Vì sao cần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

Mục lục bài viết

  • 1. Sự hình thành và đặc điểm của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • 1.1 Sự hình thành
  • 1.2 Đặc điểm
  • 2. Sự hình thành phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Mác - Lênin

1. Sự hình thành và đặc điểm của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1 Sự hình thành

Năm 1917 nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, năm 1924 thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, bao gồm 15 nước cộng hoà được thành lập. Sau Đại chiến thế giới thứ lI (sau năm 1945), hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, mà Liên Xô là trụ cột. Năm 1991, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba vẫn tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, và ở mỗi nước đã và đang tiến hành nhiều chính sách đổi mới, cải cách xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp trị, xây dựng nền kinh tế thị trường, thực hiện cải cách, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội. Trong giai đoạn đổi mới, đường lối phát triển kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư Š bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kĩ thuật và giao với thị trường thế giới.

1.2 Đặc điểm

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước là thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc, hình thức phổ biến là chính thể cộng hoà dân chủ, không có hình thức chính thể quân chủ lập hiến như các nước tư sản; mục đích của nhà nước xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Sự hình thành phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Mác - Lênin

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái ưào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vân đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, một xã hội mới ra đời bao giờ cũng được thai nghén từ trong lòng xã hội cũ, trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn nội tại khách quan của xã hội. Khi mâu thuẫn xã hội lên tới đỉnh điểm, cách mạng xã hội nổ ra là tất yếu. Thắng lợi của cách mạng đưa tới việc xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước kiểu mới. Thực tế đã chứng minh luận điểm đó.

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên hầm trọng. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất phát triển ngày càng cao. Cùng với nó, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản cũng ngày càng sâu sắc. Giai cấp tư sản rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Nỗi cùng khổ quẫn bách của giai cấp vô sản trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, ý thức giác ngộ chính trị của họ ngày càng được nâng cao, trước đó họ phải nhẫn nhục chịu để cho giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhưng đến “thời kì bão táp” họ đã bị đẩy đến chỗ phải có hành động lịch sử. Tất cả những yếu tố đó là những tiền đề cho một cuộc cách mạng xã hội có thể nổ ra. Trong hoàn cảnh đó, các chính đảng, đội tiên phong chiến đấu của giai cấp vô sản được vũ hang bằng học thuyết Mác - Lênin, trên cơ sở nhận thức rõ tình thế và thời cơ cách mạng, nắm vững quan điểm về bạo lực cách mạng, phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đưa đến việc thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Ở những nước này, yếu tố dân tộc và thời đại có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của nhân dân lao động. Khi xuất hiện những tiền đề kinh tế xã hội ở trong nước, cùng với sự tác động của yếu tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lọi cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động nổ ra và thắng lợi, xoá bỏ nhà nước cũ, thiết lập nhà nước của nhân dân lao động.

Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, chế độ công hữu không phải là phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, công hữu về tư liệu sản xuất phải được coi là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội. Quá trình công hữu hoá tư liệu sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Cơ sở xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Trong thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị cũ mới chỉ bị lật đổ khỏi địa vị cầm quyền, vẫn còn nuôi dưỡng âm mưu chống đối nhân dân lao động một cách quyết liệt. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kì cách mạng mới thành công còn hết sức gay gắt. Dần dần, khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng chứng tỏ sức sống và sự thắng lợi của mình, giai cấp thống trị cũ ngày càng được giáo dục, cải tạo, chúng sẽ dần từ bỏ âm mưu chống đối, đối kháng giai cấp vì thế giảm dần từng bước. Khi đó, trong xã hội vẫn còn có các giai cấp, tầng lớp có lợi ích không hoàn toàn giống nhau nhưng không đối lập nhau mà cơ bản là thống nhất với nhau.

Các nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã tồn tại như một hệ thống trong thế kỉ XX, có khả năng đối trọng mạnh mẽ với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, hàng loạt các nước khác trên thế giới cũng định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa như Angola, Mozambic, Nicaragoa, Lào, Mông cổ... Do mắc phải những hạn chế sai lầm về nhiều mặt nên cuối thế kỉ XX, Liên Xô và các nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã. Trước thực trạng đó, nhiều người tỏ ra hoài nghi về quy luật phát triển xã hội mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác - Lênin mà “đó là sụp đổ của một mô hình lỗi thời được phổ biến ở nhiều nước tới mức đồng dạng”' mà những nước này lựa chọn. Công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc, Việt Nam thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đã là một thực tiễn sinh động để khẳng định:

“Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước đều có hai vẩn đề: Một là, nhận thức đủng đắn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Hai là, vận dụng sáng tạo những nguyên lí đó vào tình hình cụ thể của nước mình”.

Mặc dù “hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng tự điều hoà để làm dịu đi những mâu thuẫn nội tại và còn dựa được vào nguồn của cải đồ sộ bóc lột từ mẩy thế ki nay để tiếp tục làm giàu và tiếp tục đưa vào cơ thể những kích thích tố giúp nó vượt qua những cơn khủng hoảng”. Song, nhìn lại xã hội loài người từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, một điều dễ nhận thấy, lịch sử phát triển xã hội gắn liền với quá trình xã hội hoá tư liệu sản xuất và đấu tranh để giải phóng con người. Chính vì vậy, có cơ sở để khẳng định rằng, loài người nhất định sẽ phát triển đến một giai đoạn mà tư liệu sản xuất xã hội sẽ hoàn toàn thuộc sở hữu chung của toàn xã hội, khi đó sẽ không còn áp bức bất công, không còn tình trạng người này chiếm đoạt thành quả lao động của người khác. Cách mạng là con đường đạt tới xã hội đó, tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

“tình thế cách mạng với tính cách là nguyên nhân trực tiếp của sự bùng nổ cách mạng không thể là một sơ đồ cứng nhắc mà nó đang diễn ra dưới những hình thái mới, đa dạng và phong phú. Càng không thể quan niệm “nỗi cùng khổ và quẫn bách của giai cấp bị áp bức ” trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn phát triển như trước đây và coi đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành ỷ thức cách mạng của giai cẩp công nhân hiện đại”. “Đến nay, lịch sử vẫn đang tìm kiếm những hình thức cách mạng xã hội chủ nghĩa trong các nước tư bản phát triển cao”.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

     Do nhu cầu khách quan giải phóng dân tộc và tìm ra đường hướng mới trong xây dựng và phát triển đất nước, với sự góp sức đặc biệt to lớn của Nguyễn Ái Quốc, đi lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất, đúng đắn của Đảng và dân tộc ta minh chứng rõ nét là những thành tựu từ khi đi lên chủ nghĩa xã hội có được. Vì vậy cần đề cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc rằng: “con đường đó là không hợp thời”, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
      1. Đặc điểm tình hình gắn với quá trình lựa chọn đi lên con đường chủ nghĩa xã hội ở nước ta
      Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Với truyền thống yêu nước, từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, theo những khuynh hướng khác nhau: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo; xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh đề xướng và tổ chức, khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu. Tất cả những phong trào yêu nước đó đều bị thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn. Yêu cầu lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
       Năm 1917, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo Lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và đi đến kết luận quan trọng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
      Vào những năm 1929 – 1930, phong trào công nhân ở nước ta phát triển mạnh mẽ đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản như: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929); An Nam Cộng sản Đảng (11/1929); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01/1930). Việc các tổ chức cộng sản liên tiếp xuất hiện chứng tỏ phong trào công nhân của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhưng nhiều tổ chức cộng sản ra đời đã tranh giành quần chúng, ảnh hưởng không tốt đến phong trào. Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh về Hương Cảng, Trung Quốc tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở nước ta thành Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 2 năm 1930). Hội nghị đã thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, xác định Việt Nam “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Kể từ đây, Đảng và dân tộc ta dứt khoát lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
      Thực hiện Cương lĩnh của Đảng, cách mạng nước ta đã giành những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
      Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Do chủ quan nóng vội, muốn nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội dẫn đến sai lầm đường lối ở một số lĩnh vực, từ đó dẫn đến sự khủng khoảng kinh tế - xã hội ở nước ta (1979 -1986), nước ta rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, lạm phát phi mã, đời sống nhân dân cơ cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, yêu cầu khách quan đặt ra là cần phải đổi mới đất nước.Ngày 15/12/1986 tại Đại hội VI với tinh thần nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện gồm: Đổi mới cơ cấu kinh tế, “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”
; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đó đổi mới kế hoạch hóa, kết hợp kế hoạch hóa với thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý kinh tế của nhà nước; đổi mới và tăng cường vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế, “Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính – kinh tế của các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở”; đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại, trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều về nước đầu tư, hợp tác kinh doanh; Đổi mới tư duy lý luận và phong cách lãnh đạp của Đảng, trên cơ sở nâng cao nhận thức lý luận, vận dụng đúng quy luật khách quan, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí hoặc bảo thủ trì trệ.
      Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đã tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bằng việc đề ra đường lối đổi mới, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên...
      2. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
      Nhờ thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 2.779 USD/người/năm (năm 2020); Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020...
      Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”
.
      Nói về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình.
      Ngày 22-10-2018 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” trong đó xác định các nội dung mà các thế lực thù địch chống phá nước ta bao gồm: một là, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin; hai là, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; ba là chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực; bốn là phủ nhận những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử chúng ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng.
      Với quan điểm nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật, đổi mới, hội nhập và phát triển, kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn, thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau.
      3. Giải pháp
      Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của cả xã hội về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để chủ động xây dựng “hệ miễn dịch” về tư tưởng.   
Quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự bùng nổ ngày càng phổ biến của công nghệ thông tin, đặt lĩnh vực tư tưởng, lý luận trước những thách thức gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Sự giao lưu, cọ xát tư tưởng sẽ diễn ra hàng ngày. Đảng ta xác định: "Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn. Trong đó, “chúng luôn coi tư tưởng, lý luận là những trận địa tiến công, là khâu đột phá”
.    
      Vì vậy, cần thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cần tạo ra được không khí, nhu cầu tìm hiểu đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Khi đã nhận thức đúng, hiểu rõ bản chất của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì dù những thông tin sai trái có thâm độc đến mấy cũng khó có thể tác động, lay chuyển được nhận thức. Đồng thời cần tuyên truyền, giải đáp kịp thời, thỏa đáng và có sức thuyết phục những vấn đề lý luận và thực tiễn mà nhân dân quan tâm. Cần tiếp tục làm sáng rõ nhận thức, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
      Cần đổi mới phương thức tuyên truyền, phát huy hết lợi thế của mạng thông tin toàn cầu (internet) tăng cường cung cấp thông tin, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà  nước trên các báo, đài, trang tin điện tử, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, bản lĩnh chính trị của quần chúng nhân dân.
      Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn xã hội để xây dựng nền tảng đạo đức của toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kiên quyết và có biện pháp hữu hiệu đẩy lùi sự thoái hóa đạo đức, lối sống, sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuyên truyền, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Thường xuyên đưa lên báo, đài, trang tin điện tử những bài viết về thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.    
      Hai là, đưa vào nội dung giảng dạy những tri thức cơ bản giúp học sinh, sinh viên nhận thức rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và góp phần đấu tranh  với các quan điểm sai trái.
      Với mưu đồ hình thành lực lượng lâu dài về sau, nên các thế lực thù địch đã tập trung tác động vào thế hệ trẻ, họ xem đây như chiến lược con người nhằm chuyển hóa tư tưởng của học sinh, sinh viên, phai nhạt dần lý tưởng cộng sản. Học sinh, sinh viên là những lực lượng trẻ, có tri thức lại nhanh nhạy với cái mới và là đối tượng của diễn biến hòa bình. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, các cuộc biểu tình, đấu tranh, gây sức ép đối với chính quyền đương nhiệm diễn ra ở các nước thời gian qua, dù được tổ chức, chỉ đạo của lực lượng nào thì học sinh, sinh viên, thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt.
      Các Bộ, Ban ngành hữu quan (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Công An, Ban Tuyên giáo Trung ương…) cần phối hợp, kết hợp trong xây dựng, triển khai và áp dụng các nội dung về âm mưu diễn biến hòa bình của lực lượng thù địch, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong sách giáo khoa ở các cấp học, bậc học, nhất là cấp phổ thông theo hướng phong phú về nội dung, đa dạng về phương pháp và phù hợp với đối tượng tác động, giúp họ hiểu được âm mưu, hành động phản động của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
      Phối hợp giữa các cơ quan chức năng với lãnh đạo nhà trường ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện thoái hóa về đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay - chủ nhân tương lai của đất nước trong tiếp bước xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa.
      Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó chú ý xem xét đến vấn đề an ninh chính trị quốc gia trong quá trình hợp tác giáo dục và đào tạo.
      Nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các môn học thuộc khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối Đảng cộng sản, pháp luật của Nhà nước, qua đó tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng trong đội ngũ trí thức trẻ, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao nhận thức về lập trường, quan điểm chính trị, chống lại mọi biểu hiện sai lệch về nhận thức và hành động sai trái.  Ba là, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, đề cao cảnh giác trước các quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.         
      Thường xuyên tổ chức việc học tập, quán triệt và kiểm tra, đốc thúc việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, quy định của Nhà nước liên quan đến cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, tuyên truyền nội bộ kết hợp với công khai trên các phương tiện truyền thông về âm mưu diễn biến hòa bình của các lực lượng thù địch, về bản chất các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị, nhằm giúp cho các giai tầng trong xã hội nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng đủ sức “đề kháng” trước các quan điểm chống chủ nghĩa xã hội.    
      Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết vấn đề diễn biến hòa bình và “tự diễn biến” gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta trong thời kỳ mới.Đổi mới cách đưa thông tin, nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong xã hội. Nhân dân phải được thông tin nhanh, kịp thời ngay cả với những vấn đề nhạy cảm như kỷ luật cán bộ sai phạm về chính trị. Nhu cầu thông tin trong thời đại ngày nay là rất lớn, càng bưng bít càng làm cho tính tò mò trỗi dậy, khi thiếu thông tin nên độc giả phải tìm kiếm thông tin từ các đài, trang web… không chính thống. Và hệ quả là xã hội bị mất định hướng thông tin. Đồng thời, cần tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, biện pháp đấu tranh chống diễn biến hòa bình, chống quan điểm sai trái để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của các thế lực và đối sách của ta trong cuộc đấu tranh này./.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, t.47, tr.390.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb.Sự thật, H.1987, tr.63-64.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 - 26

Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khóa X, Nxb CTQG Hà Nội tr.38-39

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vì sao cần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

 

Vì sao cần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

 

Vì sao cần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa


Vì sao cần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa