Ưu tiên đầu tư cho giáo dục được biểu hiện như thế nào

Chi đầu tư giảm mạnh

Việc bảo đảm chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách hàng năm tại cả Trung ương và địa phương theo Nghị quyết 37/2004/NQ-QH11 và Luật Giáo dục 2019 cho thấy, giáo dục luôn là yếu tố ưu tiên cùng với quá trình phát triển của quốc gia. Xét về con số tương đối, 20% là mức cao so với nhiều nước trên thế giới. Với khoản ngân sách như vậy, câu hỏi đặt ra là cách phân bổ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục hiện nay đã hợp lý hay chưa, hiệu quả và hiệu lực của chi ngân sáchcho giáo dục, đào tạo như thế nào?

Mệnh đề đó được gợi mở trong Phiên họp chuyên đề “Chính sách tài chính trong giáo dục”, do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức sáng 24.9, tại Hà Nội. Các ý kiến đã chỉ ra hạn chế, vướng mắc cũng như đề xuất giải pháp liên quan đến tài chính trong giáo dục bằng việc tập trung vào 3 vấn đề: Hiệu lực, hiệu quả của chính sách tài chính trong giáo dục; Tài chính trong tự chủ đại học; Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Theo Báo cáo tóm tắt Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ở Việt Nam” của nhóm nghiên cứu Học viện Tài chính, không kể từ nguồn học phí thì tỷlệ chi cho giáo dục - đào tạo hàng năm chỉ đạt trung bình 18,7% (thấp hơn tỷlệ tối thiểu 20%). Trong đó, chi thường xuyên có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây (do việc tăng lương cho giáo viên, tăng chỉ số giá tiêu dùng), còn chi đầu tư phát triển giảm mạnh. Quy mô chi ngân sáchcó sự khác biệt đáng kể giữa các cấp học: phổ thông chiếm trung bình 88%,đại họckhoảng 2%. Tổng chi ngân sách địa phương cho giáo dục, đào tạo liên tục tăng hàng năm, song tỷ trọng chi giữa các địa phương còn khá chênh lệch, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả chưa cao...

Hạn chế một phần đến từ “tiếng nói” của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong phối hợp tham gia và quy trình lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo khá mờ nhạt. Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Tú Khánh nhận định, vấn đề chính sách tài chính trong giáo dục nhiều lần được trao đi đổi lại nhưng mới chỉ tìm hướng giải quyết bài toán “cứu đói”, tức bảo đảm cho các trường tồn tại chứ chưa thực sự thúc đẩy phát triển. "Đến lúc, ngành quản lý giáo dục, đào tạo phải đóng vị thế, vai trò trọng yếu trong dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách, từ đó thực hiện cơ cấu lại chi tiêu dựa trên nguyên tắc tài chính đối với giáo dục một cách rõ ràng”.

Ưu tiên đầu tư cho giáo dục được biểu hiện như thế nào

Vấn đề tài chính có tác động không nhỏ đến sự phát triển của giáo dục, đào tạo

"Bốc thuốc không có đơn"

Tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên phù hợp với các ưu tiên chiến lược của ngành, muốn làm được điều này, chi thường xuyên và chi đầu tư phải được quản lý minh bạch và các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo phải được tổng hợp đầy đủ. Đây sẽ là căn cứ và bảo đảm tính hợp lý trong phân bổ trong chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, PGS.TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Học viện Tài chính nhìn nhận từ hệ thống giáo dục phổ thông: “Giáo dục phổ thông đang huy động khá nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhưng rất thiếusự minh bạch. Nếu như ngành y tế có thống kê tài chính cụ thể cho ngành, trên cơ sở đó nắm rất rõ thực trạng tài chính trong và ngoài ngân sách thì ngành giáo dục cũng phải có thống kê tài chính cho giáo dục một cách đầy đủ, minh bạch hóa các nguồn lực”.

Thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng dự toán toàndựa trên số liệu báo cáo của các sở - đơn thuần là số liệu tổng hợp một chiều và thiếu cơ sở dữ liệu. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHải Phòng Lê Quốc Tiến cho biết: “Bản thân các sở cũng thiếu dữ liệu cơ sở ngành nên đối chiếu sang tài chính khó rõ ràng, mạch lạc. Cả một thời gian dài không có số liệu tổng thể, việc chi tiêu như "bốc thuốc không có đơn". Cái “khó” này ít nhiều làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục. Rất may, năm vừa qua chúng tôi đã tự khắc phục bằng cách tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cụ thể, bài bản”.

Thách thức của việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi ngân sáchcho giáo dục, đào tạo còn là làm sao phát triển hài hòa tỷ lệ giữa các bậc học gắn với thực hiện tốt vai trò của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm là vấn đề cần đặt ra trong bối cảnh nguồn nội hạn chế, nhưng “đầu tư vào đâu” thì vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, nếu lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả tổng thể của giáo dục thì nên dành nguồn lực cho các cấp học phổ thông, còn đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần ưu tiên cho bậc đại học. Tiếp cận theo hướng nào cũng cần dựa trên sự cân đối cơ cấu chi ngân sách một cách hợp lý.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, tài chính trong giáo dục là vấn đề lớn, vừa phức tạp, vừa nhạy cảm và tác động không nhỏ đến sự phát triển của giáo dục, đào tạo. Giờ đây, bên cạnh việc nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của ngân sách trong giáo dục, cần chú trọng vấn đề huy động các nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục, đào tạo. “Trong bối cảnh ngân sách như hiện nay, việc đẩy mạnh hướng tiếp cận nguồn đầu tư xã hội hóa và cả nguồn lực bên ngoài quốc gia (ngân sách nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài) là cần thiết, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với mục tiêu cải cách toàn diện và căn bản nền giáo dục Việt Nam”.

Đầu tư cho giáo dục theo hướng xã hội hóa, hiện đại hóa là tiền đề quan trọng góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, phát triển con người và nâng cao tính tiến bộ của xã hội.

Trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể theo chiều hướng tích cực, trong đó phải kể đến sức mạnh của công nghệ trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của giáo dục và thúc đẩy phát triển tiềm năng của con người. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đã và đang đưa những mô hình giáo dục hiện đại mới vào Việt Nam, nhằm chuyển đổi dần các phương pháp dạy và học, tối ưu hóa hiệu quả trong giáo dục đào tạo, truyền cảm hứng và khám phá tố chất của người học.

Việc các nhà đầu tư xem giáo dục Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng là điều dễ hiểu bởi giáo dục luôn là vấn đề được Chính phủ và người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4-11-2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế xác định rõ: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, phải được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, mức chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

Khảo sát nghiên cứu thị trường Taylor Nelson cũng chỉ ra rằng 47% chi tiêu của người dân Việt Nam dành cho giáo dục. Mặt khác, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 50% tổng dân số nằm trong độ tuổi 15 - 64. Những người trẻ này có tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng tiếp nhận phương pháp học mới thay thế cách học truyền thống có phần cứng nhắc và tính thực tiễn không cao.

Chính vì vậy, xây dựng môi trường học tập hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu là một trong những mục tiêu quan trọng đặt ra, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Giáo dục hiện đại được phát triển trên nền tảng phương pháp giáo dục hiện đại và nội dung số về giáo dục. Việt Nam đang có lợi thế khi các nhà đầu tư nước ngoài có tiếng về giáo dục bước đầu “thâm nhập” thị trường, góp phần giúp đa dạng hóa về phương pháp và nội dung giảng dạy, bắt nhịp với xu hướng chung của nền giáo dục quốc tế. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này hợp tác và cho ra đời những sản phẩm phù hợp, thiết thực với môi trường Việt Nam.

Điển hình mô hình giáo dục tiếng Anh kiểu mới Apax English nổi lên trong thời gian qua như một hiện tượng với hàng chục trung tâm tại các tỉnh, thành phố, cho thấy nhu cầu các bậc phụ huynh và học sinh tìm các phương pháp học hiệu quả ngày càng tăng cao. Sự thành công trong vòng 2 năm đã tạo tiền đề để tập đoàn giáo dục hàng đầu Hàn Quốc Chungdahm Learning tiếp tục đầu tư 10 triệu USD vào dự án này, hợp tác với Tập đoàn Giáo dục Egroup đưa vào ứng dụng công nghệ phục vụ giáo dục, giúp trẻ em Việt Nam từ 6 - 14 tuổi tiếp cận với phương pháp giáo dục phù hợp đặc trưng của trẻ em châu Á với mục tiêu biến tiếng Anh không còn là ngoại ngữ mà được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai, sau tiếng mẹ đẻ.

Hay mới đây, SK Telecom ký hợp tác chiến lược với Egroup để đưa rô-bốt thông minh vào Việt Nam dạy trẻ em học lập trình trong năm 2017; Tập đoàn giáo dục megaSTUDY Hàn Quốc cũng triển khai mô hình Cổng giáo dục đào tạo trực tuyến NEXEDU, phát triển nguồn nhân lực cao cấp tại Việt Nam…

Có thể thấy, việc các tập đoàn giáo dục Việt Nam kết hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đã bước đầu cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc cung cấp những sản phẩm giáo dục chất lượng, phù hợp với thị trường và nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, muốn đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư rất cần sự ưu tiên, quan tâm phát triển từ chính sách của Nhà nước, tạo môi trường cho các doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục hiện đại đầu tư lâu dài.