Vì sao chịn gdv mà ko phải là qhkh

Sau khi thông qua vòng sơ khảo hồ sơ; các ứng viên sẽ bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng của các ngân hàng. Phỏng vấn được xem là một vòng loại khá “căng thẳng”. Chính vì lý do vậy, bộ câu hỏi Phỏng vấn tất cả các vị trí trong ngân hàng năm 2020 là tài liệu được rất nhiều ứng viên săn đọc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn bộ câu hỏi năm 2020 mới nhất tại tất cả các vị trí trong ngân hàng. 

Tổng quan về bộ câu hỏi Phỏng vấn các vị trí trong ngân hàng 2020

Để hỗ trợ bạn đọc trong việc tham khảo, bộ câu hỏi được chia ra thành những câu hỏi chung & những câu hỏi cho từng vị trí cụ thể tại các ngân hàng.

Ngoài ra, điểm khác biệt của bộ câu hỏi do UB Academy biên soạn là sẽ cung cấp cho bạn một số phần trả lời ấn tượng của những anh chị & các bạn nay đã trở thành Chuyên viên tại nhiều Ngân hàng tại Việt Nam. 

Cuối cùng, một số điều các ứng viên cần lưu ý được đúc rút từ kinh nghiệm của những người trong nghề. 

Bộ câu hỏi Phỏng vấn tất cả các vị trí trong ngân hàng năm 2020

11+ câu hỏi chung cho tất cả các vị trí tại ngân hàng

  1. Mời bạn giới thiệu về bản thân mình

Bên cạnh việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt; bạn nên chuẩn bị thêm cả phần giới thiệu bằng tiếng Anh, ngắn gọn và đủ ý. 

  1. (Đối với ứng viên có kinh nghiệm) Hỏi về công việc đang làm. Tại sao lại chuyển việc/ nghỉ việc?
  2. Bạn hiểu gì về vị trí ứng tuyển?
  3. Bạn có điểm mạnh nào khi ứng tuyển vào vị trí này? (Hoặc: Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Bạn có tố chất gì phù hợp với vị trí này?)
  4. Bạn có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Bạn thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào? (Câu này thường được hỏi với CV QHKH Cá nhân & SME)

Vì sao chịn gdv mà ko phải là qhkh

  1. Tại sao bạn chọn Ngân hàng BIDV?
  2. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
  3. Nếu ngân hàng không offer bạn vị trí bạn đang ứng tuyển mà chuyển bạn sang vị trí khác, bạn có chấp nhận không?
  4. (Đối với sinh viên năm cuối) Hỏi về các công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, xã hội, hỏi về kết quả học, về khóa luận/báo cáo thực tập & về môn học yêu thích trong 4 năm học đại học.
  5. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng MB, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
  6. Nếu bạn trúng tuyển ở cả Vietcombank và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?

Ngoài ra các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào CV của các bạn để hỏi thêm thông tin. Ví dụ: cấp 3 học gì, tham gia hoạt động ngoại khóa gì, tình nguyện gì, làm thêm gì, thích chơi thể thao không,…

Có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn thêm những câu hỏi “thú vị” như:

  1. Có bạn trai/bạn gái (người yêu) chưa? 
  2. Có nhiều bạn bè là con trai hay con gái hơn?
  3. Thích chơi với bạn trai hay bạn gái hơn? 

Đối với những câu hỏi tưởng như không liên quan này bạn cần thận trọng, vì sau đó có thể là một màn “hỏi xoáy đáp xoay” từ phía nhà tuyển dụng. 

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Cá nhân

  1. Hãy kể tên các sản phẩm của VietinBank dành cho KHCN?
  2. Nếu bạn được điều về địa phương làm thì bạn có chấp nhận không?
  3. Chính sách của NHNN trong thời gian tới?
  4. Nếu bị áp chỉ tiêu huy động 2 (hoặc 3 hoặc 5) tỷ một tháng thì làm thế nào nếu không dùng đến mối quan hệ của người thân?
  5. Nếu giao chỉ tiêu cho bạn trong tháng đầu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy động, bạn sẽ xử lý thế nào?
  6. Nêu 3 tiêu chí mà Techcombank hơn những Ngân hàng khác?
  7. (Đối với ứng viên là nữ) Làm KHCN rất vất vả, bạn là nữ, bạn có đảm bảo sẽ hoàn thành tốt được không?
  8. (Đối với những bạn trái ngành) Tại sao bạn học về kế toán, nhưng bạn lại làm KHCN?

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Doanh nghiệp (SME)

  1. Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng ACB dành cho KHDN?
  2. Cho bạn huy động 20 tỷ trong vài tháng, bạn sẽ lập kế hoạch huy động ra sao?
  3. Người PV sẽ đóng vai chủ 1 DN đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác, ứng viên là nhân viên ngân hàng phải làm sao để lôi kéo họ về ngân hàng mình.
  4. (Đối với các bạn học chuyên ngành TTQT, hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) Các điều khoản UCP 600, các Clean Document? 
  5. Nếu bây giờ bạn được nhận vào làm thì bạn sẽ tìm kiếm khách hàng ra sao?
  6. Những câu hỏi về kinh tế vi mô và vĩ mô, yêu cầu phân tích và giải thích các vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế.
  7. Những câu hỏi về tài sản đảm bảo, về luật,…

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Giao dịch viên

  1. Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
  2. Bạn sẽ lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình bằng cách nào?
  3. Bạn sẽ liên hệ với khách hàng để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng qua những kênh nào?
  4. Nếu khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của ngân hàng X, bạn sẽ tiếp thị khách hàng này mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình như thế nào?
  5. Có 3 người cùng đến rút tiền gấp đó là: 1 người già, 1 trẻ em, 1 người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự như thế nào?
  6. Một khách hàng đến quỹ nộp tiền và không theo dõi quá trình kiểm đếm của nhân viên quỹ, sau khi nhân viên quỹ kiểm tiền thì thấy thiếu một tờ và thông báo cho khách hàng biết. Tuy nhiên, khách hàng không chịu nhận tiền của mình bị thiếu vì đó là bó tiền vừa rút từ ngân hàng khác mang đến nộp. 

Sau khi nhân viên quỹ giải thích, khách hàng vẫn không chấp nhận. Nhân viên quỹ đã lập biên bản nhưng khách hàng không ký. Nếu bạn là nhân viên quỹ thì sẽ giải quyết ra sao để rút kinh nghiệm.

  1. Khách hàng gọi điện đến ngân hàng mắng về lỗi mà giao dịch viên nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
  2. Khi có 1 khách VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác với mức lãi suất cao hơn, bạn sẽ làm thế nào để giữ vị khách đó lại?
  3. Khi khách hàng đến giao dịch tại quầy giao dịch của bạn, bạn có nói chuyện với khách không? Câu đầu tiên bạn bắt chuyện với họ sẽ là gì?
  4. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng mình, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
  5. Nếu có cả 3 ngân hàng cùng gọi điện đến (trong đó có cả ngân hàng mình) mời bạn đi làm việc thì bạn sẽ chọn ngân hàng nào?

Vì sao chịn gdv mà ko phải là qhkh

  1. Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
  2. Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà bạn biết?
  3. Trong hệ thống kế toán ngân hàng, tài khoản có mấy loại?
  4. Trong báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập) của một ngân hàng, theo bạn chỉ tiêu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
  5. Sự khác biệt giữa Doanh thu và Thu nhập là gì?
  6. Cổ tức là gì? Có những loại cổ tức nào?
  7. Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
  8. Séc là gì?
  9. Phân biệt giữa séc và hối phiếu?
  10. Bạn có biết gì về “Tiền nhựa” hay không?
  11. Có 1 khách hàng sau khi lĩnh tiền tại ngân hàng về từ sáng, đã ký giấy nhận tiền. Nhưng đến cuối ngày họ quay lại và nói số tiền GDV đưa không đủ. GDV có kiểm quỹ thì thấy không thừa quỹ, GDV giải thích nhưng khách hàng đã to tiếng và cương quyết là chưa nhận đủ tiền. Vì số tiền này nhỏ nên GDV này đành xử lý bằng cách lấy tiền túi đưa cho khách hàng và để cho họ ra về. 

Hỏi:

  • Bạn nhận xét như thế nào về cách xử lý của GDV này?
  • Cách xử lý này có ảnh hưởng gì đến ngân hàng không?
  • Nếu bạn là GVD đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Ngoài một số câu hỏi trong phần câu hỏi chung, vị trí này thường được hỏi về nghiệp vụ, ví dụ hỏi về vốn lưu động ròng, phải bình luận chứ không chỉ nêu công thức. Vì thế, các bạn phải hiểu bản chất của từng chỉ số tài chính.

Ứng viên ứng tuyển TDI thường là ứng viên có kinh nghiệm, nên sẽ bị hỏi thêm về công việc cũ/hiện tại & tại sao lại nghỉ việc/muốn chuyển việc.

Những câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác

Vị trí CV Tư vấn sàn

  • Em biết gì về vị trí Tư vấn sàn?
  • Công việc của vị trí này là gì?
  • Nếu được nhận em sẽ triển khai công việc như thế nào?
  • Sacombank đang có những sản phẩm gì, theo em sản phẩm nào khó triển khai nhất?

Vị trí Pháp chế

Đối với vị trí Pháp chế, câu hỏi thường xoay quanh các tình huống giả định. Điều này yêu cầu bạn cần có những kinh nghiệm thực tế và khả năng ứng biến kịp thời. 

Ví dụ: Tình huống: Bà Hoàng Lan vay Ngân hàng 8 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ, ngày giải ngân 01/01/2009. TSBĐ trị giá 10 tỷ đồng của bố mẹ ủy quyền lại cho bà Mai đem thế chấp ngân hàng, thời hạn ủy quyền ghi trong Hợp đồng ủy quyền là 18 tháng kể từ ngày 01/12/2008. Hết thời hạn ủy quyền (01/5/2010) bà Lan không trả được nợ gốc và một phần lãi.

Ngân hàng khởi kiện dân sự thì Tòa án thông báo thời hạn hợp đồng ủy quyền đã quá hạn nên Hợp đồng thế chấp tài sản vô hiệu. Chuyển hồ sơ sang Công an thì được trả lời là không có dấu hiệu hình sự.

Hỏi:

  • Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  • Các biện pháp xử lý?
  • Các biện pháp phòng ngừa?

Ngoài ra, ở một số vị trí cụ thể sẽ được hỏi những câu hỏi tình huống:

Có ba người cùng đến rút tiền gấp, đó là: 1 người già, một phụ nữ mang bầu, một người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự thế nào?

Tương tự: Thay một trong 3 người trên bởi 1 người khách VIP, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Khách hàng gọi điện đến Ngân hàng mắng về lỗi mà GDV nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của Giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Có một khách hàng VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác gửi với mức lãi suất cao hơn, bạn sẽ làm thế nào để giữ khách hàng đó lại?

Một số câu hỏi về nghiệp vụ (tham khảo thêm):

  • Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà bạn biết?
  • Sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập?
  • Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
  • Bạn hiểu gì về “tiền nhựa”?

Mình hiện đang là chuyên viên KHCN của ngân hàng MB trong Sài Gòn. Ngày mình đến phỏng vấn tại MB, có 2 anh, chị đã phỏng vấn mình. Câu hỏi như sau:

Giới thiệu bản thân

Nói trước các bác là mình thuộc dạng người có gì nói đó, không khoa trương hay phải nói cho đẹp, cho hay. nên mình vô đề: Em tên ABC, tốt nghiệp tháng/năm, sau đó đi làm ở XYZ, làm một thời gian, kinh nghiệm cũng chưa nhiều nhưng nhận thấy cần tìm việc khác vì em nghĩ ai cũng vậy, làm ở đâu đến lúc nào đó cũng phải tìm việc khác thôi, còn mới ra trường thì xin ở đâu, đỗ đâu làm đó, chưa xác định được nhiều rằng tương lai thế nào…

Nhà tuyển dụng: Em nói không hay, không lưu loát nhưng thành thật.

“Sao em nghỉ việc?”… À anh quên, lúc giới thiệu em có nói rồi…. “Em biết quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì không?”

Dạ biết. Ở một số ngân hàng, bộ phận quan hệ khách hàng vừa giữ chức năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng (tiền gửi, vay vốn, bảo lãnh, L/C….), rồi nhận hồ sơ và phân tích tài chính, phương án kinh doanh và có sự hỗ trợ của một bộ phận gọi là “hỗ trợ tín dụng”. Nhưng một số ngân hàng thì chuyên môn hóa hơn với bộ phận thẩm định riêng, quan hệ khách hàng chỉ làm chức năng bán hàng thuần túy, tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu rồi nhận hồ sơ, bàn giao cho bộ phận thẩm định….

Nhà tuyển dụng: Ừm, em nói cũng đúng, nhưng chưa đủ, QHKH còn làm cả chức năng tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ…

Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào?

Dạ có tìm hiểu về hiện tượng thôi, còn phân tích nguyên nhân thì đó là việc của nhà nghiên cứu và cơ quan hữu trách. Em thấy hơn 1 năm nay, NHNN ban hành nhiều văn bản quy định kiểm soát hoạt động của ngân hàng quá, và làm cho các bộ phận liên quan đến báo cáo, thống kê, quản lý rủi ro hoạt động nhiều hơn. Đồng thời ảnh hưởng đến lợi nhuận khi một số văn bản kiểm soát trực tiếp đến kênh sinh lời của ngân hàng…

Nói thật, trong cùng thời gian MB tuyển thì cũng có nhiều ngân hàng khác tuyển, nhưng khi nộp đơn em cũng lựa chọn (chứ không như lúc mới ra trường, gặp đâu nộp đó, nuôi cái miệng trước đã), vì dạo này các ngân hàng hay sáp nhập, hợp nhất và các ngân hàng cũng không được tăng trưởng tín dụng và… chế độ lương bổng như thế nào nữa. 

Chị phỏng vấn cười quá chừng.

Nếu giao chỉ tiêu em tháng đầu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy động, em làm thế nào?

Dạ, em có chơi chứng khoán và quen dân chứng khoán nhiều. Có những người tiền nhàn rỗi khá nhiều và em tin sẽ kêu họ gửi tiền được. Nhưng hạn chế là những người này rút tiền ra gửi tiền vào liên tục nên cũng không ổn định. Ngoài ra, em nghĩ khi được vô làm, ngân hàng không bao giờ bỏ hẳn nhân viên mình, muốn huy động thế nào huy động, tiếp xúc khách hàng ra sao thì mặc kệ, mà luôn có những hướng dẫn nhất định, và cơ sở dữ liệu khách hàng cũng như cách thức tiếp cận để không làm mất đi hình ảnh chuyên nghiệp của ngân hàng.

Thật ra, trước khi phỏng vấn em đã đoán chị sẽ hỏi câu này vì em có tìm hiểu trước, nhưng em không thích những câu trả lời kiểu như “em sẽ tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân…”. Đó là những câu trả lời đúng nhưng rập khuôn… Vì em nghĩ bất cứ ngân hàng nào, để vận hành cả một hệ thống mấy ngàn nhân viên ổn định thì họ phải có những quy trình, chuẩn mực, hướng dẫn cụ thể để nhân viên tiếp cận, xử lý sáng tạo chứ không phải thấy một cục chỉ tiêu rồi muốn làm gì thì làm…. Thời gian thử thách 2 – 3 tháng đầu sẽ là thời gian học hỏi biện pháp tiếp cận khách hàng và môi trường làm việc….

Và thật sự câu hỏi của chị rất khó, đối với những người chưa từng làm quan hệ khách hàng sẽ không trả lời được, đơn giản vì phải vào làm rồi được hướng dẫn thế nào mới biết bước tiếp theo là làm gì…

Anh đó nói: “Em đã từng làm quan hệ khách hàng thì em phải có khách hàng sẵn, chứ sao lại nói phải đợi vô làm mới được, em cứ kéo khách hàng qua là được, anh thấy em chỉ cần trả lời ngắn gọn như anh vừa nói là anh ok rồi”.

Dạ, em đã từng nghĩ đến trường hợp này. Nhưng em nghĩ khi đi làm, có một vấn đề mà người ta gọi là “rủi ro đạo đức” hay “đạo đức nghề nghiệp”. Ví dụ như: Ông A từng là TGĐ một công ty, sau này ổng nghỉ việc ở công ty này, ổng qua công ty khác làm TGĐ và kéo khách hàng từ công ty cũ qua, hoặc kéo cả ekip làm việc qua”. Đạo đức nghề nghiệp không cho phép điều đó, trừ khi có sự tự nguyện của khách hàng. Em biết những điều em vừa nói hoa mỹ và nhân văn, khó thực hiện nhưng mỗi người mỗi tính.

Đối với em, em sẽ không kéo khách hàng qua bằng mọi giá. sự tự nguyện bao giờ cũng tốt hơn gượng ép. Nếu em làm như vậy, sau này em nghĩ việc ở MB, em lại tiếp tục kéo khách hàng…, kỳ lắm.

Anh ấy nói: “Ok, em nói đúng, khi đó mới vào MB làm, anh cũng kéo khách hàng qua với anh. Ban đầu anh rất mãn nguyện vì hoàn thành chỉ tiêu, đến 1 – 2 năm sau anh mới thấy làm vậy bậy quá.”

Chị tuyển dụng hỏi: Em có bạn gái chưa?

Dạ có từ năm 2.

Chị nói: Sớm vậy, vậy học và làm việc sao? Ảnh hưởng không?

Dạ có, hồi năm nhất và học kỳ 1 năm 2 được loại giỏi, đến kỳ 2 có bồ thì loại khá và năm 3 trung bình, năm 4 vừa đúng 7,0.

Chị nói: Vậy thì sao em làm việc được? Vì sẽ ảnh hưởng đến việc làm?

Dạ, không phải vì cãi nhau hay suốt ngày lo yêu mà bị ảnh hưởng việc học, mà năm 1, đầu năm 2 em không đi làm thêm, tiền thì vừa đủ sống, không dư giả, có pồ thì bắt đầu thiếu nên đi làm thêm, đi dạy thêm, đi dạy riết rồi thấy thích, dạy suốt ngày, cúp học, kiếm cũng được mớ tiền, rồi đi phục vụ quán cà phê, tối về trễ, ở ký túc xá đánh bài, rồi sáng ngủ quên, cúp học… Từ đó một năm đi học được mấy ngày, cũng may không rớt môn nào, do gần ngày thi đi mua mấy bộ đề mấy năm trước về giải rồi học thuộc…

Hai người cười quá trời quá đất và anh đó nói: “Em nói chuyện thành thật, không chuẩn bị sẵn…nhưng nếu anh chọn em, sợ rằng khi vào làm việc sự thành thật của em sẽ có người ghét người thích, vì bản thân anh biết dân ngân hàng thường rất tự hào với công việc của mình và có xu hướng khoa trương hay nói chung là nổ và hình thức bề ngoài. Nên nếu em dân dã quá cũng sẽ bị ghét… Bản thân anh hồi mới đi làm cũng nổ kinh khủng và toàn mua đồ đẹp mặc, nhưng đi uống cà phê với bạn bè thì kỳ kèo từng đồng… Đến bây giờ thì anh ngược lại…, cho em xem nè (anh lấy điện thoại túi quần ra, cái Nokia củ chuối), anh chỉ xài điện thoại này khi làm việc.”

Xong buổi phỏng vấn, chào và đi về.

Vì sao chịn gdv mà ko phải là qhkh

Chia sẻ từ một chuyên viên QHKH cá nhân của MB

Mình đã từng tham gia phỏng vấn vị trí chuyên viên KHCN chiều hôm qua. Cũng có 1 số kinh nghiệm muốn chia sẻ. Đầu tiên là các bạn phải thật tự tin, tin tưởng vào bản thân mình! Các câu hỏi ko quá khó, hầu như đều là những câu cơ bản:

  • Giới thiệu về bản thân?
  • Em hiểu gì về công việc KHCN?
  • Làm KHCN rất vất vả, em là nữ, em có làm được không?
  • Tại sao em học kế toán, em lại làm KHCN? => câu này mình trả lời ngu lắm

Khi nhà tuyển dụng biết mình cao 162cm thì bảo “Em làm GDV, hay TVS sẽ hợp hơn.”

Đấy là buổi phỏng vấn của mình. Các anh chị MB rất thoải mái, nhưng mình vẫn rất run. Nói thi thoảng bị lạc giọng đi. Hi vọng các bạn có thể hình dung đc buổi PV qua chia sẻ của mình. Nói chung là hãy cứ tự tin lên! 80% chiến thắng là ở tự tin rồi. Vào được vòng phỏng vấn, tức là các bạn đã là những người xuất sắc. Đừng bị phân tâm nhé. Good luck!

Chia sẻ từ một chuyên viên SME của MB

Mình mới đi phỏng vấn vị trí SME về nè các bạn. Một từ thôi: thoải mái. Cảm giác đó do các anh chị phỏng vấn đem lại cho mình.

Các anh chị nói trước khi phỏng vấn là anh chị sẽ không phỏng vấn về nghiệp vụ vì em đã được test trước rồi. Các anh chị chỉ hỏi về những vấn đề liên quan đến điểm mạnh; và chú trọng khả năng giao tiếp của mình thôi. Mình còn được các anh chị hỏi cảm giác của em thế nào.

Mình bảo hồi nãy ngồi chờ thì em hơi run. Nhưng giờ vào phòng thì đã hết rồi. Mấy anh chị hỏi vì sao vậy. Mình bảo nhờ các câu hỏi của anh chị mà em tự tin hơn. Anh ấy nói thế là câu hỏi dễ quá phải không? Tớ trả lời “Dạ không dễ, nhưng em thấy phù hợp thực tế. Nãy giờ ngồi ngoài em cứ tưởng tượng là sẽ bị hỏi các câu phải tính toán rồi đưa ra kế hoạch”. Thế là anh chị cười. Giờ là ngồi chờ đợi kết quả thôi.

Chia sẻ từ một chuyên viên TDI của MB

Mình ứng tuyển vào vị trí TDI của MB. Mình công nhận là các anh chị niềm nở, dễ chịu; đặc biệt không gian mát mẻ nên tâm lý càng thoải mái. 

Mình được phỏng vấn tầm 15 – 20 phút. Vì không có nhiều kinh nghiệm nên các anh chị cũng chỉ hỏi về điểm số; thế mạnh bản thân, tại sao chọn vị trí thẩm định. 

Ngoài ra, mình được hỏi thêm 1 câu tiếng Anh là “Tell us about the experience that you gained from all your part-time jobs”. 

Sau đó, anh chị hỏi mình biết gì về công việc thẩm định? Mình có điểm gì phù hợp với công việc này? Mình đang viết Khóa luận nên được hỏi mấy chuyện xung quanh đề tài, nội dung khóa luận nữa…

Một chị bảo mình phù hợp với vị trí SME hơn là TDI. Cuối cùng là một câu “Nếu anh chị không offer em vị trí TDI mà là vị trí SME thì em có nhận không?”

Lời khuyên của mình: Nếu bạn có tài lẻ gì thì cứ nói ra với nhà tuyển dụng. Mình biết bói bài Tarot nên nói ra, các anh chị có vẻ khá là hứng khởi. Nếu bạn làm họ hứng khởi thêm một chút; thì buổi phỏng vấn sẽ diễn ra càng êm đẹp và thậm chí còn ghi điểm nữa đấy. Chúc các bạn may mắn nhé.

Vì sao chịn gdv mà ko phải là qhkh

Một số lưu ý quan trọng

Bộ câu hỏi chỉ mang tính chất tham khảo

Bộ câu hỏi được tổng hợp từ những đợt tuyển dụng trước của các Ngân hàng tại Việt Nam. Bộ câu hỏi không đảm bảo đầy đủ, không cam kết các bạn chắc chắn trúng tuyển nếu ôn tập & chuẩn bị theo bộ câu hỏi này. Bộ câu hỏi chỉ có giá trị tham khảo, giúp các bạn chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị & có thể hình dung được phần nào một buổi phỏng vấn tại các Ngân hàng.

Bộ câu hỏi không phải lúc nào cũng được Hội đồng phỏng vấn áp dụng

Thông thường, Hội đồng phỏng vấn sẽ không chuẩn bị một bộ câu hỏi để phỏng vấn các ứng viên, hoặc có nhưng chỉ dùng đến trong một số trường hợp (như hỏi về nghiệp vụ, ứng viên không biết nói gì, hết những cái họ nghĩ ra để hỏi). Còn lại, đa phần Hội đồng sẽ xoáy vào phần trả lời của ứng viên để hỏi tiếp, để khai thác sâu hơn. 

Hội đồng phỏng vấn chỉ chuẩn bị 1 thứ cố định, đó là “Bảng đánh giá phỏng vấn”. Mỗi ngân hàng có một tiêu chí tuyển dụng ứng viên khác nhau; nhằm tìm ra ứng viên phù hợp với môi trường làm việc, văn hóa, nghiệp vụ,… của ngân hàng mình. Vì thế, “Bảng đánh giá phỏng vấn” của mỗi ngân hàng có thể khác nhau ở vài điểm. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo “Bảng đánh giá phỏng vấn” của một ngân hàng để biết thêm những gì mình cần chuẩn bị.

“Mời em giới thiệu về bản thân mình” được đánh giá là câu hỏi quan trọng nhất và khó nhất trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. 

Quan trọng nhất bởi đây là câu hỏi đầu tiên; nếu bạn trả lời tốt sẽ tạo một tâm lý thoải mái cho những câu tiếp theo. Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên này cũng sẽ cho thấy bạn để lại ấn tượng mạnh hay chỉ nhàn nhạt; thậm chí là không có ấn tượng gì với hội đồng. Một điều nữa, nếu bạn làm chủ được phần trả lời của mình cho câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào khác; bạn sẽ là người dẫn dắt cuộc nói chuyện chứ không phải hội đồng. 

Khó khăn nhất bởi mỗi Hội đồng có một cách “cảm” khác nhau; mỗi người trong hội đồng cũng đánh giá phần trả lời của bạn khác nhau. Vậy nên có thể với một hội đồng này, với một người này; câu trả lời của bạn là ấn tượng; nhưng với hội đồng khác, với người khác, nó rất bình thường.

Với một số ngân hàng, nếu phần giới thiệu bản thân của bạn không tốt; họ sẽ đánh trượt bạn luôn, cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn; và mời bạn ra về. Họ cũng có thể hỏi thêm vài câu; tuy nhiên chỉ là hình thức. Và bạn sẽ thấy bầu không khí lúc đó “đáng sợ” vô cùng. Tuy nhiên, với những ngân hàng chuyên nghiệp, Hội đồng phỏng vấn vẫn sẽ tạo cơ hội cho bạn ở những câu hỏi sau.

Lưu ý: Hãy chuẩn bị một phần giới thiệu ấn tượng, rõ ràng, đầy đủ thông tin; có điểm nhấn, đặc biệt phải làm thế nào thể hiện mình thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tránh lan man, sa đà vào những thứ không liên quan như sở thích.

Ưu tiên những kinh nghiệm làm việc, thành tích trong công việc, hoạt động ngoại khóa, xã hội,… liên quan đến vị trí ứng tuyển và càng cụ thể càng tốt. Tránh đề cập đến thành tích chung chung như: hoàn thành tốt công việc được giao, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện,… Hãy thể hiện bằng những con số. Và đừng quên nhắc đến sự giúp sức của những người khác; nếu không phải một mình bạn có được những thành tích ấy. Điều này cũng thể hiện bạn có khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.

Không nên giới thiệu về công việc cũ/ hiện tại một cách quá say sưa; thể hiện mình đam mê và phù hợp với công việc đó. Vì khi đó Hội đồng sẽ nghĩ bạn phù hợp với công việc hiện tại hơn; hoặc khi tuyển dụng bạn vào bạn sẽ không chuyên tâm cho công việc mới.

Để có một phần giới thiệu bản thân ấn tượng, bạn nên chuẩn bị trước ở nhà, hãy xem thật kỹ CV của bạn (lưu ý khi điền CV không nên điền quá khoa trương, thổi phồng sự thật), viết ra giấy và sắp xếp các ý sao cho phần giới thiệu gây ấn tượng. Tập nói trước gương, nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ nhận xét, rút kinh nghiệm giúp bạn. Sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể nhờ được người quen làm nhân sự; hoặc ngân hàng nhận xét phần giới thiệu của mình. 

Rà soát lại CV và xem nếu có lỡ “chém gió quá đà ở đâu” thì phần giới thiệu nên bỏ phần đó; hoặc đưa vào nhưng ở mức độ vừa phải. Ví dụ, khi bạn ứng tuyển, bạn hiểu vị trí công việc đó yêu cầu phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục. Bạn đưa vào CV để nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nhưng nếu bạn không tự tin trong giao tiếp, thuyết trình; khi phỏng vấn, hội đồng sẽ nhận ra ngay qua những câu trả lời đầu tiên; hoặc họ có thể đặt câu hỏi “Tại sao em nói em có khả năng giao tiếp tốt?”.

Khi đó, sẽ thật không hay nếu bạn ấp úng và không trả lời được tại sao. Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm; vì thế, đòi hỏi nhân viên phải thực sự trung thực.

Dù bạn gặp phải câu hỏi nào, tình huống nào đi chăng nữa, đừng quên thể hiện cho Hội đồng thấy bạn thực sự đam mê với ngành và nghề ngân hàng, thực sự yêu thích với Ngân hàng bạn đang ứng tuyển vào. Và phải thể hiện bạn có một cam kết gắn bó; chứ không phải là người thích nhảy việc; hay chỉ làm tạm một thời gian rồi đi du học hay học lên cao ở trong nước. 

Bạn sẽ có lợi thế không nhỏ trong đợt phỏng vấn này nếu bạn:

Giỏi tiếng Anh, hoặc nếu không đến mức giỏi; cũng hãy chuẩn bị sẵn cho mình một phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Trong đó ngoài những thông tin cơ bản còn cần thêm: mục tiêu công việc, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, công việc hiện tại,…

Có năng khiếu, sở trường trong một lĩnh vực nào đó (nói đơn giản là tài lẻ): ví dụ: bạn biết chơi đàn, thổi sáo, bạn hát hay, bạn biết bói bài, bạn biết làm ảo thuật,…

Những tips và lưu ý quan trọng

Phải hết sức thoải mái, bình tĩnh, tự tin,… thì ở đâu cũng nói; ở đâu cũng gặp; chắc các bạn ai cũng biết (nhưng không phải ai cũng thực hiện được). Vậy nên, làm thế nào để thoải mái, bình tĩnh, tự tin là ở chính các bạn, bởi không ai hiểu bản thân mình bằng mình mà. Nhưng mình cũng muốn góp ý thêm, sự tự tin sẽ có khi bạn:

  • Một là, giỏi tiếng Anh;
  • Hai là, tính cách tự tin, sôi nổi, hòa đồng, hướng ngoại, thích giao tiếp,…; những thứ được thể hiện trong suốt quá trình học tập, hoạt động, làm việc trước đó. Và bạn bè, người thân, đồng nghiệp của bạn cũng nhận thấy điều này khi tiếp xúc với bạn;
  • Ba là, bạn có thể giao tiếp với một/một số người lạ mà không cảm thấy lạ, tức là bình thường như khi nói chuyện với người quen;
  • Bốn là, bạn có năng khiếu nổi bật;
  • Năm là, bạn làm chủ kiến thức của mình. 

Trên đây là những chia sẻ được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của rất nhiều anh, chị trong nghề. Trong trường hợp bạn không có thời gian tự học; bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những khóa học luyện thi ngân hàng tại UB Academy; để có được một lộ trình học hiệu quả nhất. Mọi thông tin chi tiết về các khóa học đều có tại UB Academy.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có định hướng rõ ràng; và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn tại các ngân hàng. Ngoài ra, các bạn tham gia phỏng vấn tại các ngân hàng trong khoảng thời gian này cũng đừng quên chia sẻ những câu hỏi mới, những tình huống hay, những phần trả lời mà bạn cho là ấn tượng để bổ sung vào bộ câu hỏi thêm phần phong phú nhé.