Văn bản mới của UBKT Trung ương

Quy định số 03-QĐ/UBKTTW ngày 13/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về tổ chức và hoạt động của đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

  • Trích yếu: Về tổ chức và hoạt động của đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  • Số hiệu: 03-QĐ/UBKTTW
  • Loại văn bản: Quy định
  • Lĩnh vực: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
  • Ngày ban hành: 13/12/2021
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2021
  • Cơ quan BH: Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  • Người ký: Trần Cẩm Tú
  • Đính kèm: Tải về

Văn bản khác

Số hiệu

Trích yếu

Ngày ban hành

Ngày hiệu lực

File

2015/QĐ-TTg

01/12/2021

01/12/2021

2014/QĐ-TTg

01/12/2021

01/12/2021

1998/QĐ-TTg

26/11/2021

26/11/2021

1994/QĐ-TTg

26/11/2021

26/11/2021

1990/QĐ-TTg

26/11/2021

01/10/2021

1983/QĐ-TTg

24/11/2021

24/11/2021

1982/QĐ-TTg

24/11/2021

24/11/2021

1978/QĐ-TTg

24/11/2021

24/11/2021

1977/QĐ-TTg

24/11/2021

24/11/2021

1976/QĐ-TTg

24/11/2021

24/11/2021

1975/QĐ-TTg

24/11/2021

24/11/2021

1973/QĐ-TTg

23/11/2021

23/11/2021

1972/QĐ-TTg

23/11/2021

23/11/2021

1971/QĐ-TTg

23/11/2021

23/11/2021

1970/QĐ-TTg

23/11/2021

23/11/2021

1969/QĐ-TTg

23/11/2021

23/11/2021

1968/QĐ-TTg

22/11/2021

22/11/2021

1964/QĐ-TTg

22/11/2021

22/11/2021

1963/QĐ-TTg

22/11/2021

22/11/2021

1961/QĐ-TTg

20/12/2021

20/12/2021

Văn bản mới của UBKT Trung ương

Quy định mới của Bộ Chính trị về công tác cán bộ

(ĐCSVN) - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định gồm 6 chương, 34 điều, thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.

Văn bản mới của UBKT Trung ương

Quy định mới về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

(ĐCSVN) - Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng đó và phải ghi vào lý lịch đảng viên; đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vẫn đuợc tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định…

Tư liệu văn kiện Đảng

  • Lịch sử Đảng
  • Đảng kỳ
  • Điều lệ Đảng
  • Sách chính trị
  • Văn kiện Đảng toàn tập
  • Giới thiệu văn kiện Đảng
  • Văn kiện Đại hội Đảng
  • Hội nghị BCH Trung ương

Văn bản mới của UBKT Trung ương

Văn bản mới của UBKT Trung ương

Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng

Liên kết website

25/01/2022 | 32324

Ngày 23, 24/11/2021 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện một số quy định mới của Trung ương và tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các đảng ủy trực thuộc. Ban Tổ chức Hội nghị tổng hợp những vấn đề mới cơ bản trong Quy định 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng như sau:

1. Tên gọi:

Trung ương đã quyết định thay đổi tên gọi thành “Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”. Việc thay đổi tên gọi như trên nhằm thể hiện nội dung bao quát, bao trùm được các nguyên tắc, quan điểm, chức năng lãnh đạo và tập hợp có hệ thống, toàn diện các quy định của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.

2. Kết cấu, bố cục:

- Quy định 30 gồm 3 phần, hướng dẫn theo các Điều trong Điều lệ Đảng:

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Ủy ban kiểm tra (hướng dẫn các Điều từ 30 đến 33).

Việc thi hành kỷ luật trong Đảng (hướng dẫn các Điều từ 35 đến 40)

Và Phần III là tổ chức thực hiện

- Kết cấu, bố cục của Quy định 22 đã thay đổi hoàn toàn so với Quy định 30 để phù hợp với thể loại văn bản của Đảng; được sắp xếp hệ thống, khoa học, dễ nhớ, dễ tra cứu hơn trong thực hiện, tránh trùng lắp... Các chương, điều được xắp xếp theo chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Điều lệ Đảng chứ không chỉ hướng dẫn các Điều trong Chương VII, Chương VIII. Bên cạnh đó có bổ sung một số nội dung, lược bỏ một số nội dung, đưa ra Hướng dẫn thực hiện Quy định.

Quy định 22 gồm 7 chương, 36 điều, đã cụ thể hoá các nội dung về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

Chương I: Quy định chung - Từ Điều 1 đến Điều 3

Chương II: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng - Từ Điều 4 đến Điều 8

Chương III: Thi hành kỷ luật trong Đảng - Từ Điều 9 đến Điều 18

Chương IV: Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên - Từ Điều 19 đến Điều 21

Chương V: Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng - Từ Điều 22 đến Điều 27

Chương VI: Đình chỉ sinh hoạt đảng - Từ Điều 28 đến Điều 33

Chương VII: Tổ chức thực hiện - Từ Điều 34 đến Điều 36.

3. Về các nội dung cụ thể của Quy định 22, gồm 5 nhóm vấn đề mới:

3.1- Nhóm các vấn đề về Quy định chung tại Chương I

Chương 1 gồm 3 Điều: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Điều 2. Nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng (6 nguyên tắc); Điều 3. Giải thích từ ngữ (14 từ ngữ).

Nội dung Chương I bao gồm một số mục có nội dung thuộc về khái niệm, nguyên tắc, những vấn đề khái quát, hoặc nhằm giải thích, làm rõ nghĩa các từ, cụm từ... được biên tập lại từ hướng dẫn các Điều của Quy định 30; một số nội dung được viết mới, được bổ sung khái niệm từ các sách hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng...

Chương I có 4 nhóm nội dung mới như sau:

* Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quy định:

Quy định 22 có một điều về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 1), trong đó có bổ sung đối tượng áp dụng so với Quy định 30 là “bao gồm cả tổ chức đảng đã hết nhiệm kỳ hoạt động, đã giải thể hoặc thay đổi do chia tách, sát nhập về mặt tổ chức; đảng viên đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu”. Nội dung này thể hiện tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Thực tế vừa qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, nhất là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, xem xét và xử lí nhiều tổ chức đảng đã kết thúc nhiệm kỳ, kết thúc hoạt động và cán bộ đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu có vi phạm.

* Về nguyên tắc trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng

Quy định 22 nêu rõ: “Công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; phải chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng”.

Quy định bổ sung nguyên tắc mới này từ bài học tổng kết qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu này có đóng góp rất quan trọng của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý với bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực tổng kết sắc bén, tư duy đổi mới, sáng tạo. Bổ sung nguyên tắc này nhằm cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng luôn khuyến khích, vinh danh, tạo điêu kiện để cán bộ đảng viên tìm tòi, năng động, sáng tạo; đồng thời, đề cao bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đương đầu với khó khăn thử thách quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Mặt khác, khắc phục tư tưởng ỷ lại, cho rằng việc xử lý các vụ việc qua công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng, công tác phòng, chống tham nhũng đã làm nhụt ý chí phấn đấu của cán bộ, đảng viên. Chúng ta có làm tốt, có chủ động phát hiện vi phạm khi mới manh nha, nếu vi phạm đến mức xử lý thì kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời mới hạn chế được vi phạm, từ đó nâng cao uy tín của Đảng, cơ quan Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và công tác xây dựng Đảng. Bộ Chính trị cũng đã có kết luận số 14 về nội dung này.

* Về khái niệm kiểm tra, giám sát

- Về khái niệm kiểm tra của Đảng, Quy định 22 bổ sung thêm việc chấp hành quyết định, quy chế, kết luận của Đảng so với Quy định 30 thành: “Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

- Về khái niệm giám sát của Đảng, ngoài việc quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động, Quy định 22 còn bổ sung thêm nắm bắt, kết luận nhằm kịp thời nhắc nhở, đồng thời bổ sung thêm việc chấp hành quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, và khắc phục sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, vi phạm so với Quy định 30 thành: “Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, nắm bắt, xem xét, đánh giá, kết luận hoạt động nhằm kịp thời nhắc nhở để cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và khắc phục sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có)”.

Liên quan đến khái niệm giám sát, Quy định 22 bổ sung nội dung mới: Hình thức giám sát có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát chuyên đề khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh. Quy định này góp phần khắc phục những hạn chế vừa qua, đặt ra yêu cầu cao hơn với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát, nhất là giám sát chuyên đề, phải phát hiện sớm, kịp thời dấu hiệu vi phạm và vi phạm (nếu có) để cảnh báo, nhắc nhở, không để vi phạm ít nghiêm trọng trở thành nghiêm trọng. Nội dung này cũng nhằm cập nhật khoản 4, Điều 3, Quy định số 86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 của Bộ Chính trị về giám sát trong Đảng vào khái niệm. Nội dung “khi cần thiết” sẽ được cụ thể trong Hướng dẫn Quy định 22 của Ban Bí thư tới đây.

Như vậy, giám sát của Đảng cũng có thẩm tra, xác minh và có Thông báo kết luận giám sát.

* Về quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát

Quy định 22 yêu cầu đối tượng kiểm tra, giám sát không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát, để phòng ngừa việc đối tượng kiểm tra ghi âm, ghi hình lại các nội dung đang trong quá trình kiểm tra, giám sát chưa được phép công khai vì mục đích xấu, bảo đảm giữ bí mật danh tính người tố cáo: “Không để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát. Được sử dụng bằng chứng, chứng cớ liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát để báo cáo giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát”.

3.2- Nhóm vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tại Chương II

Chương II gồm 5 điều, từ Điều 4 đến Điều 8. Nội dung Chương II quy định về công tác kiểm tra giám sát của các chủ thể (cấp ủy, tổ chức đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn; cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy; ủy ban kiểm tra và chi bộ). Mỗi chủ thể kiểm tra, giám sát được viết riêng thành 1 Điều. Các nội dung đã được kế thừa từ Quy định 30 và có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản.

Có 2 nhóm vấn đề mới như sau:

* Về công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng và các cơ quan tham mưu, giúp việc: có 3 nội dung mới

- Về nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Quy định đã bổ sung nội dung: “Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Bổ sung nội dung này để cụ thể hóa và thống nhất với Hiến pháp năm 2013: “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” và nhiệm vụ của đảng viên trong Điều lệ Đảng: “Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành... pháp luật của Nhà nước”. Pháp luật của Nhà nước chính là sự thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, đảng viên trước hết phải là những công dân gương mẫu; vì vậy, tổ chức đảng, đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh phát luật. Lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành pháp luật nhà nước là trách nhiệm của các cấp ủy.

- Về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp ủy, nội dung kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, ngoài việc kiểm tra, giám sát về việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, Quy định 22 còn bổ sung thêm về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên thành: “Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên”.

- Bổ sung thẩm quyền và trách nhiệm của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Quy định 30 mới chỉ quy định thẩm quyền và trách nhiệm của cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát, chưa quy định trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chấp hành. Quy định 22 đã bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chấp hành, có nội dung mới:

“2.4. Thẩm quyền và trách nhiệm của cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chấp hành:  - ...

- Yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo nội dung kiểm tra và phải giữ bí mật thông tin, tài liệu.

- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực tiếp hoặc giao ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên; xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật; quyết định bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thu hồi các văn bản trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Và điểm 1.3, Khoản 1, Điều 5:

“1.3. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: - ...

- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, được yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc kiểm tra và phải giữ bí mật nội dung thông tin, tài liệu.

- Qua kiểm tra, yêu cầu đối tượng kiểm tra kịp thời khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm; nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm”.

* Về công tác kiểm tra, giám sát của uỷ ban kiểm tra các cấp: có 3 nhóm nội dung mới:

- Một là về giám sát trong Đảng: Điểm mới của Quy định 22 là coi nhiệm vụ giám sát cho vai trò đặc biệt quan trọng, xếp vị trí đầu tiên trong 6 nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng:

Về nội dung giám sát đối với tổ chức đảng, bổ sung thêm nội dung: “Việc thực hiện các kết luận, quyết định kiểm tra, giám sát và kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm”.

Về nội dung giám sát đối với đảng viên: Quy định 30 quy định giám sát việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy định 22 thay cụm từ “tập trung dân chủ” bằng cụm từ “tổ chức và hoạt động của Đảng”. Nội dung thứ 2, Quy định 30 quy định “việc giữ gìn đạo đức, lối sống theo quy định của Ban chấp hành Trung ương”, Quy định 22 bổ sung cụm từ “tư tưởng chính trị” và “trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng” và diễn đạt lại là: “- Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác. - Tư tưởng chính trị, giữ gìn đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương theo các quy định của Đảng”. Các điểm mới này nhằm đòi hỏi công tác giám sát đảng viên không chỉ về giữ gìn đạo đức, lối sống mà cả về tư tưởng chính trị và trách nhiệm nêu gương, để đáp ứng yêu cầu chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và sự gương mẫu trong rèn luyện của đảng viên, nhất là cấp ủy viên các cấp. Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên là để củng cố niềm tin của dân đối với đảng và khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu tạo sự lan tỏa trong xã hội.

- Hai là về thẩm quyền và trách nhiệm của uỷ ban kiểm tra, Quy định 22 đã giao thêm một số nhiệm vụ:

+ Bổ sung quy định thẩm quyền của uỷ ban kiểm tra trong "chỉ đạo" cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng: Theo quy định 30 và các quy định về kiểm tra, giám sát của Đảng thời gian qua mới quy định thẩm quyền của ủy ban kiểm tra cấp trên chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát. Thực tiễn trong quá trình thực hiện nhiệm kỳ XII, ủy ban kiểm tra các cấp đã chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp thông qua các kết luận kiểm tra, giám sát và chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã nghiêm túc chấp hành, góp phần quan trọng trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Quy định bổ sung các nội dung trên nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật; công tác hướng dẫn và chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới.

Vì vậy, Trung ương đã thống nhất bổ sung thêm thẩm quyền này cho ủy ban kiểm tra các cấp như sau: "Ủy ban kiểm tra cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng".

+ Quy định 22 tăng thêm nhiệm vụ và thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm pháp luật. Cụ thể:

"Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án, vụ việc, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, thì chuyển thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến ủy ban kiểm tra cùng cấp để kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của Đảng".

"Ủy ban kiểm tra kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án do các cơ quan chức năng thụ lý".

Nội dung này nhằm cụ thể hóa Thông báo kết luận số 01-TB/BCĐTW, ngày 19/3/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã giao ủy ban kiểm tra nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quy định mới thể hiện rõ quan điểm, tinh thần của Đảng là tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn. Thời gian tới, để thực hiện nhiệm vụ này các tổ chức đảng phải kiên quyết, kiên trì, liên tục lãnh đạo, chỉ đạo ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực; chủ động phát hiện, xử lý các vi phạm nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ủy ban kiểm tra các cấp và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Ba là về sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra cấp dưới.

Ngày 18/6/2019, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 195-QĐ/TW về chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; vì vậy, nội dung này cần được cập nhật, bổ sung vào Quy định mới tại Mục c, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 8 cho phù hợp và thống nhất:

“... việc tham mưu và xây dựng nội dung, chương trình kiểm tra, giám sát chuyên đề hằng năm”

“- Báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát mà ủy ban kiểm tra cấp trên đang tiến hành”.

“- Tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”

3.3- Về thi hành kỷ luật trong Đảng tại Chương III

Việc thi hành kỷ luật trong Đảng được viết riêng thành 1 chương, gồm 10 điều, từ Điều 9 đến Điều 18. Nội dung Chương này được biên tập lại từ các nội dung về thi hành kỷ luật trong Đảng ở Quy định 30, bổ sung thêm những vấn đề mới cho phù hợp với thực tiễn, trong đó có nội dung mang tính đột phá về thẩm quyền thi hành kỷ luật của ban thường vụ đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra các cấp mà trước đây chưa từng có. Cụ thể có 4 nhóm nội dung mới:

- Một là về nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng có 3 điểm mới: Quy định 22 quy định rõ hơn về việc xét công nhận đảng viên chính thức đối với đảng viên bị xử lý kỷ luật: “Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức”.

Đồng thời, Quy định 22 cũng quy định trách nhiệm của cá nhân liên quan khi kỷ luật tổ chức đảng: “Khi kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng”.

+ Về nguyên tắc thi hành kỷ luật, Quy định 22 cũng bổ sung thẩm quyền của tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý trước đây và hiện nay khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng bị phát hiện hoặc có tố cáo có vi phạm ở nơi sinh hoạt trước đây "hoặc chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xem xét, xử lý theo thẩm quyền". Việc bổ sung này để việc xem xét, xử lý kỷ luật phù hợp với thực tiễn và lỗi phạm, tránh việc ủy ban kiểm tra cấp trên phải xem xét, xử lý đối với vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cấp dưới, mất nhiều thời gian và thêm thủ tục hành chính trong trường hợp đảng viên khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng khác, mà bị phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước.

+ Quy định 22 đưa ra nguyên tắc cụ thể đối với trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật vi phạm kỷ luật đảng đối với đảng viên vi phạm bị bệnh nặng thay thế quy định bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận. Cụ thể: “Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Thời gian qua, có một số đảng viên, trong đó có cán bộ và nguyên cán bộ cấp cao của Đảng vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, có người bị khởi tố, tạm giam, truy tố đã lợi dụng tính nhân văn trong quy định của Đảng để tránh né, kéo dài việc xem xét, xử lý kỷ luật dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Việc bổ sung quy định này để kỷ luật của Đảng được thực hiện nghiêm minh, kịp thời và đồng bộ, thống nhất với quy định của Bộ Luật hình sự (Điều 61 và Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nghị quyết số 01/2007/NĐ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, người bị xử phạt tù bị bệnh nặng có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục). Cụ thể vấn đề "bệnh nặng" sẽ đưa vào trong Hướng dẫn.

- Hai là về thẩm quyền kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên: bổ sung thêm thẩm quyền kỷ luật cho ban thường vụ đảng uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp:

+ Đối với kỷ luật đảng viên: Điều lệ Đảng quy định ủy ban kiểm tra các cấp có 6 nhiệm vụ; ủy ban kiểm tra độc lập ở 4 cấp do cấp ủy cùng cấp bầu. Hiện nay, tại các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng chưa quy định nhiệm vụ thi hành kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở. Thực tế, ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở và tham mưu cho đảng ủy cơ sở thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định nhiệm vụ thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại và các nhiệm vụ khác cho ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng. Quy định 22 đã bổ sung mới thẩm quyền kỷ luật đảng viên cho ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở như sau: “Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả cấp ủy viên chi bộ, cấp ủy viên đảng ủy bộ phận, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp)”.

Để phù hợp, đồng bộ với nhiệm vụ xem xét, xử lý kỷ luật của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở, đảm bảo kịp thời trong thi hành kỷ luật đảng, Quy định 22 cũng bổ sung thẩm quyền kỷ luật đối với ban thường vụ đảng ủy cơ sở như sau: “Ban thường vụ đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải cấp ủy viên cùng cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý)”.

+ Đối với kỷ luật tổ chức đảng: Khoản 2, Điều 38, Điều lệ Đảng quy định ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ thi hành kỷ luật([1]). Tuy nhiên tại Điều 37 và Khoản 2 Điều 39, Điều lệ Đảng chỉ mới quy định thẩm quyền của cấp ủy trong việc xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng.

Thời gian qua, ủy ban kiểm tra phát hiện tổ chức đảng vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng do chưa quy định thẩm quyền kỷ luật của ủy ban kiểm tra đối với tổ chức đảng nên khi kết luận tổ chức đảng có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật phải chuyển cho cấp ủy cấp dưới xử lý. Việc này đã gây vướng mắc, khó khăn, kéo dài trong thực hiện dẫn đến kỷ luật đảng không đảm bảo tính khách quan, kịp thời. Vì vậy, Quy định 22 đã bỏ thẩm quyền kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng cách cấp như sau: “.. Uỷ ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm xem xét, kết luận, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp ủy trong việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp; quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cấp dưới trực tiếp”.

Việc bổ sung thẩm quyền thi hành kỷ luật cho ban thường vụ đảng ủy, ủy ban kiểm tra các cấp là thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, đồng thời phải trao quyền cho địa phương, cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII); đánh giá cao vai vị trí, vai trò của tổ cức đảng cơ sở và nhằm bảo đảm tính kịp thời của phương châm xử lý kỷ luật trong đảng.

- Ba là về thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật: Quy định 22 nêu rõ tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét xử lý đảng viên khi có các tài liệu của cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp có vi phạm pháp luật. Cụ thể:

“Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật, xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó”.

Quy định như vậy nhằm chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong công tác phòng chống tham nhũng, đảm bảo xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án với phương châm công tác kiểm tra đi trước, “mở đường”, làm cơ sở cho công tác thanh tra, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Bốn là về hiệu lực quyết định kỷ luật: Quy định số 22 bổ sung quy định: “Trường hợp quyết định thay đổi hình thức kỷ luật, thì thời hạn chấp hành kỷ luật được tính từ ngày quyết định kỷ luật đầu tiên có hiệu lực”.

Theo quy định 30, quyết định kỷ luật có hiệu lực ngay sau khi công bố, trừ quyết định kỷ luật của Chi bộ. Thời gian qua, đã xảy ra nhiều trường hợp đảng viên đang chấp hành hoặc chấp hành xong quyết định kỷ luật nhưng khi tổ chức đảng cấp trên kiểm tra, giám sát việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới đã quyết định tăng hoặc giảm hình thức kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại đã thay đổi hình thức kỷ luật thì đảng viên đó vẫn phải chấp hành thêm thời gian của một quyết định kỷ luật tiếp theo. Việc bổ sung quy định này nhằm thống nhất và tháo gỡ vướng mắc về thời hiệu của quyết định kỷ luật; đảm bảo kỷ luật được xử lý nghiêm minh nhưng phải chính xác, khách quan, công bằng và nhân văn cho đảng viên bị kỷ luật; để đảng viên bị kỷ luật không phải chấp hành thêm thời gian của một quyết định kỷ luật tiếp theo khi hình thức kỷ luật thay đổi.

3.4- Những nội dung về giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên tại Chương IV

Nội dung giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên được tách riêng thành 1 chương, gồm 3 điều, từ Điều 19 đến Điều 21, được bổ sung và biên tập lại từ Quy định 30 thành 3 phần: thẩm quyền, nguyên tắc và nội dung giải quyết tố cáo. Có 2 nhóm nội dung mới liên quan đến thẩm quyền và nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm:

- Về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Quy định 22 bổ sung thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ. Cụ thể: “Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp uỷ cùng cấp”.

Đồng thời, làm rõ hơn thẩm quyền của tổ chức đảng trong việc giải quyết tố cáo đối với các trường hợp cán bộ về hưu bị tố cáo trong thời gian đang đương chức: “Trường hợp đảng viên là cấp uỷ viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức”. Việc bổ sung quy định rõ trường hợp giải quyết tố cáo đối với cán bộ đã nghỉ hưu xuất phát từ thực tiễn trong khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo thời gian qua, cán bộ về hưu bị tố cáo trong thời gian đang đương chức nhưng chưa được hướng dẫn giải quyết trong các quy định của Đảng, nên vướng mắc trong thực hiện.

- Về nguyên tắc giải quyết tố cáo: so với Quy định 30, Quy định 22 bổ sung thêm nội dung: “Nếu đơn tố cáo giấu tên, mạo tên nhưng rõ địa chỉ, đối tượng và nội dung tố cáo thì tổ chức đảng có thẩm quyền nắm tình hình để làm cơ sở kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo”.

Thực tế vừa qua cho thấy, một số trường hợp tố cáo giấu tên, mạo tên nhưng lại có nội dung, địa chỉ cụ thể, qua khảo sát nắm tình hình và quyết định giám sát hoặc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đã cho thấy đối tượng bị tố cáo có vi phạm, thậm chí đến mức phải xử lý kỷ luật. Quy định này nhằm không bỏ sót các nguồn tin đã được kiểm chứng và mọi hành vi vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên nếu có.

Đồng thời, Quy định 22 cũng quy định bổ sung trường hợp không giải quyết tố cáo: “...hoặc đã có thông báo không xem xét, giải quyết; đơn tố cáo do người tố cáo đã tự nguyện rút đơn nay tiếp tục tố cáo lại...”.

Việc bổ sung này xuất phát từ thực tiễn khi thực hiện nhiệm vụ, có không ít trường hợp người tố cáo sau khi làm việc với tổ công tác của ủy ban kiểm tra đã tự nguyện rút đơn nhưng sau đó lại tố cáo lại, gửi nhiều lần, được các tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến ủy ban kiểm tra để xem xét, xử lý, làm mất nhiều thời gian, công sức mà nội dung không khác với kết quả đã thẩm tra, xác minh của ủy ban kiểm tra.

3.5- Những nội dung mới về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng tại Chương V

Nội dung giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được tách riêng thành 1 Chương, gồm 4 điều, từ Điều 22 đến Điều 26, được biên tập từ những nội dung của Quy định 30. Đồng thời, có bổ sung 1 số nội dung mới để giải quyết những vấn đề còn vướng khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong thời gian qua. Có 3 nội dung mới, cụ thể là:

- Một là về thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng: Quy định 22 đã bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với uỷ ban kiểm tra các cấp, ban thường vụ cấp uỷ cơ sở cho phù hợp, thống nhất với việc tăng thẩm quyền cho các tổ chức đảng này trong thi hành kỷ luật, cụ thể: “Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được tiến hành từ uỷ ban kiểm tra, ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ từ cấp cơ sở trở lên”.

- Hai là về thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá kỷ luật: Quy định 22 cũng bổ sung thêm đối với cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cơ sở. Cụ thể: “Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ, ban thường vụ đảng uỷ hoặc đảng uỷ từ cấp cơ sở trở lên có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật đối với đảng viên, tổ chức đảng do tổ chức đảng cấp dưới quyết định”.

- Ba là về phạm vi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng: Quy định 22 bổ sung trường hợp không giải quyết khiếu nại “từ chối nhận quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật”. Quy định này nhằm bảo đảm kỷ cương, kỷ luật của Đảng; nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật. Qua tổng kết, các tổ chức đảng đều cho rằng, bổ sung như vậy là phù hợp với thực tiễn.

Từ kết quả tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, ngoài những nội dung trên, Quy định còn thống nhất, quy định cụ thể thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, đình chỉ sinh hoạt đảng, thời gian gia hạn giải quyết khiếu nại để tránh tình trạng cấp ủy, tổ chức đảng kéo dài việc giải quyết như trước đây; việc quy định Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện Quy định 22 (trước đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện quy định 30)... Quy định cũng được điều chỉnh, biên tập lại một số nội dung, câu từ để tránh trùng lặp và phù hợp các quy định mới của Đảng; một số nội dung đi sâu vào chi tiết được Ban Bí thư đưa ra Hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là những nội dung mới cơ bản trong Quy định 22 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.


([1]) “Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó”.

Đáng quan tâm


Các bài viết khác