Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Không phải ai cũng biết cách đo nhịp tim chính xác bằng tay mà không cần sử dụng bất kỳ thiết bị đặc biệt nào. Khi bạn làm theo các hướng dẫn dưới đây bạn có thể dễ dàng xác định được nhịp tim của mình để dự đoán tình trạng sức khỏe, từ đó phát hiện và điều trị sớm các rối loạn nhịp tim.

Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần kiểm tra mạch đập bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ, lệch về phía khí quản của mình. Bạn cũng có thể áp dụng cách đo mạch bằng tay để đếm nhịp tim.

Sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa

Khi đo nhịp tim bằng tay, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa, không sử dụng ngón tay cái, vì ngón cái có mạch đập, sẽ là ảnh hưởng tới kết quả.

-  Vị trí đo nhịp tim ở cổ tay: Để tay trái gần cơ thể, ngửa lòng bàn tay lên và nắm nhẹ. Đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái (ngay dưới nếp gấp cổ tay). Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy mạch đập dưới da của bạn. Nếu cần thiết, di chuyển ngón tay xung quanh một chút cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. 

-  Đo nhịp tim bằng động mạch cảnh: Để ngón trỏ và ngón giữa áp vào bên cổ ngay dưới xương hàm, chỗ giữa khí quản và các cơ bắp lớn ở cổ. Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. Cách này đôi khi dễ hơn đo nhịp tim ở cổ tay.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Bạn có thể đo nhịp tim của mình ở góc hàm hoặc cổ tay

Bấm giờ và ghi lại nhịp tim

Sử dụng một chiếc đồng hồ để tính khoảng thời gian 1 phút và hãy đếm số lần bạn cảm thấy nhịp rung lên trong một phút (60 giây) đó. Đây là phương pháp chính xác nhất.

Bạn cũng có thể đếm các nhịp đập trong 15 giây và nhân lên 4 lần hoặc đếm nhịp đập trong 30 giây và nhân 2 lần sẽ ra nhịp tim trong 1 phút. Tuy nhiên, bạn nên đo trong 1 phút để có kết quả chính xác hơn.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Theo dõi nhịp tim liên tục trong vòng 60 giây cho kết quả chính xác nhất

 Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? 

Nhịp tim trung bình khi nghỉ đối với người lớn trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường đối với trẻ em dưới 18 tuổi là 70 -120 nhịp/phút. Những người cao tuổi sẽ có nhịp tim thấp hơn đôi chút, khoảng 55-90 nhịp/phút do tế bào cơ tim dần bị thoái hóa, lão hóa. Bất kỳ hoạt động thể chất, chất kích thích hoặc stress sẽ làm tăng nhịp tim.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Nhịp tim trung bình ở trẻ em và người trưởng thành, người già sẽ khác nhau

Kiểm tra nhịp đập mạnh hay yếu

Sức mạnh nhịp đập khó được tính toán một cách chính xác, nhưng các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ đánh giá được đó là " nhịp yếu", "nhịp không rõ ràng" hay "nhịp bình thường", “nhịp tăng vọt”. Từ đó, họ có thể đánh giá sức khỏe tim mạch của bạn và phát hiện các rối loạn nhịp tim.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Có 4 mức độ đánh giá sức mạnh của một nhịp tim

Kiểm tra nhịp đập có gì bất thường không

Nếu mạch ổn định, các nhịp đập sẽ đều đặn. Nếu bạn phát hiện một nhịp bỏ hoặc tim đập nhanh khác hẳn, kèm theo biểu hiện hồi hộp, trống ngực, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi...thì hãy chú ý. Bởi đó có thể là dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe tim mạch.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Mạch đập bất thường kèm theo hồi hộp, trống ngực là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim

Nếu bạn đang có nhịp tim bất thường, hãy nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi theo số 1800.646.408 (miễn cước) để được giải đáp và hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Cần làm gì nếu bạn không thể tìm thấy nhịp đập?

Nếu bạn không tìm thấy mạch đập tại vị trí cổ tay hoặc dưới hàm thì đừng quá lo lắng, hãy làm theo 5 cách sau đây để đo được nhịp tim chuẩn xác.

1. Hãy thử di chuyển ngón tay ở những vị trí khác nhau và dừng lại ở mỗi vị trí trong 5 giây.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Di chuyển ngón tay ở cổ tay phía đối diện và giữ vào giây để tìm mạch đập

2. Hãy thử thay đổi áp lực của ngón tay lên cổ tay

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Ấn nhẹ vào các vị trí cần tìm mạch đập giúp bạn dễ dàng phát hiện vị trí đo nhịp tim hơn

3. Hãy thử thả tay về phía sàn nhà: Bạn hãy giơ tay lên gần đầu, sau đó thả tay xuống. Việc thả tay sẽ làm thay đổi lưu lượng máu qua cổ tay và làm dễ dàng để phát hiện nhịp đập hơn.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Buông lỏng cổ tay để tìm mạch đập dễ dàng hơn

4. Sử dụng một ống nghe hoặc máy đo: Nếu không thể đo được bằng tay, khi đó cần sử dụng ống nghe: Giữ ống nghe đặt lên ngực trần, và lắng nghe, đếm từng nhịp, hãy chú ý bất kỳ nhịp đập, nhịp bỏ nào. Bạn cũng có thể dùng máy đo huyết áp có đo nhịp tim để biết chính xác nhịp tim của mình.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim là lựa chọn được áp dụng nếu bạn không thể đo được bằng tay

Xác định nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu 

Sau khi đo được nhịp tim trung bình bằng cách đo nhịp tim 3 lần liên tiếp và lấy giá trị trung bình, bạn hãy tính nhịp tim an toàn và nhịp tim mục tiêu cho mình theo hướng dẫn sau.

Tìm nhịp tim tối đa

Đây là nhịp tim cao nhất bạn có thể đạt được. Bạn có thể xác định bằng công thức: 220 - tuổi của bạn = dự đoán nhịp tim tối đa. Biết được nhịp tim tối đa sẽ giúp bạn có kế hoạch tập luyện an toàn.

Hãy thử hoạt động mạnh trong 30 phút. Kiểm tra nhịp tim ngay lập tức sau khi kết thúc (hoặc trong thời gian tập). So sánh nhịp tim lúc đó với con số dự đoán theo công thức trên. 

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Nhịp tim tối đa là nhịp tim cao nhất cơ thể có thể chịu được khi bạn vận động mạnh

Tìm nhịp tim mục tiêu

Nhịp tim mục tiêu sẽ bằng 60-85%nhịp tim tối đa. Đây là giá trị nhịp an toàn khi bạn tập luyện nhằm ngăn chặn những sự cố có liên quan tới nhịp tim trong quá trình tập luyện

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Như vậy, chỉ bằng những thao tác đơn giản kể trên bạn có thể biết được các đo nhịp tim chính xác để so sánh với nhịp tim trung bình ở độ tuổi của mình. Đặc biệt là từ đó bạn có thể xác định được nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu để có kế hoạch tập luyện tốt nhất.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:

http://www.wikihow.com/Check-Your-Pulse

Mạch là cảm giác đập của tim khi ta sờ tay lên thành động mạch ở sát xương. 

Nhận định mạch ngoại biên cần phải biết các tính chất của mạch, gồm các yếu tố:

Tần số: số lần tim đập trong 1 phút. 

Cường độ: tim đập mạnh hay yếu. 

Nhịp điệu: tim đập đều hay không đều. 

Sức căng: thành mạch mềm hay cứng. 

Khi nhận định mạch còn giúp ta đánh giá cung lượng tim (CO: cardiac output) là số lượng máu được tim bơm trong l phút. Trong trường hợp mạch nhanh và chậm bất thường là do tim mất hay giảm khả năng bóp của tim hay không đủ máu (CO giảm). Cường độ mạch phản ánh lượng máu được tim 1 lần  co bóp tống ra ngoài tác động lên thành động mạch gọi là SV (stroke volume).  Nếu SV giảm thì mạch thường yếu và khó đếm.

Vì sao không bắt mạch bằng ngón cái

Hình 17.2. Các vị trí đếm mạch

Vị trí đếm mạch

Vị trí động mạch

Cách xác định

Chỉ định

Thái dương   

Trên vùng xương thái dương (trên 1 bên mắt)

Dễ dàng nhận định mạch cho trẻ

Cảnh 

Trước cơ ức đòn chũm

Kiểm soát tuần hoàn ở não

Dùng khi người bệnh bị sốc, mạch ngoại biên xẹp, để đánh giá sự sống còn của người bệnh

Dưới đòn 

Hõm xương đòn 

Kiểm soát tuần hoàn chi trên

Mỏm tim

Liên sườn 4, 5 đường giữa xương đòn

Nghe tiếng tim, khi có mạch bất thường ở vị trí thường quy

Người có bệnh lý tim mạch 

Cánh tay

Nếp khuỷu hay giữa cơ nhị đầu và tam đầu

Đo HA  cánh tay

Nhận định tuần hoàn của vùng dưới cánh tay

Quay 

Hõm quay ở cổ tay

Vị trí thường dùng đếm mạch ngoại biên

Nhận định tình trạng tuần hoàn bàn tay

Trụ 

Hõm trụ cổ tay

Nhận định tuần hoàn bàn tay

Bẹn ( đùi)

Giữa cung đùi

Nhận định tuần hoàn ở chi dưới 

Tình trạng bệnh nặng, shock không bắt mạch ở các vị trí khác được thì ta bắt ở bẹn để xác định sự sống còn của người bệnh 

Khoeo 

Sau gối

Nhận định tuần hoàn của cẳng chân, đo huyết áp ở đùi 

Chày sau 

Mặt trong mắt cá

Nhận định tuần hoàn bàn chân

Mu bàn chân 

Giữa ngón l, 2 bàn chân

Nhận định tuần hoàn bàn chân

Đo HA ở cổ chân 

Những yếu tố ảnh hưởng mạch 

Tuổi: tần số mạch thay đổi theo tuổi 

Mạch - Tuổi

130 – 140 lần/phút - Trẻ sơ sinh

100 – 120 lần/phút - Trẻ em

70  –  90 lần/phút     - Người lớn

Hoạt động thể lực, tập thể dục: làm gia tăng CO – tăng nhịp tim và SV, nhịp tim sẽ trở về bình thường sau thời gian ngắn.

Thay đổi vị trí: nằm – ngồi, đứng có thể làm tần số mạch thay đổi.

Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 10C mạch tăng 10 nhịp. 

Ngoại trừ sốt thương hàn, mạch nhiệt phân ly. 

Kích thích hệ giao cảm: lo âu, stress, sợ hãi, đau đớn mạch sẽ tăng. 

Theo buổi trong ngày: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.

Giới tính: nữ mạch thường nhanh hơn nam. Nữ mang thai mạch tăng. 

Sau khi ăn, cơ thể cần năng lượng để chuyển hoá nên mạch cũng tăng. 

Giai đoạn đầu xuất huyết mạch tăng, sau sẽ giảm. 

Dùng thuốc: 

Chống loạn nhịp, giãn mạch làm mạch chậm.

Giảm đau liều cao làm tăng nhịp.

Thuốc gây mê: làm chậm nhịp tim.

Thuốc kích thích: cafein gây tăng nhịp tim.

Mạch của người già thường cứng hơn do độ đàn hồi kém.

Nguyên tắc đếm mạch 

Đếm mạch trong 30 giây rồi nhân đôi đối với người bệnh bình thường, mạch đều.

Đếm mạch trọn 1 phút nếu mạch không đều, nhất là người có bệnh lý  tim mạch.

Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến  tim mạch.

Cần  cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch.

Dùng 2 – 3 ngón để đếm mạch.

Không dùng ngón cái đếm mạch.

Khi đếm thấy mạch không đều hay bất thường nên đếm ở mỏm tim. 

Nhận định mạch mỏm tim

Chỉ định:

Bắt mạch có bất thường.

Người có bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp, đau ngực đột ngột.

Phẫu thuật có gây mê.

Người bệnh lú lẫn sau truyền dịch số lượng lớn.

Xuất huyết, truyền thuốc ảnh hưởng tim mạch. 

Mạch mỏm tim được kết hợp bởi 2 tiếng: S1 là âm  thanh của  van 2 lá – 3 lá đóng vào thì cuối khi thất trái đầy máu chỉ trước giai đoạn đầu tâm thu co thắt; S2 là tiếng van động mạch phổi – động mạch chủ đóng vào lúc cuối của thất phát ra.

Mạch bất thường 

Mạch nhanh: khi tần số > 100 lần/phút.

Mạch chậm: khi tần số < 60 lần/phút. 

Mạch so le: lúc mạnh lúc yếu.

Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim.

Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch. 

Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt, gặp ở bệnh nặng, sốc. 

Quy trình chăm sóc 

Nhận định 

Hỏi: 

Tình trạng mệt mỏi.

Thời điểm xuất hiện.

Tư thế giúp giảm mệt.

Có ảnh hưởng giấc ngủ.

Lo lắng, hồi hộp, stress.

Cơn đau thắt ngực, đánh trống ngực. 

Thói quen hút thuốc, dùng chất kích thích. 

Tuổi. 

Khám ghi nhận tính chất mạch: 

Nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp. 

Màu sắc da niêm. 

Phù.

Khả năng vận động của người bệnh. 

Theo dõi xét nghiệm: ECG, siêu âm tim, Xquang tim phổi. 

Những tính chất, triệu chứng khác có liên quan đến mạch. 

Chẩn đoán 

Mạch nhanh có liên quan đến sốt. 

Mạch nhanh có liên quan đến nhiễm trùng. 

Mạch nhanh do thiếu máu, do giảm khối lượng tuần hoàn. 

Mạch rối loạn do bệnh lý tim mạch …

Can thiệp điều dưỡng

Kế hoạch chăm sóc

Thực hiện

Duy trì mạch trở về trị số bình thường

Theo dõi tính chất mạch 

Tránh vận động không phù hợp 

Theo dõi lượng xuất nhập 

Dùng thuốc theo y lệnh 

Ghi nhận kết quả điều trị trước và sau khi sử dụng  thuốc 

Theo dõi và phát hiện những triệu chứng bất thường

Tạo sự thoải mái, an toàn cho người bệnh 

Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại khi mạch tăng

Tư thế thích hợp 

Phòng thoáng, yên tĩnh 

Duy trì dinh dưỡng 

Cung cấp năng lượng tuỳ theo chế độ ăn thiết thực của bệnh 

Tiêu chuẩn lượng giá 

Tính chất mạch trở về bình thường. 

Người bệnh thoải mái ngủ được, không than mệt. 

Giảm đau ngực.