Vaccine của trung quốc có mấy loại

Vắc xin Sinopharm là vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vắc xin được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt. Sinopharm (hay Tập đoàn Y Dược Trung Quốc) là đơn vị sản xuất vắc xin lớn nhất Trung Quốc, có hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên trải rộng khắp toàn cầu. Năm 2020, đơn vị này được xếp hạng 145 trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới, với thu đạt hơn 70 tỷ đô la Mỹ.

Sau nhiều tháng nghiên cứu vắc xin trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020, vắc xin này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn việc thử nghiệm trên người. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã tiến hành cấp phép sử dụng có điều kiện vắc xin Sinopharm, với hiệu quả bảo vệ được công bố là 79,34%, tỷ lệ sinh kháng thể trung hòa đạt 99,52%.

Vaccine của trung quốc có mấy loại

Ngày 31/5/2021, Sinopharm bắt đầu cung cấp vắc xin cho chương trình COVAX, tạo cơ hội và điều kiện cho các nước được tiếp cận vắc xin một cách công bằng. Ngày 3/6/2021, Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Sinopharm, đây là vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.

Nếu như vắc xin Pfizer và Moderna được bào chế theo công nghệ mRNA, thì vắc xin Sinopharm là vắc xin bất hoạt sử dụng các phần tử virus bất hoạt nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể.

Sinopharm – vắc xin Covid-19 của Trung Quốc có tốt không?

Với hiệu quả 78,2% trong việc ngăn ngừa Covid-19, vắc xin Sinopharm được khuyến cáo cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Dữ liệu để đánh giá mức độ an toàn của vắc xin với những đối tượng trên 60 tuổi chưa nhiều do chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng.

Đánh giá chung về vắc xin Sinopharm, các chuyên gia cho biết vắc xin phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắt xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm

Giống như bất cứ loại vắc xin nào khác, vắc xin Sinopharm phòng Covid-19 có thể có một số tác dụng phụ ở một số đối tượng. Các tác dụng phụ này thường chỉ gây những ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng thực hiện hoạt động thường ngày và thường sẽ biến mất chỉ sau vài ngày. Ở một số đối tượng không gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không phát huy tác dụng bảo vệ.

Một số tác dụng phụ phổ biến của vacxin Sinopharm có thể kể đến như:

  • Đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu, đau cơ;
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt.

Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.

Vaccine của trung quốc có mấy loại

Tiêm vắc xin Sinopharm bao nhiêu mũi?

Theo SAGE – nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO, vắc xin Sinopharm được dùng dưới dạng tiêm bắp, với liều lượng mỗi liều là 0,5 ml, với phác đồ 2 liều tiêm.

Việt Nam công nhận vắc xin Sinopharm

Vắc xin Sinopharm được cung cấp cho hơn 70 quốc gia, trong đó có các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippines và Singapore.

Chiều 20/6/2021, Ban Đối ngoại T.Ư, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế phối hợp cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm về đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và 502.400 bơm kim tiêm dùng 1 lần, loại 1ml. Được biết, đây là lô vắc xin Sinopharm và vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng.

Vắc xin được triển khai tiêm chủng ưu tiên cho 3 nhóm đối tượng:

  • Những người Trung Quốc đang cư trú và làm việc tại Việt Nam;
  • Người Việt Nam đang có nhu cầu học tập và làm việc tại Trung Quốc;
  • Người dân tại khu vực sát biên giới Trung Quốc.

Đến nay, hơn 450 triệu liều vắc xin Sinopharm được sản xuất, 100 triệu liều đã được cung cấp qua hình thức viện trợ của Chính Phủ và bán thương mại cho doanh nghiệp. Trước đó ngày 3/6/2021, Việt Nam chính thức cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện vắc xin Sinopharm, trong trường hợp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngoài vắc xin Sinopharm, Việt Nam cũng đã cấp phép cho vắc xin AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin Covid-19 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa vắc xin bị bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn đảm bảo được tính an toàn của vắc xin, khi thực hiện đầy đủ quy trình nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Tất cả các loại vắc xin khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm 3 giai đoạn trên nguyên tắc đảm bảo được 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

Cho đến thời điểm hiện tại, vắc xin Sinopharm của Trung Quốc vẫn được đánh giá là một trong những loại vắc xin hiệu quả trong việc phòng bệnh Covid-19, góp phần giảm thiểu thiệt hại mà dịch bệnh gây ra trên quy mô toàn cầu. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập về thêm nhiều loại vắc xin Covid-19 và tiến hành tiêm chủng cho nhiều đối tượng.

Nguồn: VNVC

1. Việt Nam hiện có các loại vắc xin Covid-19 nào?

Tiêm vắc xin là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: vắc xin Moderna (Mỹ), vắc xin Sinovac, vắc xin Astra Zecera (Anh), vắc xin Pfizer (Mỹ - Đức), vắc xin Sinopharm - Sinovax (Trung Quốc), vắc xin Spunik (Nga).

2. Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca. Cụ thể: - Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý) - Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm - Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer - Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna. - Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

3. Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu?

Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau: - Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần. - Vắc xin Gam-COVID-Vac (Tên gọi khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần. - Vắc xin Comirnaty - Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần - Vắc xin SARSCoV-2 Vaccine (Tên gọi khác là Vero Cell): Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần. - Vắc xin COVID-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất.

4. Phụ nữ mang thai có nên tiêm vắc xin COVID-19?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

5. Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể: - Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng. - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. - Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. - Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: + Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.