Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu

Bài giảng Công nghệ 8, bài 2: Hình chiếu.

Thứ sáu - 22/12/2017 15:04
  • In ra
Bài giảng Công nghệ 8, bài 2: Hình chiếu.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phép chiếu, hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu. Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
2. Kỹ năng: Nhận biết hình chiếu của vật thể
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận,chính xác. Làm việc theo quy trình. yêu thích vẽ kỹ thuật
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề, quan sát, vấn đáp tìm tòi, gợi mở
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Giáo viên:
- Mô hình hình hộp như hình 2.3, 2.4 SGK
- Nguồn sáng, bao diêm, vỏ bao thuốc lá.
- Bìa cat tông cứng gập làm mô hình mặt phẳng chiếu
2. Học sinh: Một số hình hộp để quan sát
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất. Cho ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới:
ĐVĐ: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài : “Hình chiếu”.

Hoạt động 1: Khái niệm hình chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Nêu tình huống khi trời nắng hoặc tối có ánh điện ta nhìn thấy bóng của mình ở dưới mặt đất
HS: Kết hợp quan sát hình 2.1 SGK
Em hãy chỉ ra đâu là mặt phẳng chiếu, tia chiếu, hình chiếu?
Hãy rút ra khái niệm về hình chiếu?
Cách vẽ hình chiếu của một điểm của vật thể ntn?

I. Khái niệm về hình chiếu
Hình nhận được trên mặt phẵng gọi là hình chiếu của vật thể.
Chiếu một vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu
Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu
Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu

Hoạt động 2: Các phép chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Cho học sinh quan sát tranh hình 2.2 đặt câu hỏi:
Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c SGK?
HS: Thảo luận
GV: Kết luận: đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau
Cho ví dụ về các phép chiếu này trong tự nhiên?
HS: Thảo luận và trả lời
HS: Quan sát hình 2.3 và mô hình ba mặt phẳng chiếu
Nêu vị trí của các mặt chiếu đối với vật thể?
Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát?
GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK và nghiên cứu trả lời.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
GV: Cho HS quan sát mô hình
Vật thể được đặt ntn đối với các mặt phẳng chiếu?
GV nói rõ vì sao phải mở các mặt phẳng chiếu( vì hình chiếu phải được vẽ trên cùng 1 bản vẽ)
II. Các phép chiếu
- Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu đồng quy
- Phép chiếu song song: các tia chiếu song2
- Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc với mpc
III. Các hình chiếu vuông góc
1. Các mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện (Mặt phẳng chiếu đứng)
- Mặt nằm ngang (Mặt phẳng chiếu bằng)
- Mặt cạnh bên phải ( Mặt phẳng chiếu cạnh)
2. Các hình chiếu
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước đến
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang phải

Hoạt động 3: Các phép chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hãy nêu vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh khi mở?
HS: Tìm hiểu mô hình và thảo luận theo nhóm
Các nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau
Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu dùng một hình chiếu có được không?
IV. Vị trí các hình chiếu
- Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ
- Hình chiếu bằng ở bên dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

4.Củng cố:
- Thế nào là hình chiếu
- Có những phép chiếu nào?
- Nêu vị trí các hình chiếu trong bản vẽ?
5.Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn làm BT số 3 SGK và đọc phần có thể em chưa biết. - Đọc trước bài 4 SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

I - PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT (PPCG 1)

Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể.

Các hướng chiếu (hướng nhìn) từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900 và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 900để các hình chiếu nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Nước ta và nhiều nước Châu Âu thường dùng phương pháp góc chiếu thứ nhất.

1. Phương pháp góc chiếu thứ nhất

a. Khái niệm

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để có được các bản vẽ kỹ thuật, chủ yếu là cho các hình chiếu chính tả. Phép chiếu chính tả là một phương pháp đồ họa được sử dụng để thể hiện các cấu trúc hoặc đối tượng ba chiều thành các hình ảnh chiếu phối cảnh khác nhau được gọi là các khung nhìn. Chế độ xem chính tả thường bao gồm chế độ xem trên cùng, chế độ xem trước và chế độ xem bên. Phép chiếu góc đầu tiên là một trong những phương pháp được sử dụng cho các bản vẽ chiếu chính tả và được quốc tế chấp nhận trừ Hoa Kỳ. Trong phương pháp chiếu này, đối tượng được đặt trong góc phần tư thứ nhất và được đặt ở phía trước mặt phẳng thẳng đứng và phía trên mặt phẳng ngang.

b. Đặc điểm

- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.

-Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

-Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.

Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được đặt bên phải hình chiếu đứng.

* Phương pháp

Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:

A: Hình chiếu đứng

B: Hình chiếu cạnh

C: Hình chiếu cạnh

Đường biểu diễn: Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm

- Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)

- Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

* Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ

Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:

- Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o

- Xoay P3 sang phải một góc 90o Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ Hình 2

* Vị trí các hình chiếu theo PPCG1 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật

- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A => Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta và hầu hết các nước châu Âu.