Ví dụ về tên doanh nghiệp tư nhân

Một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp là lựa chọn tên doanh nghiệp, để tránh có tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, trong bài viết sau, Luật Thái An sẽ tư vấn quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

Để có thể thành lập được một công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một cái tên vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của pháp luật.

Về khía cạnh pháp luật, doanh nghiệp thành lập mới không được sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp ngoại lệ là sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã giải thể hoặc có chứng cứ quyết định của Tòa án chứng minh doanh nghiệp đó đã phá sản.

Tên doanh nghiệp bị trùng tức là tên của doanh nghiệp bằng tiếng Việt đang đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên gây nhầm lẫn là những trường hợp tên của doanh nghiệp có những điểm giống và trùng lặp dẫn đến việc có thể gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký được đọc, phát âm gần giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Á Linh và Doanh nghiệp tư nhân Á Lynh

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký giống hệt với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký trùng khớp hoàn toàn với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ về tên doanh nghiệp tư nhân
Quy định pháp luật hiện hành về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp
  • Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ có khác biệt với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc 1 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái ngoài bảng chữ cái tiếng Việt như F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Ví dụ: Công ty TNHH Quang Minh và Công ty TNHH Quang Minh 1.

  • Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu đặc biệt như: “&”, “.”, “+”, “-”, “_”.

Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại AB và Công ty TNHH Thương mại A&B.

  • Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Quang Minh và Doanh nghiệp tư nhân Tân Quang Minh.

  • Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Hoa Mai và Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Hoa Mai Miền Nam.

  • Doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký khác loại hình kinh doanh nhưng có phần tên riêng giống hệt doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Xây dựng Sương Mai và Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Sương Mai.

Nếu công ty đề nghị đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký thì có thể sử dụng một số tên gần giống với tên công ty mẹ.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên trùng, gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01/7/2015  mà có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.

Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn tự thương lượng, bàn bạc với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh vào phần tên riêng để tiện cho việc phân biệt tên doanh nghiệp.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn của doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý doanh nghiệp của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh là một nhu cầu tương đối thường xuyên của công ty và doanh nghiệp. Khi có nhu cầu này, doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với đơn vị có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các bài viết sau:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Ví dụ về tên doanh nghiệp tư nhân

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Ví dụ về tên doanh nghiệp tư nhân

Ví dụ về tên doanh nghiệp tư nhân

Sự tồn tại của doanh nghiệp có hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nhà nước. Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong cuộc sống, chúng ta có thể sẽ tiếp xúc với một số doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức kinh tế kinh doanh vì lợi nhuận do cá nhân đầu tư thành lập hoặc do cá nhân nắm giữ cổ phần. Trên cơ sở thuê lao động. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn ví dụ mô tả về công ty doanh nghiệp tư nhân theo cách hiểu quốc tế và ở Việt Nam.

Công ty doanh nghiệp tư nhân bao gồm những loại hình nào? Cụ thế đó là những loại hình gì?

Doanh nghiệp tư nhân bao gồm ba loại hình sau:

(1), Doanh nghiệp vốn độc lập. Là chỉ những doanh nghiệp do một cá nhân đứng ra đầu tư kinh doanh. Người đầu tư của doanh nghiệp vốn độc lập chịu trách nhiệm vô giới hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

(2), Doanh nghiệp hợp tác. Là chỉ doanh nghiệp có từ hai người trở lên đầu tư, cùng nhau kinh doanh, cùng nhau gánh lãi lỗ theo thỏa thuận. Người hợp tác chịu trách nhiệm vô giới hạn liên đới đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

(3), Công ty trách nhiệm hữu hạn. Là chỉ cổ đông và người góp vốn có giới hạn chịu trách nhiệm đối với  công ty doanh nghiệp. Công ty và toàn bộ tài sản của công ty phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty.

Trong ba loại hình công ty doanh nghiệp tư nhân trên. Chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn mới có thể lấy được tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Còn doanh nghiệp, công ty tư nhân có vốn đầu tư độc lập, doanh nghiệp, công ty tư nhân hợp tác đều không phù hợp với điều kiện phát nhân của doanh nghiệp. Nên không thể lấy được tư cách pháp nhân.

>> Doanh nghiệp nhà nước và câu chuyện cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân, không thay đổi thì không phát triển

Những vấn đề hạn chế sự tiến bộ và phát triển của doanh nghiệp tư nhân

1, Ông chủ của các doanh nghiệp tư nhân nhìn chung có tố chất kém, tự cho mình là siêu phàm. Kiêu căng và không dám nghĩ dám làm, không có chí tiến thủ.

2, Vấn đề xung đột quyền lợi, lợi ích giữa các cổ đông. Có thể cộng khổ nhưng không thể đồng cam.

3, Vấn đề sử dụng người, sử dụng nhân lực mang theo mối quan hệ nghiêm trọng.

4, Không tôn trọng kiến thức, không tôn trọng người tài. Không  tin tưởng nhân viên từ bên ngoài vào công ty.

5, Hay vì cái lợi trước mắt. Hiểu biết nông cạn, có hành vi chủ quan nghiêm trọng.

6, Thiếu tính chiến lược và kế hoạch nghiên cứu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phát triển theo kiểu được ngày nào hay ngày ấy.

7, Coi trọng kinh nghiệm, xem nhẹ lý luận.

8, Quá coi trọng đồng tiền. Không dám kinh doanh trong nợ nần. Không biết cách vận hành tiền vốn.

9, Danh tiếng kém, không giữ lời hứa. Thiếu sự tín nhiệm với con người và công việc.

10, Quyết sách công việc tùy tiện, mù quáng. Không có mục đích, kế hoạch.

11, Hành vi cá nhân thay thế hành vi doanh nghiệp. Lãnh đạo theo kiểu độc quyền. Làm việc theo nền nếp gia phong. Quản lý bằng hình thức dã man.

12, Quản lý chế độ hóa, quy phạm hóa không được thực hiện đến nơi đến chốm. Thậm chí không thể xây dựng được chế độ, quy phạm quản lý.

13, Doanh nghiệp thiếu cơ chế khích lệ động viên. Cơ chế giám sát và cơ chế ràng buộc.

14, Quản lý cứng nhắc. Không biết ủy quyền phân quyền, không biết cải tiến sáng tạo.

Ở Việt Nam, nhằm thực hiện lộ trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Chính phủ Việt Nam ra sức khuyến khích kinh doanh và bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân. Tăng cường hiệu quả quản lý đối với các hoạt động kinh tế trong nước.

Ở Việt Nâm doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có số vốn không được thấp hơn số vốn pháp định. Do cá nhân tự làm chủ và tự gánh các trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.

Nhà nước sẽ thừa nhận sự tồn tại và phát triển dài hạn của doanh nghiệp tư nhân. Thừa nhận sự bình đẳng và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp khác trước pháp luật.

Trong phạm vi pháp luật cho phép, doanh nghiệp tư nhân có quyền tự chủ kinh doanh trong tất cả các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh.

Nhà nước sẽ bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền kế thừa tài chính, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân phải có mục tiêu kinh doanh và ngành nghề rõ ràng. Có địa điểm giao dịch và phương án kinh doanh cụ thể.

Doanh nghiệp tư nhân phải có vốn đầu tư ban đầu phù hợp với quy mô kinh doanh và ngành nghề tương ứng. Vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định do hội nghị bộ trưởng quy định.

Bản thân người quản lý hoạt động kinh doanh. Hoặc người được thuê để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân phải có trình độ chuyên môn tương ứng theo quy định của pháp luật đối với một số ngành nghề nhất định.