Vì sao gọi là ngày cá tháng tư

ca thang tu anh 1

Xoay quanh ngày nói dối có nhiều truyền thuyết, câu chuyện lịch sử khác nhau. Trong khi nhiều nơi cho rằng Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong một cuốn truyện, một số nơi khác quan niệm ngày này bắt nguồn từ những sự kiện, tập tục có thật.

ca thang tu anh 2

Truyền thuyết phổ biến nhất về ngày Cá tháng Tư là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Năm 1564, quốc gia châu Âu này quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3, đầu tháng 4 sang ngày 1/1.

ca thang tu anh 3

Tuy nhiên, thời điểm đó việc truyền tin còn nhiều hạn chế nên người dân ở các vùng quê hẻo lánh vẫn mừng năm mới theo lịch cũ, tức ngày 1/4. Những người này bị chế giễu là kẻ ngốc và ngày 1/4 cũng trở thành April Fool's Day (ngày nói dối).

ca thang tu anh 4

Một truyền thuyết khác ở Anh lại cho rằng việc nói dối trong ngày 1/4 bắt nguồn từ cuốn truyện The Canterbury Tales (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn Geoffrey Chaucer ra đời năm 1392. Trong cuốn truyện, Chaucer viết 32 ngày sau tháng Ba, tức muốn nói đến ngày 2/5. Song, nhiều độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 của tháng 3 hoặc ngày 1/4. Từ đây, ngày đầu tiên của tháng 4 trở thành ngày nói dối vô hại.

ca thang tu anh 5

Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu được đề cập trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Tác gia này đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa.

ca thang tu anh 6

Theo Simon J. Bronner, giáo sư về Nghiên cứu Văn hóa Dân gian tại Đại học Penn State, tại nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ không có ghi chép cụ thể về lịch sử ngày Cá tháng Tư. Nhiều nơi chỉ đơn giản ăn mừng ngày 1/4 như một dịp lễ hội mùa xuân vui nhộn.

ca thang tu anh 7

"Trong khi các nền văn hóa khác trên thế giới cũng có các lễ kỷ niệm cùng thời điểm với Cá tháng Tư như ngày lễ Holi của người Hindu và ngày lễ Purim của người Do Thái. Tuy nhiên, việc tập trung vào trò đùa, chơi khăm trong ngày 1/4 vẫn phổ biến hơn cả ở châu Âu và Bắc Mỹ", ông Bronner nói.

Câu hỏi ám ảnh với dân Hàn: 'Bạn bao nhiêu tuổi?'

Ở Hàn Quốc, việc hỏi tuổi của một người mới gặp lần đầu là hoàn toàn bình thường, mặc dù điều đó được coi là bất lịch sự ở các nền văn hóa khác.

Hãy cùng đi tìm hiểu và lý giải về nguồn gốc, lịch sử và sự ra đời của ngày Cá tháng tư 1.4? để trả lời câu hỏi: Tại sao có ngày nói dối trên thế giới, nó bắt nguồn từ nước nào, tốt hay xấu và ý nghĩa của ngày 1/ 4 là như thế nào?

Mùng 1 tháng Tư có lẽ là một trong những ngày lễ đặc biệt và kỳ lạ nhất trong năm, khi mà vào ngày này mọi người trên thế giới có thể thoải mái nói dối cũng như đùa bạn bè với những trò khó đỡ nhất mà không sợ bị những người đó giận hay ghét mình. Lịch sử cũng ghi chép lại con người đã nói dối nhau vào ngày 1/4 này hàng trăm năm trước, tuy nhiên không ai biết được nguồn gốc chính xác vì sao chúng ta lại làm như vậy vào ngày Cá tháng tư?

Nước Pháp được coi là quê hương đánh dấu sự ra đời của ngày Cá tháng Tư, ngày nói dối 1/4.

Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư, tức ngày mùng 1. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Cùng với thời gian, trò đùa ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ý nghĩa của ngày Cá tháng tư

Trong ngày 1/4 này, những trò lừa độc đáo, thú vị cũng ra đời. Để có được tiếng cười sảng khoái, thoải mái trong ngày này, bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.

Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày nói dối lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng. 

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư - ngày nói dối.

Như vậy, nguồn gốc tại sao có sự ra đời của ngày Cá tháng tư là có cơ sở và ý nghĩa của nó. Điều này đã được minh chứng khi chúng ta nhìn lại lịch sử của cái ngày khá kỳ lạ này, ngày nói dối 1/4 mà sử sách thế giới đã ghi nhận.

Nguồn: Sưu tầm