các hạch bạch huyết và các cấu trúc xung quanh. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 58%.
  • Giai đoạn di căn: Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác và các bộ phận khác trên cơ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 17%.

Nhìn chung, ung thư cổ tử cung là bệnh diễn tiến chậm, âm thầm. Từ thời điểm nhiễm virus HPV gây nên các triệu chứng ở vùng cổ tử cung đến các dấu hiệu tiền ung thư, rồi ung thư xâm lấn có thể mất khoảng 10 – 15 năm.

Tóm lại, ung thư cổ tử cung sống được bao lâu sẽ khác nhau ở từng người. Hơn thế nữa, tích cực điều trị và theo dõi thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cơ hội sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu

Ung thư cổ tử cung chữa được không?

Câu trả lời là có, nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Càng phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Còn nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì rất khó điều trị và cơ hội sống rất thấp.

Tùy thuộc vào bạn bị ung thư giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Các cách điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, khối u còn nhỏ. Bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung, laser, phẫu đông hoặc dùng vòng cắt đốt bằng điện (LEEP)
  • Cắt bỏ cổ tử cung: Trong phương pháp này, cổ tử cung và phần trên âm đạo sẽ bị cắt bỏ, chỉ giữ lại tử cung. Đôi khi, bệnh nhân cần được nạo hạch bạch huyết vùng chậu kết hợp.
  • Cắt bỏ tử cung toàn phần: Gồm có toàn bộ tử cung, các vùng lân cận xung quanh, hai phần phụ sẽ được cắt toàn bộ và nạo hạch vùng chậu.
  • Đoạn chậu: Loại bỏ các cơ quan trong khung chậu, bao gồm bàng quang, trực tràng, toàn bộ tử cung, âm đạo, buồng trứng, tùy theo mức độ xâm lấn của khối u.

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật thì bác sĩ có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào giai đoạn bệnh:

  • Xạ trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách chiếu chùm tia năng lượng cao. Mục đích là thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật để phẫu thuật được triệt để hơn, hoặc loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Xạ trị thường được kết hợp cùng với hóa trị. Trong giai đoạn cuối, xạ trị giúp bệnh nhân giảm đau và kiểm soát chảy máu.
  • Hóa trị: Truyền hóa chất trực tiếp vào tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định hóa trị đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị.

Làm thế nào để nhận biết sớm ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu liên quan mật thiết đến thời điểm phát hiện bệnh. Được điều trị càng sớm, cơ hội chữa khỏi sẽ cao hơn và sống lâu hơn.

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường không rõ nét nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, vẫn sẽ có 1 số triệu chứng điển hình mà bạn cần lưu ý như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau thời gian mãn kinh, sau đại tiện gắng sức
  • Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc khí hư nhiều, lẫn máu, có mùi hôi
  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc ngang thắt lưng.

Nếu tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung và xâm lấn vào các mô, cơ quan xung quanh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau dữ dội ở bụng hoặc lưng
  • Táo bón
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Đi tiểu không kiểm soát hoặc đại tiện không tự chủ
  • Có máu hoặc phân trong nước tiểu
  • Phù nề một hoặc cả hai chân
  • Chảy máu âm đạo dữ dội.
  • Có thể biếng ăn, sụt cân, suy thận, xanh xao, thiếu máu,…

Ngoài ra, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung thì tốt nhất bạn nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) và xét nghiệm HPV. Trong 30 năm qua, nhờ các chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng các xét nghiệm này đã giúp giảm khoảng 70% tỉ lệ tử vong do bệnh:

  • Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi: Xét nghiệm PAP 3 năm một lần.
  • Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: Xét nghiệm PAP 3 năm 1 lần và xét nghiệm HPV 5 năm một lần.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu
  facebook.com/BVNTP

Ung thư niêm mạc tử cung sống được bao lâu
  youtube.com/bvntp