Ví dụ về phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

MÔ TẢ GIẢI PHÁPTên sáng kiến kinh nghiệm:PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI THÔNGQUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANHTác giả sáng kiến: Tăng Thị Kim LoanĐơn vị công tác: Trường Mầm Non Thị Trấn1/ Tình trạng giải pháp đã biết:Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục cổ điển đã tận dụng môi trường xung quanhlàm phương tiện giáo dục cho trẻ em đặc biệt là trong việc phát triển nhận thứccho trẻ . Theo Các Mác với quan niệm “ Con người là tổng hòa các mối quan hệxã hội” ông đã chỉ ra rằng nhân cách của trẻ hình thành và phát triển . Khi tíchcực tham gia vào các hoạt động với môi trường xung quanh, đặc biệt là hoạtđộng nhận thức, phải luôn luôn chú ý đến hoạt động của trẻ và hướng chúng đếnhoạt động chủ đạo. Phải coi trẻ là chủ thể của quá trình nhận thức. Ở Việt namtrong những năm gần đây đứng trước nhiệm vụ đổi mới và nâng vao chất lượnggáo dục đào tạo, nhiều nhà nghiên cứu , tâm lý giáo dục đã đi sâu vào nghiêncứu các vấn đề về bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học, trong đóphải kể đến giáo sư Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Hồ Ngọc Đại… như vậy vấnđề phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ đã được các nhà tâm lý học, giáo dụchọc nghiên cứu.Đây là một hoạt động rất lý thú và bổ ích giúp trẻ hòa nhập vào thế giới tựnhiên, cảm nhận cái đẹp đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh, giúp trẻkhám phá môi trường tự nhiên, xã hội qua hoạt động ngoài trời, hoạt động học…từ đó giúp trẻ có một số kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, đó cũng là cơ sởhình thành nhân cách cho trẻ . Các hoạt động nhận thức ở trường mầm non cungcấp cho trẻ cơ hội khám phá và trãi nghiệm môi trường xung quanh.* Ưu khuyết điểm của giải pháp:Ưu điểm:Góp phần phát triển hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giác,tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý …của trẻ.1Trong quá trình hoạt động với môi trường xung quanh, trẻ được tích cực sửdụng các giác quan( nghe, nói, nhìn, sờ , mó…) và được tiến hành các thao táctrí tuệ ( quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp…)Giúp trẻ tích cực tham gia vảo hoạt động nhận thức thế giới xung quanh mộtcách sinh động, thoải mái và đem lại hiệu quả cao. Phát triển nhận thức của trẻmẫu giáo 5- 6 tuổi đó là tiền đề là cơ sở để trẻ học tập ở trường phổ thôngKhuyết điểm:Tuy nhiên trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh này đôi khigiáo viên lại tiến hành một cách đơn điệu, giống như gợi hỏi những kiến thứckinh nghiệm đơn giản, làm cho trẻ lo ra, thiếu tập trung chú ý. Giáo viên ít chú ývào sự lĩnh hội, khả năng rèn luyện các thao tác tư duy, làm hạn chế kết quả thunhận kiến thức, trẻ không biết vận dụng những hiểu biết của mình vào trongcuộc sống, trẻ ít tìm hiểu, không có khả năng lập luận, diễn đạt những hiểu biếtmà trẻ đã thu nhận được. Mặc khác, giáo viên chưa chú trọng cho trẻ chủ động,chưa phát huy được khả năng tích cực trong hoạt động nhận thức của trẻ.Với những ưu khuyết điểm nêu trên tôi chọn đề tài “ Phát triển nhận thứccho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trườngxung quanh” rèn luyện sự chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ cho trẻ nhằm giúp trẻmẫu giáo 5-6 tuổi khi chuyển từ trường mẫu giáo vào trường phổ thông có tẩmhiểu biết khá đầy đủ, có sự phát triển khá tốt ở các mặt, đặc biệt là sự phát triềnvề nhận thức. Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ để bước vào lớp một.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi là một bước phát triển dài: ở giai đoạn này, có thể trẻcó sự tăng trưởng và phát triển cực nhanh so với cả đời người.Các nhà tâm lýhọc, giáo dục học cho rằng từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong quátrình hình thành nhân cách cho trẻ, đó là những phẩm chất như: tính tự tin, tínhđộc lập, tính chủ động, tính tích cực,…Đây là giai đoạn quan trọng không được bỏ qua, cần phải có tác động củagiáo dục2Hiện nay giáo dục mầm non đã từng lúc được đổi mới và chỉnh lý, cải cách,đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức để phù hợp với yêu cầu đào tạocon người trong giai đoạn phát triển hiện nay, đặc biệt là phát triển nhận thức,con người phải có sự hiểu biết mới có khả năng vận dụng vào thực tiễn.Đối với giáo dục mầm non, đứng trước xu thế đổi mới giáo dục đã chú ý đếnđổi mới hình thức, phương pháp giáo dục đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5-6tuổi đang chuẩn bị vào truồng phổ thông, đây là bước đi quan trọng trong đờisống của trẻ. Vậy phải phát huy tối đa năng lực vốn có của trẻ, tích cực hòamình vào hoạt động để vừa khám phá vừa tiếp thu tri thức làm sao phải tạo chotrẻ sự hứng thú, tự tin và tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm phù hợp với khảnăng của chúng. Như vậy cho thấy việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ đãđược khoa học giáo dục quan tâm và đưa vào chương trình đổi mới hình thứcchăm sóc giáo dục trẻ ở các lứa tuổi mầm non. Điều mà tôi quan tâm là tính thựctiễn của vấn đề, là làm cách nào để phát triển khả năng nhận thức của trẻ mẫugiáo 5- 6 tuổi.2.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi:* Chú ý:Suốt thời kỳ mẫu giáo, do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp, trí tuệ của trẻcũng phát triển dần lên nên sự chý ý ngày càng tập trung hơn, bền vững hơn.Trò chơi càng phản ánh được nhiều hành động và mối quan hệ phức tạp củacon người trong xã hội, càng nẩy sinh nhiều tình huống mới bao nhiêu sự chý ýcủa trẻ vào trò chơi càng tập trung và bền vững. Sự phát triển chú ý của trẻ mẫugiáo 5- 6 tuổi dựa trên nền tảng của tính chủ động biết hướng ý thích của mìnhvào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ. trẻ cókhả năng chú ý có chủ định từ 37- đến 51 phút nếu đối tượng chú ý hấp dẫn kíchthích được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.Trẻ có khả năng phân phối chú ý của mình lên 2-5 đối tượng cùng một lúc.Trẻ di chuyển chú ý nhanh, Ví dụ: Trẻ đang hoạt động vui chơi, cô dùng xắc xôtập trung trẻ lại, trẻ di chuyển nhanh đến cô.3Tuy nhiên khả năng phân phối sự chú ý này chưa bền vững, dễ dao động, đặcbiệt trong những lúc quan sát tranh mô hình.Sự phân tán chu ý của trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xunglực, khả năng chi phối, do vậy cần thay đổi trò chơi hấp dẫn hơn cho trẻ.Chú ý âm thanh có ý nghĩa lớn đối với trẻ, cần tập luyện các phẩm chất chú ýcho trẻ thông qua trò chơi và các hoạt động học…Chú ý là một đặc điểm tâm lý vô cùng quan trọng đối với hoạt động trí tuệcủa trẻ, trong hoạt động học nếu trẻ không chú ý thì kết quả nhận thức sẽ hết sứchạn chế, do đó cần giáo dục năng lực chú ý, đặc biệt chú ý có chủ định bềnvững.Việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động ngoài trời để trẻ quansát chý ý có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chú ý có chủ định như tổchức cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh theo chủ đề, cô khuyếnkhích trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi, kích thích trẻ múa hát …bằngnhững phương pháp nhất định.Cuối tuổi mẫu giáo việc rèn luyện chú ý sẽ giúp trẻ chú ý vào những vấn đềmả trẻ không thấy hứng thú mà điều đó rất cần thiết cho sự tiếp thu kiến thứcmới, vì vậy cô tạo mọi điều kiện đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, mô hình, vật thậtkhi tổ chức cho trẻ khám phá, từ đó kích sự chú ý có chủ định trẻ sẽ tiếp thukiến thức có hệ thống thông qua hoạt động học vui chơi mà cô tổ chức.* Tri giác:Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có mức độ phong phú hơn về các kiểu loại, các hoạtđộng nhận thức như: tri giác không gian, thời gian hoặc tri giác nhìn, nghe, xúcgiác có độ nhạy cảm cao hơn, chính xác hơn…cuối tuổi mẫu giáo trẻ nhận cáchướng phức tạp như: góc trên bên phải, góc dưới bên trái. Khả năng định hướngvào không gian quan hệ mật thiết tới việc diễn đạt bằng lời. Nhờ đó trẻ nhận ravà ghi lại được các hướng không gian.Định hướng thời gian đối với trẻ khó hơn định hướng không gian. Trẻ mẫugiáo 5- 6 tuổi đã bắt đầu phân biệt được các khái niệm về thời gian như: “ hômnay”, “ ngày mai”, “ hôm qua”… đến cuối tuổi mẫu giáo mới phân biệt được rõ4nét phạm trù quá khứ hiện tại… phải cần có thời gian dài thì mới hình thành rõnét ở trẻ.Tri giác nhìn và tri giác nghe phát triền mạnh .Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đã có khả năng nhìn bao quát bức tranh và hiểu đượcnội dung một số bức tranh có bố cụ phức tạp. Trẻ còn biết giải thích khi đúng vềnội dung bức tranh cho người khác hiểu nếu chủ đề tranh không vượt khỏikhuôn khổ những hiểu biết và kinh nghiệm sống của trẻ.* Trí nhớTrẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển rấtmạnh. Nhờ vào mức độ phát triển tâm lý đã đạt và ảnh hưởng của những yêu cầudo người lớn đặt ra cho trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt động mới, trínhớ của trẻ được phong phú và bền vững hơn.Trong khi cho trẻ làm quen với thế giới xung quanh, trong khi tham gia vàohoạt động học, tham gia vui chơi, tham quan dạo chơi…trẻ đã ghi lại nhiều ấntượng một cách tự nhiên không cố đặt cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ một điềugì có ý nghĩa là trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vẫn mang tính chất không chủđịnh.Bên cạnh trí nhớ không chủ định của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thì trí nhớ có chủđịnh đã được hình thành, Có những thay đổi đó là vì điều kiện hoạt động phứctạp hơn, người lớn yêu cầu cao hơn buộc trẻ không những định hướng vào hiệntại mà cả quá khứ và tương lai nữa.Ví vụ: khi trẻ tham quan vườn trường cô bảo các bé hãy quan sát kỹ các loạirau vườn trường và nuôi các con vật nuôi… về nhà kể lại cho bố mẹ, ông bànghe cháu nào cũng quan sát kỹ và ghi nhớ đặc điểm các loại rau, con vật để kểđược đầy đủ và chính xác.Để ghi nhớ có chủ định trước hết cô cần dạy trẻ nhận rõ nhiệm vụ đã đề ra làphải nghi nhớ cái gì? Nhiệm vụ đó được trẻ nhận ra một cách dễ dàng nếu khithực hiện trẻ đạt được kết quả tốt. Đặc biệt nếu nhiệm vụ ghi nhớ đước gắn liềnvới những trò chơi hấp dẫn thì chắc chắn trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn nhiều5Sự phát triển trí nhớ có chủ định đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bịcho trẻ vào lớp một, trẻ sẽ không học tốt ở trường phổ thông nếu chỉ ghi nhớnhững gì mà mình thích thú và ghi nhớ một cách tùy tiện. Do đó cô cần giúp trẻbước đầu phát triển trí nhớ có chủ định. Đặc biệt đối với những trẻ đãng trí hayquên thì phải nhắc đi nhắc lại nhiệm vụ ghi nhớ nhiều lần, hướng dẫn trẻ quansát hoạt động, suy nghĩ về những đối tượng cần ghi nhớ. Ngoài ra, để trẻ ghi nhớtốt hơn giáo viên cần nhiều học cụ trực quan đẹp mắt được sử dụng đúng lúcđúng chỗ kết hợp với lời nói diễn cảm. Sự phát triển trí nhớ có chủ định chủ yếulà trong quá trình học ở phổ thông nhờ việc học tập các môn học một cáchnghiêm túc, học sinh không những nắm vững nội dung cần ghi nhớ mà còn tìmra các phương pháp để ghi nhớ tốt tài liệu.* Tư duySự phát triển lời nói đã được hoàn thiện ở tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi khi tư duyphát triển. Trẻ biết phân tích , tổng hợp không chỉ ở đồ vật trước mắt mà cònbiết phân tích, tổng hợp hình ảnh, lời nói, thích tìm hiểu khám phá môi trườngxung quanh. Hay đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi, phân loại được một số đối tượng theo 2- 3dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại…Ví dụ:Trong giờ nêu gương trẻ biết nhận xét bạn A đó là không ngoan, bởi vì bạn đãhay khóc khi đến lớp, hoặc làm ồn trong giờ ngủ …Tư duy trẻ tiến dần đến hiệnthực khách quan, trẻ dần dần biết phân biệt được ngoan hư, tốt xấu.Trẻ từng bước lĩnh hội các con số trừu tượng, nhiều khái trừu tượng ra đờigiúp trẻ tiếp thu và học tập được tất cả các tiết học.Các phẩm chất tư duy của trẻ phát triển như: tính độc lập, sáng tạo, tính linhhoạt độ mềm dẻo của tư duy từng bước phát triển ở trẻ.Ở trẻ mẫu giáo để giúp trẻ phát triển tư duy nhận biết được các sự vật hiệntượng thông qua các hoạt động học, vui chơi, hoạt động ngoài trời…cô cần tạođiều kiện, phương tiện, cung cấp những hình ảnh trực quan đa dạng phong phúgiúp trẻ hứng thú hơn, tiếp thu bài tốt hơn.62.2 ý nghĩa của việc cho làm quen với môi trường xung quanh trong sựphát triển nhân cách, đặc biệt là phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một hoạt động quan trọngtrong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, nó tác dụng góp phần tích cực vàoviệc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm, trí tuệ, tình cảm thẩmmỹ, đạo đức.Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượnggần giũ xung quanh trẻ. Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thốngvề thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẵng về đặc điểm tính chất, giá trịsử dụng, mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻmẫu giáo 5- 6 tuổi khả năng nhận thức tiền khoa học một cách đúng đắn., làmcơ sở cho trẻ bước vào trường phổ thông có thể tiếp nhận những tri thức khoahọc có hệ thống.Góp phần phát triển hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giáctri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý …của trẻ.Trong quá trình hoạt động với môi trường xung quanh, trẻ được tích cực sửdụng các giác quan( nghe, nói, nhìn, sờ , mó…) và được tiến hành các thao táctrí tuệ ( quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp…)Ví dụ:Cho trẻ khám phá chủ đề về Phương tiện giao thông, cô tạo tiếng kêu củađộng cơ cháu nghe và nhận xét xem đó là tiếng của phượng tiện gì?( máy bay,ô tô, tàu lửa…)Qua hoạt động học trẻ biễu đạt được những suy nghĩ của mình bằng ngônngữ trong đàm thoại. Từ đó giúp trẻ nhận biết được các phượng tiện giao đượclưu hành trên các đường nào? So sánh được phương tiện giao thông nào nhanh,chậm, phân tích được đặc điểm của từng loại phượng tiện…Cuối tuổi mẫu giáo, các giác quan của trẻ đã phát triển và hoàn thiện, nhữngbiễu tượng mà trẻ thu nhận được cụ thể, chính xác, sinh động và hấp dẫn hơn,do đó trẻ ghi nhớ và nhớ lâu góp phần phát triển tình cảm thẩm mỹ- đạo đức.7Trẻ được giáo dục đúng đắn trong môi trường tự nhiên và xã hội, tạo điềukiện hình thành và phát triển tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tìnhcảm yêu thương với người thân, kính trọng cô giáo, biết yêu quí và bảo vệ thiênnhiên, bảo vệ những truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước, yêu kínhngười lao động, trân trọng giữ gìn sản phẩm lao động. Qua đó trẻ bước đầu cólối sống văn minh trong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày, có tình yêu đốivới cái đẹp, biết yêu quí, tôn trọng và giữ gìn cái đẹp, thích góp phần tạo ra cáiđẹp và đưa cái đẹp vào trong cuộc sống một cách sáng tạo.Ví dụ: Tim hiểu về “ Gia đình của bé” cháu biết được mối quan hệ giữa chamẹ, ông bà ngoại, nội, cô cậu, chú bác, dì, anh chị em trong gia đình…là nhữngngười thân mối quan hệ giữa những người thân, sinh hoạt chung một mái nhà.Từ đó cháu hiểu được vị trí của cháu đối với các người thân, tình cảm yêu quíkính trọng với người lớn trong gia đình…Thông qua đó góp phần tích lũy vốn sống của trẻ về gia đình và những ngườithân, có thái độ phù hợp, tình cảm của trẻ cũng được phát triển.Như vậy môi trường xung quanh có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triểnnhận thức cho trẻ. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, nó cung cấp cho trẻ vốnkiến thức tiền khoa học về xã hội, con người, thiên nhiên…là cơ sở để hìnhthành nhân cách cho trẻ.2.3 Các phương pháp và hình thức dạy trẻ làm quen vời môi trường xungquanh ở trường mầm non hiện nay.Để hoạt động làm quen với môi trường xung quanh được tiến hành một cáchcó hiệu quả thì điều kiện quan trọng trước hết là cho trẻ trực tiếp quan sát, đâylà phương pháp quan trọng để giúp trẻ tiếp xúc với các hiện tượng xung quanh.Điều đó có tác dụng củng cố, mở rộng và chính xác hóa vốn kiến thức cũ, tạocơ hội cung cấp cho trẻ những kiến thức mới làm giàu vốn từ cho trẻ . Pháttriển năng lực quan sát, rèn luyện các giác quan, các thao tác tư duy…Để tập trung sự chú ý của trẻ, làm cho việc quan sát có hiệu quả cần cho trẻbiết mục đích quan sát. Ví dụ: “ Cho trẻ quan sát các loại quả” trước khi tiếnhành quan sát cô cần hướng trẻ tập trung chú ý đến màu sắc bên ngoài của quả,8vỏ sần ( nhẵn)bên trong có vị ngọt, chua, cò múi, không múi, có hạt khônghạt…cô cho trẻ sờ nắn, nếm, ngữi mùi của quả…Phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp, dẫn dắt trẻ tri giác đối tượng,phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và đi đến kết luận về đối tượng nhậnthức.Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi cần hướng dẫn trẻ tự đặt ra mục đích quan sátvà cách tiến hành quan sát. Ví dụ: khi hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi quansát” hạt và sự nẫy mầm” hay “ cây và môi trường sống”Tóm lại, quan sát là cơ sở rèn luyện khả năng tư duy tích cực, chuẩn bị chotrẻ lĩnh hội tri thức khoa học ở trường phổ thông sau này.Bên cạnh việc cho trẻ quan sát phương pháp đàm thoại là một trong nhữngphương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động , sáng tạo của trẻ trong quátrình làm quen với môi trường xung quanh. Nhờ tham gia vào quá trình đàmthoại làm cho trẻ quan sát đạt kết quả cao( Nhanh chóng chính xác, bền vững),sự hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh được cũng cố, mở rộng và chínhxác hơn, tiến hành được các thao tác tư duy, quá trình tâm lý được thúc đẩymạnh mẽ.Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh để đạt đượcnhững mục tiêu và yêu cầu của hoạt động này, việc sử dụng trò chơi, câu đố,truyện kể, thơ ca, bài hát, tranh ảnh…là biện pháp hữu hiệu, giúp trẻ tích cựctham gia vảo hoạt động nhận thức thế giới xung quanh một cách sinh động,thoải mái và đem lại hiệu quả cao.Trò chơi được sử dụng rất nhiều trong quá trình hướng dẫn làm quen với môitrường xung quanh để củng cố, bổ sung và mở rộng những hiểu biết của trẻ vềcác sự vật hiện tượng xung quanh. Trò chơi bao gồm: trò chơi học tập, trò chơivận động, trò chơi sáng tạo.Ví dụ: Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đề tài” Tìm hiểu vềphương tiện giao thông đường bộ” cô giáo có thể sử dụng trò chơi “ lái ô tô vềbến “ cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ biết đây là ngã tư đường, có chú cảnh sátgiao thông đứng hướng dẫn, các cháu cầm vô lăng giã làm tài xế lái xe ô tô9chạy qua ngã tư theo hiệu lệnh của chú cảnh sát giao thông, vừa lái xe cháu giãlàm động cơ của xe pin pin…”qua trò chơi cháu nắm được một số luật lệ khitham gia giao thông và thích thú khi được làm tài xế, hiểu được nhiệm vụ củachú cảnh sát giao thông…Sử dụng tranh, hình ảnh trên đèn chiếu khi: trẻ làm quen với các sự vật,hiện tượng mà trẻ không có điều kiện tiếp xúc với vật thật. Được làm quen vớicác sự vật hiện tượng qua tranh, đèn chiếu và những hình ảnh động trẻ sẽ táihiện được vốn hiểu biết trong cuộc sống.Ví dụ: cô cho trẻ quan sát “ động vật sống trong rừng” cô cho trẻ nhận biếtgọi tên các con vật theo vốn hiểu biết của trẻ, sau để nhận ra các con vật sốngtrong rừng, được nuôi ở sở thú…trước khi quan sát, đàm thoại trong quía trìnhquan sátCâu đố hấp dẫn trong quá trình làm quen kích thích trẻ tập trung chú ý,phát triển tư duy, phát triển óc quan sát.Ví dụ: “ Đuôi bé đầu toTai bằng quạt moVòi dìa chấm đấtĐố biết con gì?( Con voi)Nhiều tác phẩm truyện thơ thể hiện một cách sinh động óc quan sát của conngười. Về truyện, chủ yếu là những tác phẩm nhằm mục đích giào dục trẻ yêuông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè, yêu cái thiện, ghét cái ác. Về thơ chủ yếu lànhững tác phẩm nhằm phát triền óc quan sát của trẻ, giáo dục đạo đức và tháiđộ ứng xử với xung quanh. Các tác phẩm truyện, thơ phù hợp với nội dung đốitượng mà trẻ sẽ được làm quenCa dao tục ngữ là tinh hoa của dân tộc. nhiều bài ca dao kích thích xúc cảmvà tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống xã hội.Ví dụ: Câu ca daoChuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm10Cô giải thích cho trẻ hiểu câu ca dao trên đã nói lên giũa mối quan hệ giữachuồn chuồn và thời tiết. Nếu chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa, nếu nóbay cao thì trời nắng và bay không cao, không thấp là trời râm.Một số bài hát , bản nhạc có tác dụng kích thích xúc cảm của trẻ đối với convật, quê hương, đất nước, Bác Hồ có thể sử dụng các bài hát về đề tài gia đình,quê hương, trường học, cây, con, hoa, quả…Trước hoặc sau khi quan sát, đàm thoại, nếu sử dụng bài hát phù hợp với chủđề mà cô cho cháu tìm hiểu về thế giới xung quanh một cách khéo léo chuyểnnội dung và dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Chú ý khi sử dụng phương pháp nàyphải biết linh hoạt áp dụng cho từng độ tuổi mới có hiệu quả cao.Việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được thực hiện quahoạt động chung và các hoạt động ngoài trời, ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệthoạt động chung giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với môi trường xungquanh có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có hoạt động này mà kiến thức của trẻ sẽđược hệ thống hóa, chính xác hóa những tri thức về tự nhiên, xã hội trẻ đã thunhập được trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở đó hình thành các quá trìnhtâm lý( quan sát, ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ…) nhằm chuẩn bị cho trẻ vào lớpmột.Qua hoạt động làm quen với mội trường xung quanh trên lớp trẻ được củngcố hệ thống hóa, chính xác hóa và mở rộng hiểu biết, kỹ năng hoạt động về nộidung, các sự vật hiện tượng trẻ đã được làm quen, phát triển năng lực hoạtđộng trí tuệ của trẻ, đảm bảo không khí vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng.Bên cạnh hình thức hoạt động chung, thì việc cho trẻ làm quen với môitrường xung quanh ở các hoạt động khác củng không kém phần quan trọng.Hoạt động góc: nhằm trang bị cho trẻ một số kiến thức, kĩ năng về tự nhiênvà xã hội thông qua những trò chơi và trẻ biết vận dụng những kiến thức đó.Đối với những trò chơi có chủ đề về xã hội, có thể sử dụng những trò chơi nhưtrò chơi phản ánh sinh hoạt, trò chơi xây dựngDạo chơi, tham quan: có tác dụng mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trườngxung quanh, có thể cho trẻ dạo chơi quanh trường, quan sát thời tiết, bầu trời,11thiên nhiên, quan sát các hoạt động của con người, con vật, giao thông…thamquan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Công trình xây dựng, văn hóa,phong cảnh thiên nhiên, trường học, bệnh viện…( nếu có điều kiện, hoặc chocháu xem qua hình ảnh đèn chiếu)Hoạt dộng ngoài trời: củng cố những hiểu biết cho trẻ trong hoạt động làmquen với môi trường xunh quanh.Thông qua sinh hoạt hàng ngày như: sinh hoạt cá nhân, ăn, ngủ, vệ sinh…,sinh hoạt tập thể: vui chơi, học tập, lao động. Thông qua qua đó dạy trẻ cách sửdụng, giữ gìn bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi, giáo dục trẻ nếp sống văn hóa.Tóm lại: Việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thôngqua hình thức hoạt động chung và các hoạt động khác, để giúp trẻ lĩnh hộinhững tri thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi chuyển từtrường mẫu giáo vào trường phổ thông có tẩm hiểu biết khá đầy đủ, có sự pháttriển khá tốt ở các mặt, đặc biệt là sự phát triền về nhận thức. Đây là sự chuẩnbị cần thiết cho trẻ để bước vào lớp một.2.4 Một số biện pháp phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.2.4.1 Khái niệm về tính tích cực nhận thức:- Phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ đó là quá trình giáo dục theo tinhthần vì trẻ và với trẻ, tức là trẻ phải được xem là chủ thể có ý thức tronghoạt động thể hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập.Người lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ được hoạt động. Đứa trẻ vừa làmục tiêu vừa là động lực của quá trình giáo dục, là nhân vật chính của quátrình giáo dục.2.4.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển tính tích cực nhận thứccho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.- Phải để trẻ tự phát hiện kiến thức bằng quá trình nhận thức.- Trẻ phải được tạo cơ hội để tự thực hành- Chủ đề, chủ điểm hoặc đề tài phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và phùhợp với giai đoạn phát triển trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.12- Đề tài giải pháp giúp trẻ có thể vận dụng được kiến thức mà trẻ lấy được từtrong cuộc sống.- Trẻ cần có cơ hội hoạt động với vật liệu hay bất kỳ tình huống nào mà giáoviên đưa ra. Giáo viên giúp trẻ tiếp nhận thêm kiến thức theo kiểu làm giáđỡ cho chúng. Trong sự tương tác này trẻ cũng được học cái mới trong mốitương tác với vật liệu hay với các tình huống khác nhau.2.4.3 Các biện pháp để phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi:Với mục tiêu cuối cùng là phát triển tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xunh quanh. Gồm mộtsố biện pháp như sau:2.4.4/Qua bài tập đánh giáThông qua một số bài tập mà cô đưa ra cho trẻ thực hiện, trẻ sẽ được củng cốlại những hiểu biết về đối tượng, những tri thức mà trẻ đã học, đã tri giác, đồngthời phát triển ở trẻ khả năng phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng.131415Sau khi trẻ thực hiện xong, cô có thể hỏi lại trẻ vì sao đánh dấu x vàođối tượng đó và yêu cầu trẻ giải thích về sự lựa chọn của mình, qua đó phát triểnkhả năng suy luận của trẻ.Qua bài tập đánh giá giáo viên có thể nắm được khả năng nhận thức củatừng trẻ, phản ánh được kết quả quá trình nhận thức của trẻ trong suốt quátrình học. Nếu giáo viên thường xuyên đưa ra những bài tập tương tự nhưthế sẽ góp nâng cao quá trình nhận thức của trẻ, phát triển khả năng tư duy,cung cấp kiến thức tiền khoa học cho trẻ một cách đầy đủ, chính xác và cóhệ thống, từ đó tạo nên tiền đề giúp trẻ học tốt hơn ở trường phổ thông.2.4.5 Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ:Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất thích tham gia vào tròchơi đặc biệt là chơi cùng nhau trong nhóm bạn bè. Qua trò chơi trẻ thựchiện thao tác với đồ vật, đồ chơi nên trẻ dễ dàng lĩnh hội được tri thức mộtcách nhanh chóng. Trẻ vừa được học vừa được chơi giúp trẻ tích cực thamgia, hào hứng khám phá những đối tượng mà giáo viên chuẩn bị cho tròchơi.Ví dụ: Trò chơi “ Chọn quả ”Giáo viên chuẩn bị: Mỗi trẻ một số quả đồ chơiCách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớpGiáo viên phát cho nhóm (lớp) các loại quả. Tùy vào loại quả mà giáo viênchuẩn bị, cô có thể yêu cầu trẻ xếp theo yêu cầu của cô dựa theo các dấuhiệu như:Quả có hình dạng tròn( quả dài)Quả có vỏ nhẵn ( Vỏ sần)Quà có múi ( Không múi)Hay “ Trò chơi tìm nhanh” giáo viên chuẩn bị: cho cô và trẻ mỗi người mộtbộ đồ chơi, tranh quả, con vật…Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp2.4.6 Phát triển tư duy sơ đồ:16Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã bắt đầu hình thành tư duy sơ đồ, qua sơ đồ cáchoạt động nhận thức của như: sự tri giác không gian, thời gian có mức độnhạy cảm cao hơn, chính xác hơn.Trước khi hình thành sơ đồ cho trẻ tri giác, giáo viên phải đàm thoại với trẻkết hợp với minh họa bằng tranh.Ví dụ: Giáo viên đàm thoại với trẻ về những bức tranh vẽ các buổi trongngày:+ Tranh buổi sáng:Giáo viên hỏi trẻ: Nhìn vào bức tranh các con thấy gì? ( mặt trời, cây xanh,bé đến trường, mọi người đi làm...)Bức tranh vẽ buổi nào trong ngày? ( buổi sáng)Sau con biết là buổi sáng? ( Bầu trời mát mẻ, không có nắng nhiều, sáng béđi học, mọi người đi làm…)+ Tranh buổi trưa:Giáo viên hỏi: Các con thấy bức tranh vẽ gì? Vào buổi nào? ( buổi trưa)Vì sao con biết là buổi trưa? ( mặt trời lên cao, nắng chói chang…)Giáo viên nhấn mạnh chi tiết thể hiện buổi trưa qua hình ảnh mặt trời lêncao, nắng chói chang…+ Tranh buổi chiều:Giáo viên hỏi: con có nhận xét gì về bức tranh? Vào buổi nào? ( buổi chiều)Vì sao con biết đó là buổi chiều?( Mặt trời xuống thấp,nắng dịu lại, bầu trờihơi tối dần…)+ Tranh buổi tối:Giáo viên hỏi: các con thấy bức tranh vẽ cảnh buổi nào? ( buổi tối)Sao con biết đó là buổi tối? ( bầu trời tối đen, mọi người nghỉ ngơi..)Giáo viên liệt kê lại các chi tiết thể hiện các buổi trong ngày, lấy hình ảnhmặt trời làm chi tiết chính hình thành tư duy sơ đồ cho trẻ về thời gian trongngày.Tóm lại, kỹ năng sử dụng các hình tượng được sơ đồ hóa có tác dụng lớntrong việc phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Nó giúp trẻ phát triển17nhận thức một cách có hiệu lực để lĩnh hội những tri thức ở trình độ kháiquát, từ đó mà hiểu được mối quan hệ phức tạp của sự vật và hiện tượng.2.4.7 Hệ thống câu hỏiViệc chuẩn bị câu hỏi sẽ giúp trẻ có được một số hiểu biết nhất định vàphát triển kỹ năng tư duy. Phát huy được tính tích cực nhận thức, trẻ mạnhdạn, tự tin, chủ động hơn trước tình huống mới, biết diễn đạt rõ ràng, mạchlạc đưa ra nhận xét của mình về mội trường xung quanh.Một số câu hỏi nhằm nâng cao sự phát triền nhận thức của trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh- Câu hỏi cô đặt ra phải phù hợp với khả năng nhận thức cảu trẻ, đối vớinhững cháu chưa mạnh dạn, yếu, cô đặt ra câu hỏi yêu cầu đơn giản nhằmgiúp cho những trẻ còn nhút nhát có điều kiện trả lời.- Câu hỏi giúp trẻ quan sát tốt hơn, phát triển khả năng nhận xét, tìm tòi,khám phá đối tượng: Nhìn vào bức tranh các con có nhận xét gì? (Chủ đềthực vật)Nó có những đặc điểm gì?Ví dụ: Con nhận xét gì về cây hoa hồng? trẻ sẽ tập trung quan sát về đặcđiểm( có gai), lá (có răng cưa), đài hoa ( có nhiều cành hoa, cánh hoa xếpthành tầng, có hương thơm)- Câu hỏi giúp trẻ so sánh: Trẻ chỉ ra được đối tượng: nhỏ nhất? Lớn nhất?Cao nhất? Thấp nhất? dài nhất? Ngắn nhất?Vi dụ: Cho trẻ quan sát 3 cây xanh, giáo viên hỏi trẻ:Cây nào cao nhất? Cây nào thấp nhất?..- Câu hỏi giúp trẻ phân loại: chúng có điểm gì giồng nhau, khác nhau? Căn cứvào điểm nào mà xếp chúng vào một nhóm?Ví dụ: nhìn vào tranh gà, vịt, chim các con thấy có đặc điểm gì giốngnhau, khác nhau?Gà, vịt, chim thuộc nhóm nào? ( Gia cầm)Căn cứ vào đặc điểm nào mà cháu xếp chúng vào nhóm gia cầm?- Câu hỏi giúp trẻ đo lường: Có bao nhiêu bông hoa trong rổ? ( bằng bìa)18Ly nước này như thế nào so với ly nước kia?- Câu hỏi giúp trẻ dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra? Vì sao biết? Do đâu mà có? Tacó thể đoán việc gì sắp xảy ra?Ví dụ: Nhìn lên bầu trời (nhìn sắp mưa) các con có nhận xét gì? ( trời tốilại, mây xám kéo đến nhiều, không có nắng, trời lặng gió…)Các con có thể đoán điều gì sẽ sắp xảy ra? ( sắp mưa)- Câu hỏi giúp trẻ suy luận: Nhìn vào thấy gì?Ví dụ: buổi sáng sớm. Nhìn trên những lá cây ngoài vườn các con thấy gì?( những giọt nước trên lá cây)Tại sao như vậy? ( Do chiều hôm qua, ba vừa tưới, do hồi tối này trời cómưa…)Qua việc thực trạng của vấn đề nêu trên, tôi đã đưa ra một số biện phápnhư đã nêu trên nhằm bổ sung thêm vào hệ thống các phương pháp mà giáoviên thường sử dụng với mục đích cuối cùng là phát triển tính tích cực nhậnthức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với môi trườngxung quanh.Nếu giáo viên biết phối hợp các biện pháp đó một cách hợp lý, khoa học thìsẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục mầm non, đạc biệt là phát triển nhận thứccho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.2.5 Mục đích của giải pháp:Góp phần vào việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông quahoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Bước đầu chuẩn bị những kiếnthức, kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức… có khoa học để chuẩn bị tâm thếcho trẻ bước vào môi trường học tập một cách thuận lợi.2.6/ Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã áp dụngPhát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động làm quen vớimôi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giáo dục trẻ theo tinh thần vìtrẻ, và bởi trẻ, tức là trẻ phải được xem là chủ thể có ý thức trong hoạt động thểhiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập.3/ Khả năng áp dụng của giải pháp:19Qua đề tài “ Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạtđộng làm quen với môi trường xung quanh ” cho tất cả giáo viên mầm noncó thêm một số kinh nghiệm từ thực tiễn và áp dụng ở các trường mầm non.4/ Hiệu quả, lợi ích thu được:Giúp cho giáo viên có thêm một số những kinh nghiệm thông qua hoạt độnglàm quen với môi trường xung quanh. Đối với trẻ, có tác dụng củng cố, mởrộng và chính xác hóa vốn kiến thức cũ, tạo cơ hội cung cấp cho trẻ nhữngkiến thức mới làm giàu vốn từ cho trẻ . Phát triển năng lực quan sát, rènluyện các giác quan, các thao tác tư duy. Đặc biệt là hoạt động nhận thức đểchuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào môi trường học tập một cách thuận lợi./.ngày 16 tháng 5 năm 201220