Vì sao cp ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng trong mọi trường hợp

1. Quy định của pháp luật về công ty cổ phần

1.1. Công ty cổ phần

– Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau đó gọi là cổ phần

– Cổ đông có thể là tổ chức và cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp theo quy đinh

Xem thêm: Quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty cổ phần

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác và trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp quy định

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần và trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty cổ phần.

1.2. Các loại cổ phần

Các loại cổ phần trong công ty gồm:

– Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông và công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi và Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi cổ tức, Cổ phần ưu đãi hoàn lại,Cổ phần ưu đãi biểu quyết,Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

– Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định

– Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền và nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau

– Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi và Cổ phần ưu đãi, có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Xem thêm: Quy định về việc kiêm nhiệm chức danh trong nhiều công ty

– Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở và các Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

– Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết

1.3. Nghĩa vụ của cổ đông

Tại Điều 119. Nghĩa vụ của cổ đông Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần camkếtmua.

2. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.Trường hợpcó cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

3. Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

5. Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

Xem thêm: Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trong công ty

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Như vây, Nghĩa vụ của cổ đông được quy định cụ thể và chi tiết ở một số nội dung như Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua, Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty và Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định, và các nghĩa vụ khác theo quy định. Trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó sẽ bị xử lý theo quy định

1. Khái niệm công ty cổ phần

– Công ty cổ phầnlà một hình thức công ty được tổ chức và hoàn thiện cả về mặt vốn lẫn cơ cấu tổ chức. Công ty cổ phần thành lập có kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi đối với các cổ đông, tạo ra được các điều kiện tốt nhất cho việc quản lý công ty được hoàn toàn dân chủ, cũng như việc hoạt động có hiệu quả. Các thiết chế hoạt động trong công ty cổ phần bao gồm những thành phần chủ chốt sau: thứ nhất là đại hội đồng cổ đông, thứ hai là hội đồng quản trị, thứ ba là ban kiểm soát, thứ tư là ban giám đốc và cuối cùng là các chức danh quản lý khác của loại hình công ty cổ phần này.

– Đây được xem là một loại hình công ty duy nhất hoạt động dựa trên khả năng huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phần trong đó loại hình cổ phần phổ thông được chuyển nhượng một cách tự do trên thị trường (ngoài một số trường hợp luật hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông). Bất cứ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu và thực hiện việc mua cổ phần của công ty đều trở thành cổ đông của công ty cổ phần đó. Những yếu tố này một mặt là tạo thuận lợi cho loại hình công ty cổ phần này trong việc thực hiện mục đích huy động vốn cho công ty nhưng mặt khác chính là hạn chế đối với cơ cấu quản lý của công ty cổ phần.

Vì các thành viên trong công ty này có thể được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nên các cổ đông rất dễ dàng trong việc gia nhập hoặc thực hiện việc rút khỏi công ty cổ phần. Trong khi đó, đối với bộ máy quản lý công ty phải hết sức ổn định thì mới quản lý và điều hành được tốt công việc sản xuất kinh doanh của công ty tạo nên.

2. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 113 củaLuật doanh nghiệp 2014có quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết như sau: Chỉ có những tổ chức mà được Chính phủ ủy quyền và những cổ đông sáng lập ra công ty mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của các cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong thời gian 03 năm tính kể từ ngày công ty cổ phần đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, với số cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông thông thường của loại hình công ty cổ phần.

Xem thêm: Cổ phiếu ưu đãi là gì? Tổng quan nội dung về cổ phiếu ưu đãi?

– Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được hiểu là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Đối với số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết thì sẽ do điều lệ công ty quy định. Cũng như cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có các tổ chức được Chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cũng chỉ có hiệu lực trong thời gian là ba năm, xác định kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn nêu trên, đối với số cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ như cổ đông phổ thông.

Tại khoản 1 và khoản 2, Điều 116,Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định vềcổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền hạn của những người nắm giữ loại cổ phần này như sau:

– Những cổ phần ưu đãi biểu quyết là những cổ phần được bỏ phiếu với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với những cổ phần phổ thông. Đối với số phiếu được biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ xác định được do Điều lệ của công ty cổ phần đó quy định chi tiết mà pháp luật không quy định về vấn đề này.

– Những cổ đông nắm giữ và sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có các quyền hạn riêng biệt được phân biệt như sau đây: đó là biểu quyết về các vấn đề được xác định thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông căn cứ theo số phiếu biểu quyết theo quy định của Điều lệ của công ty cổ phần đó. Ngoài ra đối với những cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì còn đặt ra có những quyền hạn như đối với cổ đông phổ thông trừ việc cổ đông này không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi này cho người khác.

Tại Điều 117, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về loại cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đã cổ tức như sau:

– Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hiểu là cổ phần được trả cổ tức có một mức cao hơn so với mức của cổ tức của cổ phần phổ thông thông thường hoặc theo mức ổn định hàng năm. Với số cổ tức này thì cổ tức sẽ được chia ra hàng năm đó là bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Đối với cách thức xác định cổ tức thưởng thì sẽ được căn cứ theo thông tin đã được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức đó, còn cổ tức cố định thì sẽ được niêm yết trước và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hiệu quả hay kém hiệu quả của công ty.

– Về các quyền hạn của những cổ đông mà sở hữu đối với số cổ phần ưu đãi cổ tức thì sẽ có các quyền hạn sau được xác định như sau: được nhận cổ tức theo đúng quy định, cũng như việc nhận đối với số tài sản còn lại theo tỷ lệ tương ứng so với tỷ lệ sở hữu với số cổ phần tại công ty, sau khi công ty cổ phần đã thực hiện việc thanh toán hết toàn bộ các khoản nợ, nghĩa vụ thanh toán, số cổ phần ưu đãi sẽ được hoàn lại trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể mà vẫn còn cổ phần. Ngoài ra cổ đông nắm giữ cổ phần sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền như một cổ đông phổ thông bình thường.

Căn cứ theo điều 118, Luật Doanh nghiệp 2014, có quy định về Cổ phần ưu đãi hoàn lại như sau: cổ phần ưu đãi hoàn lại được xác định là một loại cổ phần được phía công ty cổ phần hoàn lại vốn góp theo đúng yêu cầu của người sở hữu hoặc tuân theo các điều kiện đã được ghi trong cổ phiếu của những cổ phần ưu đãi hoàn lại này. Những cổ đông mà đang nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại thì sẽ không có các quyền như quyền đứng ra biểu quyết cũng như quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, tham gia vào việc đề cử người có uy tín cũng như năng lực vào Hội đồng quản trị cũng như vào Ban kiểm soát.

Xem thêm: Vay ưu đãi là gì? So sanh vay ưu đãi và vay thương mại quốc tế?

Với loại hình cơ chế quản lý hết sức mềm dẻo và năng động như đã phân tích ở trên, loại hình công ty cổ phầnlà sự biểu hiện của sự dân chủ trong hoạt động quản lý kinh tế. Quyền lực của những người hoạt động trong công ty này ở đây không nằm trong tay một cá nhân nắm chức vụ cụ thể nào đó mà thuộc về đại hội đồng cổ đông, thuộc về tập thể các thành viên trong hội đồng quản trị. Hội đồng quản trịthực hiện đúng đối với quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định. Do đó, đối với số cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho 2 đối tượng là Cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền để đảm bảo về quyền lợi cho cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng như phù hợp với cơ chế hoạt động của công ty.

Vì sao cp ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng trong mọi trường hợp

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ theo khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014quy định chi tiết về những cổ đông mà nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết đó là: Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì sẽ không được phép chuyển nhượng đối với số cổ phần đó cho người khác.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết lại không được phép chuyển nhượng đối với số cổ phần này cho người khác vì các cổ đông này có nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cho nên dù họ có quyền biểu quyết lớn nhất nhưng cũng không được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà không thông qua sự đồng ý của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty vì nếu họ tự do chuyển nhượng thì sẽ đặt ra những rủi ro không xác định được trước khi một cá nhân nào đó vì quyền lợi riêng của họ, bán tháo cổ phần cho đối thủ, để đối thủ dễ dàng kiểm soát và dẫn đến thất bại của công ty cổ phần.

Pháp luật cũng như luật doanh nghiệp quy định như vậy nhằm mục đích vì để tránh không cho 1 cá nhân trong nội bộ làm việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tập thể.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Ban biên tập pháp lý công ty Luật Dương Gia về vấn đề xoay quanh những quy định về loại cổ phần ưu đãi biểu quyết đối với loại hình công ty cổ phần của chúng tôi. Nếu có bất kỳ phản ánh hay vướng mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc các lĩnh vực pháp lý khác xin vui lòng liên hệ lại chúng tôi theo đường dây nóng qua tổng đài để được hỗ trợ, giải đáp thêm.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
Vì sao cp ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng trong mọi trường hợp

Chức vụ: Giám đốc điều hành

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 8.898 bài viết

Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết Là Gì?.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong bốn loại của cổ phần ưu đãi bên cạnh cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần biểu quyết được gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần được định nghĩa tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể: Cổ phần biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần do Điều lệ công ty quy định.

Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần biểu quyết có ưu đãi hơn các cổ đông khác ở chỗ cổ đông này có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với những cổ đông khác không sở hữu cổ phần.

>>> Xem Thêm Giải Thể Doanh Nghiệp Trọn Gói.

Vì sao cp ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng trong mọi trường hợp

Vài nét về cổ phiếu ưu đãi

Loại hình Công ty Cổ phần (CTCP) có một ưu điểm nổi trội so với các loại hình doanh nghiệp khác là sự đa dạng về loại cổ phiếu mà cổ đông có thể nắm giữ. Theo Luật Doanh nghiệp, ngoài cổ phiếu phổ thông, CTCP có thể có cổ phần ưu đãi (ưu đãi cổ tức, ưu đãi biểu quyết, ưu đãi hoàn lại).

Cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi, nhưng cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Xem thêm: Cần biết gì về cổ phiếu ưu đãi biểu quyết để hiểu rõ quyền lợi khi đầu tư?

Vì sao cp ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng trong mọi trường hợp

Đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi có mang một số đặc điểm của cổ phiếu phổ thông như:

  • Cổ tức ưu đãi được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế, tạo ra mức sinh lợi sau thuế cao hơn so với các chứng khoán có thu nhập cố định.
  • Việc trả cổ tức ưu đãi phụ thuộc vào quyết định quản lý.
  • Cổ phiếu ưu đãi không hoàn lại, không có ngày đáo hạn cố định.

Đăng ký ngay

Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng toàn bộ cổ phần không?

Công ty cổ phần hiện nay đang là một loại hình được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập trên thực tế. Vậy hiện nay quy định của pháp luật liên quan đến công ty cổ phần được quy định như thế nào?

1. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Nếu quý khách hàng đang gặp các vướng mắc liên quan đến pháp luật doanh nghiệp thì có thể liên hệ tới Công ty Luật Minh Gia. Hiện nay chúng tôi có hỗ trợ khách hàng tư vấn về các vấn đề doanh nghiệp như:

- Vấn đề thành lập doanh nghiệp;

- Các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, doanh nghiệp tư nhân…;

- Vấn đề giải thể doanh nghiệp;

- Và các vấn đề khác liên quan đến quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề doanh nghiệp quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như:

- Đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng (khuyến khích các khách hàng tại khu vực Hà Nội và lân cận);

- Gửi email tư vấn (đối với vụ việc phức tạp, khách hàng ở xa và có nhiều hồ sơ cần nghiên cứu);

- Liên hệ trực tiếp với tổng đài 1900.6169.

2. Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần

Câu hỏi:Chị tôi là chủ tịch công ty cổ phần đang hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên vì lí do cá nhân, chị tôi muốn chuyển nhượng toàn bộ số vốn cổ phần đang sở hữu 30% / tổng số vốn công ty. Xin cho chúng tôi biết việc chuyển nhượng này có được quyền chuyển nhượng không ? Trường hợp công ty mua lại thì tỷ lệ được phép mua là bao nhiêu ? Có bị giới hạn không ? Tỷ lệ khống chế là bao nhiêu ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu, Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để chúng tôi có thể tư vấn chính xác về trường hợp của chị bạn nên chúng tôi sẽ liệt kê các trường hợp có thể xảy ra để bạn sẽ tự nghiên cứu thêm:

- Trường hợp 1: Chị bạn là cổ đông sáng lập công ty cổ phần.Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.

Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

"3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty."

Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần biểu quyết như sau:

" 1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
...

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác."

Vì vậy, nếu chị bạn là cổ đông sáng lập thì với mỗi loại cổ phần chị bạn nắm giữ sẽ có những quy định riêng về việc chuyển nhượng. Cụ thể như sau:

+ Cổ phần phổ thông:sẽ được tự do chuyển nhượng nếu công ty đã hoạt động được từ đủ 3 năm trở nên. Nếu vẫn trong thời hạn 3 năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác, nếu chuyển nhượng cho cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải cổ đông của công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập khác thông qua hình thức biểu quyết.

+ Cổ phầnưu đãi cổ tức: thì luôn được tự do chuyển nhượng.

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo quy định tạiKhoản 3 Điều 113 và Khoản 3 Điều 116Luật Doanh nghiệp 2014

"3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông."

" 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác."

Từ quy định trên thì nếu chị bạn nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty thì chị bạn không thể chuyển nhượng cổ phần này cho người khác trong thời hạn 3 năm từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Chỉ khi hết thời hạn 3 năm đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển thành cổ phần phổ thông thì chị bạn mới có thể chuyển nhượng.

- Trường hợp 2: Chị bạn không phải là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần. Trường hợp này cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.

Về việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của chị bạn, Theo quy định tại Điều 129 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định :

"Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình..."

Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014 quy đinh :

"Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:..."

Vì vậy, nếu chị bạn thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần và công ty đồng ý mua lại thì công ty chỉ được mua lại không quá 30% tổng cổ phần phổ thông đã bán hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng toàn bộ cổ phần không?.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ khác bạn liên hệbộ phận luật sư tư vấn luật Doanh nghiệptrực tuyếnđể được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng trong trường hợp nào ?

August 20, 2021
647

phong tỏa tài khoản

Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
WhatsApp

MỤC LỤC

  • 1. Cổ phần là gì ?
  • 2. Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng trong trường hợp nào ?