Ví dụ về kiểm tra đánh giá định kỳ

Ví dụ về kiểm tra đánh giá định kỳ

Kết quả học tập của học sinh là kết quả của quá trình tiếp thu, học tập và rèn luyện, vận dụng của các em từ những kiến thức đã học.

Vậy có các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nào để đáp ứng các yêu cầu của việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập trong chương trình?

Yêu cầu khi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh

  • Kiểm tra, đánh giá đúng, đủ nội dung.
  • Kiểm tra, đánh giá đúng thời điểm: kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
  • Kiểm tra, đánh giá học sinh toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng.
  • Kiểm tra, đánh giá nhưng không gây áp lực cho học sinh

Ví dụ về kiểm tra đánh giá định kỳ

Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá đúng trọng tâm

Ở mỗi chuyên đề, học sinh có thể được học rất nhiều chủ điểm xoay quanh chuyên đề đó, ví dụ như trong chuyên đề về phát triển năng lực thể chất, các em sẽ được tìm hiểu và thực hành về các môn thể thao, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện hằng ngày hay trong chuyên đề phát triển năng lực khoa học, các em sẽ được lần lượt nghiên cứu các chủ đề khoa học tự nhiên như môi trường, trái đất, các định lý, cho tới các chủ đề khoa học xã hội như văn hoá, con người, lịch sử,

Ở mỗi chủ đề, sẽ có những nội dung trọng tâm cần được kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng của học sinh.

Kiểm tra, đánh giá theo năng lực của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở từng chuyên đề với mục đích so sánh năng lực của học sinh với yêu cầu tiêu chuẩn năng lực chung của học sinh, giúp học sinh cải thiện tiến bộ hơn, phát huy những năng lực của bản thân, tạo phong trào học tập tích cực trong nhà trường chứ không phải chỉ để so sánh giữa các học sinh với nhau, để chạy theo thành tích.

Việc phân loại học sinh phải dựa theo nhóm năng lực cụ thể, ví dụ có những em nào trội hơn về năng lực ngôn ngữ, những em nào lại trội hơn về năng lực thể chất, Từ đó phát triển thêm cho các em đồng thời cũng bồi dưỡng về các kỹ năng còn yếu kém để các em có cơ hội phát triển toàn diện.

Ví dụ về kiểm tra đánh giá định kỳ

Kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Trước hết, cần phải xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là để phát triển năng lực của học sinh phải dựa trên kết quả ở cả quá trình học.

Khi được kiểm tra, đánh giá có định hướng, mỗi học sinh sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu cuối cùng một cách rõ ràng là học để làm gì, biết được chúng muốn gì và tất nhiên chúng sẽ chịu trách nhiệm cao hơn đối với việc học của chính bản thân mình thay vì học đối phó.

Chẳng hạn, một học sinh có năng lực về hội hoạ và thẩm mỹ. Qua kiểm tra, đánh giá sẽ phân loại được học sinh này với các học sinh có các năng lực khác. Từ đó định hướng cho bạn các môn học, các hoạt động giúp phát huy tối đa năng lực của bạn, đồng thời vẫn cân bằng với việc học các môn văn hoá để bạn làm giàu cho trí tưởng tượng và thẩm mỹ của mình.

Đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để đánh giá toàn diện học sinh, giáo viên nên kết hợp giữa kiểm tra bằng miệng, kiểm tra viết, kết hợp với thực hành cá nhân và thực hành theo nhóm.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể trao quyền tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các học sinh trong lớp để các em phát huy năng lực tự chủ, tự học của mình.

Tóm lại, nên kết hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trên nhiều phương diện, áp dụng nhiều hình thức khác nhau với các chuyên đề cụ thể, trọng tâm và có định hướng nhằm phát triển năng lực tốt nhất cho các em!