Vì sao anh có nhiều thuộc địa nhất thế giới

Trong khi chủ nghĩa thực dân là hành động thống trị vật chất của một quốc gia khác, thì chủ nghĩa đế quốc là hệ tư tưởng chính trị thúc đẩy hành động đó. Nói cách khác, chủ nghĩa thực dân có thể được coi là công cụ của chủ nghĩa đế quốc.

Chủ nghĩa thực dân là việc một quốc gia nắm toàn bộ hoặc một phần quyền kiểm soát chính trị của một quốc gia khác và chiếm giữ nó cùng với những người định cư nhằm mục đích thu lợi từ tài nguyên và nền kinh tế của quốc gia đó. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu vì sao đế quốc Anh được gọi là chủ nghĩa đế quốc thực dân  nhé.

Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc

Trong khi hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc có ý nghĩa hơi khác nhau. Trong khi chủ nghĩa thực dân là hành động thống trị vật chất của một quốc gia khác, thì chủ nghĩa đế quốc là hệ tư tưởng chính trị thúc đẩy hành động đó. Nói cách khác, chủ nghĩa thực dân có thể được coi là công cụ của chủ nghĩa đế quốc.

Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân đều bao hàm sự đàn áp của quốc gia này bởi quốc gia khác. Tương tự, thông qua cả chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, các nước xâm lược tìm kiếm lợi nhuận về kinh tế và tạo ra lợi thế quân sự chiến lược trong khu vực. Tuy nhiên, không giống như chủ nghĩa thực dân, luôn liên quan đến việc thiết lập trực tiếp các khu định cư vật chất ở một quốc gia khác, chủ nghĩa đế quốc đề cập đến sự thống trị trực tiếp hoặc gián tiếp về chính trị và tiền tệ của một quốc gia khác, dù có hoặc không cần sự hiện diện vật chất.

Các nước thực hiện chủ nghĩa thực dân làm như vậy chủ yếu để thu lợi về kinh tế từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người quý giá của nước bị đô hộ. Ngược lại, các quốc gia theo đuổi chủ nghĩa đế quốc với hy vọng tạo ra các đế quốc rộng lớn bằng cách mở rộng sự thống trị về chính trị, kinh tế và quân sự của họ trên toàn bộ các khu vực, nếu không phải là toàn bộ lục địa. 

Một vài ví dụ về các quốc gia thường được coi là đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực dân trong lịch sử của họ bao gồm Mỹ, Úc, New Zealand, Algeria và Brazil — những quốc gia bị kiểm soát bởi một số lượng lớn người định cư từ các cường quốc châu Âu. Các ví dụ điển hình của chủ nghĩa đế quốc, trong đó sự kiểm soát của nước ngoài được thiết lập mà không có bất kỳ giải pháp nào đáng kể, bao gồm sự thống trị của châu Âu đối với hầu hết các quốc gia châu Phi vào cuối những năm 1800 và sự thống trị của Philipin và Puerto Rico bởi Hoa Kỳ.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, cả hai Đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở Châu Á và Châu Phi. Đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp địa cầu, chiếm ¼ diện tích lục địa (33 triệu ki lô mét vuông ) và ¼ dân số thế giới (khoảng 400.000 triệu người).

Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là Mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh, Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Cá công ty lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu về những khoản lợi nhuận kếch xù.

Ngoài ra, Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

Bên cạnh việc gọi đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân, chủ nghĩa đế quốc Pháp còn được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Không giống với Anh, Đức, hầu hết tư bản của Pháp được đầu tư ngay tại châu Âu, dưới hai hình thức chủ yếu : quốc trái (cho các nhà tư bản châu Âu vay) và thị trái (cho các tỉnh châu Âu vay). Pháp xuất khẩu rất ít tư bản sang thuộc địa (khoảng 10%). Năm 1913, tổng số lãi của tư bản xuất khẩu là 2,3 tỉ phrăng. Trong hệ thống kinh tế thế giới, Pháp là một trong những chủ nợ lớn nhất. Vào năm 1914, Pháp có 2 triệu/39 triệu dân sống bằng nghề cho vay lãi.

Trên đây là nội dung bài viết vì sao đế quốc Anh được gọi là chủ nghĩa đế quốc thực dân. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

 1. Anh.

- Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới.

+ Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

+ Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh.

- Về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

- Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn", trải dài từ Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

2. Pháp.

- Do hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh).

- Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô... Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, gặp khó khăn trong sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Trong bối cảnh đó, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nửa cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu và MT La-tinh vay, chỉ có 2 - 3 tỉ đưa vào thuộc địa.

- Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Về chính trị, từ sau cách mạng 4/9/1870, nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp được thành lập. Chính phủ cộng hòa thi hành các chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

Pháp cũng có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-da-ga-xca...), ở châu Á (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) và một số đảo trên Thái Bình Dương.

3. Đức.

- Từ khi đất nước được thống nhất (18/1/1871), Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mĩ) về sản xuất công nghiệp. Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Sự phát triển nhanh chóng của Đức là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

- Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức. Điển hình là công ti than đá vùng Rai-nơ - Ve-xpha-len thành lập năm 1893, đến năm 1910 đã kiểm soát hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rua (vùng công nghiệp lớn nhất của Đức).

- Về chính trị, Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

4. Mĩ.

- Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ đã gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

Công nghiệp Mĩ phát triển trong điều kiện thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu), ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển kinh tế.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Mĩ xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua” như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...

+ Công ti thép của Moóc-gan thành lập năm 1903, kiểm soát 60% sản lượng thép. Công ti còn có 5.000 ha mỏ than, 1.600 km đường sắt, 100 tàu thủy.

+ Công ti dầu mỏ của Rốc-phe-lo kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu mỏ với 70.000 km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển và kho tàng ở trong và ngoài nước đồng thời có tài sản lớn trong các ngành hơi đốt, điện khí, luyện kim...

+ Hai tập đoàn trên lũng đoạn ngành ngânhàng, nằm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ.

- Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai bao la và màu mỡ), phương thức canh tác hiện đại (trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa), Mĩ đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

- Chế độ chính trị Mĩ đề cao vai trò Tổng thống do hai đảng là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

- Vào những thập niên cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc Tây Âu tăng cường xâm chiếm thuộc địa thì Mĩ mải miết khai thác những vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.

II. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện việc cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản. Các công ti độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu thế kỉ XX, “thế giới đã bị phân chia xong”.


Page 2

Vì sao anh có nhiều thuộc địa nhất thế giới

SureLRN

Vì sao anh có nhiều thuộc địa nhất thế giới