Vì sao khí Clo ít tan trong nước

Vì sao khí Clo ít tan trong nước

(cập nhật ngày 28/11/2016)

Nơi đây tập trung các câu hỏi khó, dễ gây tranh cãi, các câu hỏi hay và có câu trả lời chuẩn được update hàng ngày.

Câu 1: Nêu hiện tượng xảy ra khi sục khí Clo từ từ đến dư vào dung dịch KI có sẵn một ít hồ tinh bột? (Hoặc cho biết màu dung dịch thu được cuối cùng?)

—–

Trả lời: trước tiên Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl

Sau đó Cl2 + I2 + H2O = HCl + HIO3

Căn bản câu này nếu nói về sự biến đổi hiện tượng thì như sau:S ục từ từ clo vào KI thì Cl2 đẩy I2 ra, I2 tạo phức vs HTB nên hh có màu xanh tím, màu này tăng dần đến mức tối đa (có thể xuất hiện màu đen nếu I2 nhiều).

Sau đó khi I2 bị đẩy ra toàn bộ rồi mà tiếp tục thêm Cl2 vào thì Cl2 và I2 pư vs nhau sinh HCl và HIO3, 2 axit này ko có màu nên hh lúc đó ko có màu. Một số người cho rằng nếu tiếp tục thêm Cl2 vào nữa thì dung dịch sẽ có màu vàng nhạt của khí Clo tan trong nước.

Chốt lại vấn đề: Cuối cùng hh có màu vàng nhạt (hoặc ko màu).——

P/s: I2 và HTB KO PƯ VS NHAU, chỉ đơn thuần là quá trình HTB xoắn, bọc lấy I2 và do hiện tượng quang học nên sinh ra màu xanh tím, khi đung nóng, các phân tử HTB duỗi ra, ko bọc lấy I2 nữa nên mất màu, để nguội, các phân tử HTB xoắn lại, lại học lấy I2 nên lại có màu. Vì chúng ko pư nên ko có PTPU, đây đơn thuần là 1 hiện tượng vật lý.

——————————————————————-

Câu 2: Benzen (toluen) có làm mất màu dung dịch brom ko?

Trước tiên, cần phân biệt 2 khái niệm: Phản ứng với dung dịch brom và Làm mất màu dung dịch brom.

Về mặt cơ bản, thông thường, nếu một chất pư hết vs dung dịch brom thì sẽ làm mất màu dung dịch brom. Còn một chất làm mất màu dung dịch brom thì chưa chắc đã phản ứng vs dung dịch brom.

Quay lại vấn đề của benzen (hoặc toluen), bản thân 2 chất này ko pư vs dung dịch brom, thậm chí cả vs brom khan thì cũng phải có xúc tác pư mới xảy ra. Nhưng điều đó ko có nghĩa là benzen hoặc toluen ko làm mất màu dung dịch brom.

Vậy đâu là vấn đề? Thực ra, kiến thức này ko phù hợp vs nội dung chương trình phổ thông, chính vì thế nên trong các câu hỏi của Bộ, nếu trong câu hỏi có benzen, họ sẽ ko đặt câu hỏi là “những chất nào làm mất màu dung dịch brom”, thay vào đó họ sẽ đặt câu hỏi là “những chất nào pư với dung dịch brom”.

Trở lại vấn đề chính, để giải thích vì sao benzen, toluen ko pư vs dung dịch brom nhưng vẫn làm mất màu dung dịch này.

– H2O là dung môi phân cực, Benzen, toluen là dung môi ko phân cực, brom là chất tan ko phân cực. Theo nguyên tắc, chất tan phân cực tan tốt trong dung môi phân cực (VD NaCl tan tốt trong H2O), chất tan ko phân cực tan tốt trong dung môi ko phân cực (vs Cao su trong xăng dầu).

Khi hòa tan brom trong nước thì brom tan tương đối ít trong nước do sự khác nhau về tính phân cực giữa dung môi và chất tan. Lúc đó, nếu cho benzen hoặc toluen vào dung dịch brom, brom sẽ khuếch tán từ trong nước (vùng tan kém) sang benzen (toluen, vùng tan tốt hơn), làm cho phần dung dịch brom giảm nồng độ, dẫn tới nhạt màu, thậm chí mất màu. Ngược lại, lớp phía trên gồm Benzen và toluen sẽ có màu hồng cánh sen do brom tan trong chúng.

Vậy, ở đây, việc benzen hay toluen làm mất màu dung dịch brom chỉ đơn thuần do sự chiết brom từ dung môi kém tan hơn sang dung môi tan tốt hơn mà ko có bất kì pư hóa học nào.

CHỐT LẠI: Benzen, toluen LÀM MẤT MÀU DUNG DỊCH BROM TRONG NƯỚC.

————————————————————————————————

Câu 3: Khi tách nước của glixerol ở điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X có công thức C3H4O .Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng về X:

A.Có pư với brom trong dung môi nước

B.Cộng HCl theo quy tắc Maccopnhicop

C.Có pư trùng hợp

D.Có pư tráng bạc

=> ĐÁP ÁN B

Giải thích :

HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH TÁCH H2O : Nếu tách 1 trong 2 nhóm OH ở ngoài, thỳ sẽ dừng tại sản phẩm HO-CH2-CO-CH3 : KHÔNG ĐÚNG VỚI CHẤT C3H4O đề cho

=> PHẢI TÁCH NHÓM OH ở giữa => HO-CH2-CH2-CHO, tách nước 1 lần nữa CH2=CH-CHO : ĐÂY LÀ CHẤT C3H4O mà đề nói.

NẾU CHƯA ĐƯỢC BIẾT TỚI, TA CÓ THỂ DÙNG LOẠI TRỪ :

A.Phản ứng Brom trong dung môi nước => ĐÚNG, Cả NỐI ĐÔI LẪN nhóm -CHO Đều có thể phản ứng

C.Có phản ứng trùng hợp => HOÀN TOÀN ĐÚNG. Trùng hợp ở nối đôi

D.Phản ứng tráng bạc => ĐÚNG NỐT, CÓ NHÓM -CHO là tráng được bạc rồi => CÂU SAI CHỈ CÓ THỂ LÀ B.

Khi phân tử hợp chất hữu cơ có dạng R-CH=CH-K với K là nhóm HÚT E CỦA NỐI ĐÔI như -CHO,-CO-, -COOH, -COOR…. THỲ KHI CỘNG HX VÀO NỐI ĐÔI SẼ NGƯỢC QUY TẮC CỘNG Markovnikov

Điều này được giải thích như sau : R-(1)CH=(2)CH-CHO, Nhóm CHO hút e của nối đôi => e chuyển dần từ C ở vị trí 1 sang C ở vị trí 2 rồi sang CHO => C(1) TÍCH ĐIỆN DƯƠNG VÌ MẤT BỚT E, C(2) TÍCH ĐIỆN ÂM.C(2) KHÔNG ĐƠN THUẦN CHỈ ĐẨY E CHO CHO Mà NÓ VẪN HÚT LẠI NHƯNG LỰC HÚT YẾU HƠN CỦA -CHO .Khi cộng HX, X- SẼ CỘNG VÀO C(1) DO ÂM Phải cộng vào DƯƠNG, H+ SẼ CỘNG VÀO C(2)

 =>TRÁI QUY TẮC CỘNG ! 

(Phạm An Nam)

——————————————————————————

Câu 4 : FeS2 có tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 LOÃNG hay không ?

Theo quan điểm của rất nhiều giáo viên dày kinh nghiệm cho rằng PHẢN ỨNG TRÊN HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CƠ SỞ để xảy ra.

Theo Tính chất lí hóa các hợp chất vô cơ của R.A.LINĐIN – V.A.MOLOSCO – L.LANDREEVA – Bộ môn vô cơ Viện Hàn Lâm Khoa Học Maxcova-Nga : ” FeS2 KHÔNG TAN TRONG NƯỚC, KHÔNG TAN TRONG AXIT LOÃNG (H+) , KHÔNG TAN TRONG DUNG DỊCH KIỀM”

Bộ sách trên được các PGS Hoàng Nhâm và Lê Kim Long dịch sang tiếng Việt, vẫn có tên Tính chất hoá lý các hợp chất vô cơ, Đã được Hoàng Nhâm đính chính trước khi lưu hành.

Và đây là 1 số nhận định của 1 số thầy cô giáo :  Theo cô ĐẶNG THỴ THUẬN AN (THÀNH VIÊN TỔ RA ĐỀ THY ĐẠI HỌC MÔN HOÁ 2010 2011 2012) : Cấu trúc tinh thể Pirit sắt không hề có mặt của Lưu huỳnh đơn chất, vậy việc lý luận như một số giáo viên để cho lưu huỳnh đơn chất là không thỏa đáng. Nếu xét về mặt phản ứng oxi hóa khử thì phản ứng trên hoàn toàn không hợp lý. Trong chương trình hóa học phổ thông không có phản ứng này nên đề thi ĐH sẽ không đề cập đến.Xét về phản ứng này thì theo tôi phản ứng không thể xảy ra.” Theo Thầy Trần Dương (Trưởng Khoa Hóa học ĐHSP – Huế):“Xét về tích số tan của FeS2 rất nhỏ (nhỏ hơn 10-20) vì thế H+ không có khả năng hòa tan FeS2 thành Fe2+“. Theo Thầy Trần Văn Hùng (Tổ trưởng tổ Hóa Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế)“Về vấn đề FeS2 từ trước đến giờ chỉ xét phản ứng của chất này trong axit có tính oxi hóa mạnh. Bản thân các bài toán có tính toán định lượng về việc FeS2 tan trong axit thường cần xem xét lại các số liệu và luận cứ khoa học, tránh những hiểu nhầm.” Theo thầy Vũ Khắc Ngọc: “axit thông thường (H+) không thể hòa tan FeS2.” Vấn đề trên đây thầy Vũ Khắc Ngọc không tìm hiểu sâu do không đề cập đến trong đề thi ĐH.

Phản ứng này cũng đã được làm thý nghiệm ở bên trường của mình. FeS2 KHÔNG TAN

(Phạm An Nam)

—————————————————————————-

Câu 5: Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O.

Đây có phải là PƯ OXH – K ko?

Trả lời:

Câu trả lời là “KHÔNG”. Sở dĩ như vậy vì trong phân tử Fe3O4, tồn tại 1 Fe2+ và 2Fe3+, phản ứng trên không có sự thay đổi số oxh của Fe, nên nó không là phản ứng oxh-k. Số oxh +8/3 của Fe trong Fe3O4 chỉ dùng trong tính toán, vì dù viết số oxh là +8/3 hay +2 và +3 thì kết quả tính toán cũng ko đổi, số oxh này không có ý nghĩa giải thích trong lí thuyết. Kể cả giải thích phản ứng oxh-k của Fe3O4 với HNO3 cũng không giải thích theo hướng có số oxh +8/3, mà nên giải thích theo hướng tồn tại Fe2+ trong phân tử Fe3O4. Fe3O4 ko phải là hỗn hợp FeO.Fe2O3, nó là một thành viên của họ Ferrit, việc viết công thức của Fe3O4 = Fe2O3.FeO được chấp nhận trong giải bài tập tính toán.

—————————————————————————

Câu 6: Mg(HCO3)2 + OH- (Ca(OH)2/NaOH/KOH…) → ???

Trả lời: 

Vấn đề pt ion thì ko bàn tới, có đặc biệt thì đặc biệt khi xét pt phân tử thôi:Phản ứng: Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 tạo ra MaCO3 hay Mg(OH)2?Ở đây có sự cạnh tranh tạo kết tủa,và trong 2 kết tủa này, cái nào có tích số tan bé hơn sẽ ưu tiên tạo ra trc. Để biết đáp án các bạn tự tra tích số tan và so sánh

—————————————————————————

Câu 7: Các este có dạng RCOOCH=CH2 có tham gia pư tráng gương ko?

Trả lời: (Update).

 —————————————————————————

Câu 8: Các chất kết tủa như BaSO4, BaCO3, CaCO3, AgCl… là các chất điện ly MẠNH, đúng hay sai?

Trả lời: Đúng

Giải thích :  Định nghĩa sách giáo khoa : “Chất điện ly mạnh là những chất KHI TAN TRONG NƯỚC, các phần tử hòa tan điện ly hết ra ion ” Đây là nguyên xi lại từ sgk nhé, trong cái định nghĩa này KHÔNG HỀ ĐỀ CẬP đến độ tan của các chất, chỉ nói là KHI TAN TRONG NƯỚC, thêm vào nữa là ở dưới cùng của cái định nghĩa lại có câu ” Tất cả các chất đều ít nhiều tan được trong nước.”(Dấu hoa thị ở cuối trang đó) Thế thỳ các bạn đưa ra cái lý thuyết “vì nó kết tủa nên nó không điện ly” để làm cái gì, trong khi mọi chất đều ít nhiều tan được trong nước. Tiếp tục vấn đề, CaCO3 là một kết tủa , chính xác, nhưng không phải là nó HOÀN TOÀN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC, mà vẫn có 1 phần nhỏ các phân tử CaCO3 hòa tan trong nước phân ly theo pt 1 chiều : CaCO3 => Ca2+ + CO32- , và sự phân ly này là HOÀN TOÀN, nó phù hợp vs định nghĩa chất điện ly mạnh trong sách giáo khoa, tức là KHI TAN TRONG NƯỚC, CÁC PHẦN TỬ CaCO3 bị hòa tan ĐỀU PHÂN LY HẾT RA ION . Vì thế nó là chất điện ly mạnh. Các bạn phải chú ý là cái định nghĩa trong sách giáo khoa KHÔNG HỀ ĐỀ CẬP ĐẾN ĐỘ TAN CỦA CHẤT ĐIỆN LY, chỉ nói đến vấn đề NÓ CÓ ĐIỆN LY HẾT RA ION hay không mà thôi , nên kết tủa hay không kết tủa không quan trọng, quan trọng là phần tan nó phân ly thế nào thôi , có những chất tan vô hạn trong nước nhưng lại là chất không điện ly, nhưng lại có những chất tan rất ít trong nước nhưng lại là chất điện ly mạnh. Không có gì là mâu thuẫn vs sách giáo khoa cả.

—————————————————————————-

Câu 9: Cộng HX vào LK đôi, LK ba “THEO MACCOPNHICOP” và “NGƯỢC MACCOPNHICOP” là thế nào?

Trả lời: 

Nếu giải thích cái này cần đi sâu vào cơ chế phản ứng cộng. Nằm ngoài phạm vi chương trình THPT, nên chỉ cần biết, cộng theo quy tắc là cư quy tắc mà áp dụng, còn cộng ngược quy tắc không xét đến ở bậc THPT.

—————————————————————————

Câu 10: Tính độ bất bão hòa của C2H7O2N ta được:

▲=(2.2+2+1-7)/2=0 

=> PT này ko có LK pi, thế nhưng khi viết CTCT thì ta thấy HCOONH3CH3 hay CH3COONH4 đều có 1 LK pi, có vấn đề gì ở đây chăng?

Trả lời:

Chả có vấn đề gì cả 😀

Đơn giản là CT tính độ bất bão hòa CHỈ ÁP DỤNG CHO CÁC HC CHỈ CHỨA LK CHT, hai CTCT vừa viết ở trên có 1 LK ion giữa H+ vs nguyên tử N nên nó tính sai là đúng rồi.

—————————————————————————– Câu 11 : Tơ capron và tơ nilon 6 là 1 hay không ? 

 Trả lơi :

Vấn đề này gây nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian qua giữa các Hội và các thầy cô giáo dạy Phổ Thông.Vậy hôm nay Ad đưa ra câu trả lời cho vấn đề này:Theo một số tài liệu của PGS.TS Đỗ Đình Rãng (Tham gia biên soạn SGK Hóa Học 12), PGS.TS Thái Doãn Tĩnh,..v..v. Trong đó có tài liệu: TÀI LIỆU GIÁO KHOA CHUYÊN HÓA HỌC 11-12 của GS.TS Trần Quốc Sơn (NXB Giáo Dục Việt Nam) nêu rõ:”Tơ Nilon – 6 còn gọi là tơ Capron hoặc tơ Peclon”  Vấn đề đã được rõ nhé !

Câu 12: CH3-CH=CH-CH2-CH3 + HBr —> ???

Trả lời:

Cộng theo quy tắc Zaixep-Vanhe:

Phần anion (Br-) sẽ kết hợp vào C mang nối đôi gắn với gốc ankyl nhỏ hơn, còn phần cation H+ sẽ kết hợp với C đính với gốc ankyl lớn hơn. Do đó…..các bạn tự sẽ có câu trả lời.

—————————————————————————–

Câu 13 : Phenol và Acid axetic,chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn ?

Trả lời:

Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn các acid cacboxylic có số C bé hơn hoặc bằng 4 , và cao hơn ancol có số C lớn hơn 7

Câu 14: Vấn đề so sánh tính bazo của C2H5ONa (EtONa) và NaOH:

Trả lời: 

Trước tiên mình xin khẳng định với các bạn, câu hỏi này sẽ KHÔNG CÓ TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC, lí do mình sẽ trình bày ngay sau đây thôi: Để so sánh tính bazo của 2 chất này, đầu tiên ta phải đặt nó trong dung môi nào. Đối với bậc THPT khi so sánh hầu như đặt các chất trong dung môi H2O. Trước đây, khi xét trong dung môi nước, có một quan điểm như này: ” Hydroxide ion is the strongest base possible in aqueous solutions” trích dẫn wiki tại đây: (http://en.wikipedia.org/wiki/Superbase). Tức trong dung dịch nước, không có chất nào có tính bazo mạnh hơn OH-, và NaOH điện li hoàn toàn cho OH-, nên dĩ nhiên nó là bazo mạnh nhất. Xét đến C2H5ONa, chất này trong dung dịch nước cũng thủy phân hoàn toàn cho OH-, nên xét trong dung dịch H2O, nó mạnh “ngang cơ” với NaOH.  Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu nhiều hơn, khoa học đã thay thế “tính bazo tuyệt đối mạnh” của OH- trong dung dịch nước bằng cái gọi là “super bazo” tức các “Siêu bazo. Và thằng CH3O- , C2H5O- này là một trong những Siêu bazo, trên wiki có đoạn: “In organic chemistry, the methoxide ion has the formula of CH3O− and is the conjugate base of methanol. It is a strong base, even stronger than the hydroxide ion”. Ở đây thấy nói ” It is a strong base, even stronger than the hydroxide ion”. Chú ý đoạn ” even stronger than the hydroxide ion”.  Vậy là đã rõ vấn đề rồi.  Trên đây chỉ là đoạn cmt với mục đích “nói có sách,mách có chứng” của mình. Sau đây mình xin chốt một số vấn đề: – Trong dung dịch H2O, OH- là ion có tính bazo mạnh tuyệt đối. – C2H5ONa là một Siêu bazo. – Trong H2O, C2H5ONa thủy phân hoàn toàn cho OH-, nên dung dịch của nó tương đương với dung dịch NaOH

Còn nếu muốn giải thích một cách chung chung mà ko phụ thuộc cụ thể vào dung môi, các bạn có thể giải thích theo 2 hướng: 1. Cho những ai có hiểu biết về cái gọi là “hiệu ứng”: So sánhmật độ e trên O của 2 chất: 2 chất cùng có -ONa nên ta xét đến gốc còn lại: -C2H5 cho hiệu ứng đẩy e nên mật độ e trên O của C2H5ONa > mật độ e trên O của NaOH nên tính base của C2H5ONa > NaOH. 2. Phổ thông hơn: C2H5OH so sánh tính axit với H2O, thấy tính axit của H2O mạnh hơn, nên bazo liên hợp của nó là C2H5ONa sẽ có tính bazo mạnh hơn bazo liên hợp của H2O là NaOH.

Tại sao mình khẳng định câu hỏi này không có trong đề thi đại học, bởi lẽ nếu đem so sánh 2 chất này trong cùng dung môi H2O thì nó có độ mạnh ngang nhau, giống như nếu ss tính ax của HClO4,HNO3,HCl.. trong dung môi nước thì nó ngang nhau (Các bạn dc học là HClO4 mạnh nhất, nhưng nó chỉ đúng với dung môi kahcs H2O thôi). Còn nếu so sánh trong các dung môi khác nhau thì thằng C2H5ONa mạnh hơn, nhưng ở mức độ THPT các bạn chỉ so sánh trong dung môi nước, nên việc đưa dung môi khác vào là ko hợp lí

Vì sao khí Clo ít tan trong nước
Vì sao khí Clo ít tan trong nước