Vì sao mỹ là siêu cường kinh tế

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Những đặc điểm của một siêu cường
  • 3 Thời kỳ Chiến tranh Lạnh
  • 4 Những siêu cường hiện nay
    • 4.1 Hoa Kỳ
  • 5 Sự tranh luận về Liên minh châu Âu
    • 5.1 Cơ cấu Liên minh châu Âu
  • 6 Những siêu cường tiềm năng đang nổi lên
    • 6.1 Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
    • 6.2 Cộng hòa Ấn Độ
    • 6.3 Liên bang Nga
    • 6.4 Cộng hòa Liên bang Brasil
  • 7 Tham khảo

Nguồn gốcSửa đổi

Thuật ngữ "siêu cường" được sử dụng để miêu tả các quốc gia có vị thế lớn hơn vị thế cường quốc ngay từ đầu thập niên 1930, nhưng nó chỉ mang nghĩa đặc trưng để chỉ Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết sau Chiến tranh thế giới thứ hai[8].

Thuật ngữ theo nghĩa chính trị hiện nay đã được đưa ra trong cuốn sách Các Siêu cường do William Thornton Rickert Fox, một giáo sư về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Đại học Columbia, viết năm 1943. Fox sử dụng từ này để xác định một phạm trù mới về quyền lực ở mức cao nhất có thể đạt được trong một thế giới theo đó, như cuộc chiến tranh xảy ra khi đó đã chứng minh, các quốc gia có thể thách thức và chiến đấu với nhau trên tầm vóc quốc tế. Theo ông, (ở thời điểm đó) có ba quốc gia siêu cường: Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết và Đế chế Anh.

Khủng hoảng Kênh đào Suez đã làm sáng tỏ một điều rằng, Đế chế Anh, về kinh tế đã bị tàn phá sau hai cuộc chiến tranh thế giới, không còn có thể cạnh tranh ở mức độ ngang bằng với Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ mà không hy sinh bớt những nỗ lực tái thiết của mình, thậm chí khi cùng cộng tác với Pháp và Israel. Vì thế, Anh đã trở thành đồng minh mạnh nhất, thân cận nhất và quan trọng nhất của Hoa Kỳ, luôn sát cánh bên họ trong Chiến tranh Lạnh, chứ không còn tư cách một siêu cường nữa.

Nhờ đa phần các trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đều diễn ra ngoài lãnh thổ của mình, nền công nghiệp Hoa Kỳ không bị phá huỷ, số lượng thương vong không lớn, trái ngược với tình hình của các quốc gia châu Âu hay châu Á. Trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghiệp và kỹ thuật vững mạnh có ảnh hưởng lớn giúp nước này có được sức mạnh quân sự hàng đầu trên phạm vi thế giới.

Sau chiến tranh, hầu như toàn bộ châu Âu phải trở thành đồng minh của Hoa Kỳ hoặc Liên bang Xô viết. Dù có những nỗ lực nhằm tạo lập các liên minh đa quốc gia hay các cơ quan luật pháp (như Liên hiệp quốc), dần dần Hoa Kỳ và Liên Xô ngày càng chứng tỏ rõ sức mạnh thống trị về chính trị và kinh tế của họ trong cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra, và họ có cái nhìn rất khác nhau về thế giới thời hậu chiến. Điều này được phản ánh qua các liên minh quân sự là khối NATO và Khối Warszawa. Các liên minh này cho thấy hai quốc gia đó là một phần của một thế giới lưỡng cực đang thành hình, trái ngược với thế giới đa cực trước đó. Ngoài hai siêu cường: Hoa Kỳ và Liên Xô, 3 cường quốc hàng đầu là: Anh, Pháp và Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều chương trình nhằm khẳng định vị thế "siêu cường" của riêng họ như chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chẳng hạn. Ba cường quốc này đã nắm được vai trò "một bên tham gia trong vũ đài thế giới ", cũng như đứng trong hàng ngũ 5 cường quốc duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân thời điểm đó (Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc).

Ý tưởng cho rằng thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ xoay quanh hai khối, hay thậm chí hai quốc gia, đã bị một số học giả thời hậu Chiến tranh Lạnh bác bỏ, họ đã chỉ ra rằng thế giới lưỡng cực chỉ tồn tại nếu ta bỏ qua không quan tâm tới toàn bộ những phong trào và những sự xung đột xảy ra mà không có sự ảnh hưởng từ bất cứ một bên được gọi là siêu cường nào. Hơn nữa, đa số các cuộc xung đột giữa các siêu cường đều là những cuộc "chiến tranh ủy nhiệm", là những sự kiện thường hay xảy ra hơn nhiều so với những vấn đề không can thiệp vốn phức tạp hơn rất nhiều so với những sự đối lập Chiến tranh Lạnh tiêu chuẩn.

Sau khi Liên bang Xô viết giải tán đầu thập niên 1990, thuật ngữ Siêu cường quốc (Hyperpower) bắt đầu được áp dụng để chỉ Hoa Kỳ, với vai trò siêu cường duy nhất còn tồn tại sau thời Chiến tranh Lạnh. Thuật ngữ này, được bộ trưởng Ngoại giao Pháp Hubert Védrine đưa ra trong thập niên 1990, tuy nhiên việc xếp hạng Hoa Kỳ như vậy vẫn còn đang gây tranh cãi. Một người phản đối lý thuyết này Samuel P. Huntington, ông ủng hộ lý thuyết cân bằng quyền lực đa cực.

Đã từng có những nỗ lực nhằm áp dụng thuật ngữ siêu cường cho những thực thể trong quá khứ như Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã, Đế chế Anh hay Nhà Hán (Trung Quốc); tuy nhiên giá trị hiệu lực của chúng còn bị tranh cãi, vì thế chúng không được phổ biến rộng rãi.

Vì sao Mỹ là siêu cường bá chủ thế giới

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Vì sao mỹ là siêu cường kinh tế

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”.

Trong lịch sử loài người không có bất kỳ nước lớn nào sau khi lập quốc lại có thể bỏ ra chi phí ít như thế vào công việc đảm bảo an ninh quốc gia, hơn nữa trong một thời gian dài như vậy không phải lo ngại về việc an ninh quốc gia bị các thế lực bên ngoài xâm phạm. Kể từ năm 1865, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc, trên đất liền nước Mỹ chưa hề xảy ra chiến tranh quy mô lớn.

Trong 120 năm từ cuộc chiến tranh chống Anh cho tới khi xảy ra vụ Trân Châu Cảng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Mỹ hầu như chưa bị đe doạ lần nào. Chỉ sau khi xuất hiện các loại vũ khí sát thương quy mô lớn như vũ khí hạt nhân thì khoảng cách an toàn của nước Mỹ mới bị mất đi, các vụ tập kích khủng bố lại làm lung lay phòng tuyến tâm lý “cảng an toàn” của người Mỹ.

Sở dĩ sự trỗi dậy của Mỹ là trỗi dậy ít tốn kém, không những nhờ vào sự ưu việt về hoàn cảnh địa lý mà điều quan trọng hơn là do trong quá trình trỗi dậy, nước Mỹ đã thể hiện một kiểu “trỗi dậy trí tuệ”, “trỗi dậy nghệ thuật”, “trỗi dậy thông minh”. Dĩ nhiên sự trỗi dậy của Mỹ cũng là một kiểu “trỗi dậy ma lanh”, thậm chí trên một số mặt còn là sự trỗi dậy bỉ ổi và tàn nhẫn. Người ta có những ý kiến khác nhau về vấn đề tính nghệ thuật hoặc tính ma lanh của sự trỗi dậy ấy.

Nước Mỹ vừa giỏi “trỗi dậy” lại vừa giỏi “ngăn chặn”

Quá trình nước lớn trỗi dậy hầu như bao giờ cũng là một quá trình ngăn chặn và vượt qua ngăn chặn. Trong lịch sử thế giới cận đại, trong cuộc giành giật quốc gia quán quân, có 3 thí dụ thành công điển hình có thể vượt qua sự ngăn chặn của quốc gia quán quân già cỗi mà trỗi dậy trở thành quốc gia quán quân mới như sau: một là Hà Lan vượt qua sự ngăn chặn của Tây Ban Nha để xây dựng đế quốc thương mại; hai là Anh Quốc vượt qua sự ngăn chặn của các quốc gia đại lục châu Âu (gồm Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha) để xây dựng đế quốc công nghiệp; ba là Mỹ vượt qua sự ngăn chặn của Anh, trở thành đế quốc mạnh nhất thế giới.

Trong quá trình trỗi dậy của Mỹ, Anh Quốc chưa có được địa vị thế mạnh nổi trội như Mỹ hiện nay. Đầu tiên Anh không thể ngăn trở sự độc lập của nước Mỹ, sau đó không thể chiếm lại Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812 (vì Anh lo ngại lục địa châu Âu lại nổ ra chiến tranh); tiếp đó, Anh lại không thể làm tan rã nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh. Nhưng cũng không thể coi là các cường quốc châu Âu như Anh đã vì thế mà thừa nhận sự trỗi dậy của Mỹ, thực ra họ vẫn chờ dịp áp chế Mỹ. Có thể nói, cuộc đấu tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn xuyên suốt trong quá trình nước lớn trỗi dậy, và quá trình trỗi dậy của nước Mỹ là quá trình không ngừng vượt qua sự ngăn chặn của Anh.

Nước Mỹ trỗi dậy trong sự ngăn chặn đã thể hiện đầy đủ “trí tuệ kiểu Mỹ”, “khôn ngoan kiểu Mỹ”, “xảo quyệt kiểu Mỹ” và “bỉ ổi kiểu Mỹ”. Từ ngày có tình trạng cạnh tranh quốc gia trên phạm vi thế giới, Mỹ là nước trả giá ít nhất – cái giá phải trả cho sự trỗi dậy (cuộc chiến giành giật bá quyền) thấp nhất, cái giá dùng để giữ gìn bá quyền (cuộc chiến bảo vệ bá quyền) cũng là nhỏ nhất. Xét về nội dung trực tiếp thể hiện, hai cuộc Thế chiến là sự tranh giành giữa Anh, một quốc gia bá quyền thế giới già nua, với nước Đức, kẻ thách thức mới.

Nhưng nếu xét về giá trị và ý nghĩa của kết cục cuối cùng thì hai cuộc Thế chiến đó đã thực hiện sự thay đổi bá quyền giữa Mỹ với Anh, nước Mỹ nghiễm nhiên có thể không tranh giành mà lại được hưởng, hoặc nói đấu tranh ít mà thu lợi lớn. Đó là một nghệ thuật cạnh tranh cao siêu nhường nào! Trong thời gian 1898 – 1920 Mỹ chẳng những giành được quyền chủ đạo khu vực châu Mỹ mà còn thực hiện được sự hoà giải có tính lịch sử với quốc gia bá quyền Anh Quốc, rốt cuộc quốc gia bá quyền hiện thực kết đồng minh với quốc gia bá quyền tương lai.

Sau đại chiến thế giới lần II Mỹ tiến lên vị trí quốc gia bá quyền rồi lại tiến hành cuộc chiến bảo vệ bá quyền kéo dài nửa thế kỷ với Liên Xô. Đối với Mỹ, thực chất của cuộc Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến bảo vệ bá quyền. Tôn Tử nói “Bất chiến nhi khuất nhân chi binh”; nước Mỹ nghiễm nhiên có thể “bất chiến nhi khuất nhân chi quốc”, một nước dùng Chiến tranh Lạnh để “khuất nhân”, làm nên kỳ tích cạnh tranh chiến lược nước lớn trong lịch sử thế giới cận đại.

Nước Mỹ có hai thành công chiến lược: một là thành công trong việc trỗi dậy; hai là thành công trong việc ngăn chặn hữu hiệu nước lớn trỗi dậy thách thức địa vị bá quyền của mình (tức ngăn chặn được Liên Xô). Mỹ là quốc gia vừa giỏi trỗi dậy lại vừa giỏi ngăn chặn, xứng đáng là tấm gương trên cả hai mặt “thực hiện nước lớn trỗi dậy” và “ngăn chặn nước lớn trỗi dậy”. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ trỗi dậy dưới cường quyền hay là tìm hiểu biện pháp Mỹ từng dùng cường quyền để áp chế sự trỗi dậy đều có ý nghĩa đối với việc suy nghĩ về nghệ thuật trỗi dậy của Trung Quốc...

Hạ thấp chi phí: không tự làm khổ mình

Nước lớn trỗi dậy cần có tài nguyên chiến lược, nhưng một nước dù lớn đến đâu đi nữa thì tài nguyên chiến lược nó có thể sử dụng cũng là hữu hạn. Tiêu hao lớn nhất về tài nguyên chiến lược của một quốc gia là tiêu hao “nội đấu” và tiêu hao “ngoại tranh”. Nhưng chính trên cả hai mặt “nội đấu” và “ngoại tranh”, nước Mỹ đều có thể hạ thấp một cách hữu hiệu sự tiêu hao tài nguyên. Tuyệt chiêu tiết kiệm tài nguyên chiến lược của Mỹ là “không tự hành hạ mình” trên quốc tế cũng như trong nội bộ nước mình.

Tocqueville từng nói: “Hơn 60 năm qua ….. tất cả các nước châu Âu nếu không bị chiến tranh phá hoại thì cũng bị các tranh chấp nội bộ làm cho suy tàn. Trong toàn bộ nền văn minh thế giới chỉ có nhân dân Mỹ được bình yên vô sự. Hầu như toàn bộ châu Âu đều bị các cuộc cách mạng làm cho trời long đất lở, nhưng nước Mỹ thì lại chẳng xảy ra sự rối loạn như vậy.”

Warren Cohen cũng từng nói: “Tại các nước khác, ít nhất là ở nhiều quốc gia trong đó, các biến đổi chính trị gây ra xung đột giai cấp và sự đối kháng về phân phối kinh tế, gây ra sự mất ổn định mà người Mỹ cho là phi cộng hoà chủ nghĩa. Tình hình quan hệ căng thẳng ấy cũng tồn tại ở nước Mỹ, nhưng nói chung đều được thuyên giảm tương đối. Người Mỹ không thể hiểu nổi sự tương phản ấy, tức 3-4 quốc gia như nước Pháp đấu đá với nhau liên hồi kỳ trận mà riêng một nước Mỹ thì lại hộc tốc đi về tương lai.”

Vì sao mỹ là siêu cường kinh tế
Thành phố New York của Mỹ

So với các nước lớn khác, quá trình trỗi dậy của Mỹ có thời gian trạng thái chiến tranh ngắn nhất, thời gian xây dựng hoà bình lâu nhất; điều này tương phản rõ rệt với Anh Quốc. Trong 75 năm thời gian 1688 – 1763, Đại Anh đế quốc hầu như có một nửa thời gian đánh nhau. Trong quá trình trỗi dậy, nước Mỹ giành được môi trường phát triển hoà bình lâu dài. Sở dĩ được như vậy, một mặt do nước Mỹ có hoàn cảnh địa lý độc đáo, khiến họ có được sự bảo đảm an toàn thiên nhiên ưu đãi; mặt khác là do từ sau ngày lập quốc, nước Mỹ thi hành chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, không “can dự” các công việc của châu Âu.

Nhờ thế khi nội bộ các nước lớn châu Âu xảy ra đấu tranh giai cấp long trời lở đất, khi giữa các cường quốc châu Âu xảy ra những cuộc tranh giành đẫm máu thì nước Mỹ lại có thể tập trung công sức tiến về tương lai. Sự tương phản ấy giữa Mỹ với châu Âu đã dự báo châu Âu suy tàn và nước Mỹ trỗi dậy. Qua đấy có thể thấy kiên trì không tự hành hạ mình, hạ thấp sự trả giá vì các biến đổi trong nước và hạ thấp chi phí cạnh tranh quốc tế là một nguyên nhân quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy với chi phí nhỏ.

Trai cò giữ nhau: ngư ông được lợi

Con đường trỗi dậy của nước Mỹ được xây dựng trên đống tro tàn do các nước lớn khác cạnh tranh chém giết lẫn nhau để lại. Con đường nước Mỹ trỗi dậy đi lên bá quyền thế giới là con đường trỗi dậy có chi phí rất thấp đối với nước Mỹ, song xét về mặt những tổn thất mà thế giới phải gánh chịu, xét về chi phí thế giới phải bỏ ra vì chuyện ấy, thì sự trỗi dậy của nước Mỹ lại là sự trỗi dậy đắt giá nhất. Trong quá trình đó, nước cờ cạnh tranh của Mỹ vừa dữ dội, vừa gây tổn thất, vừa nham hiểm lại vừa độc ác, vừa quỷ quyệt.

Ngay từ năm 1941, khi Hitler tấn công Liên Xô, Tổng thống Truman ngày ấy còn là thượng nghị sĩ bang Missouri đã nói, nước Mỹ nên áp dụng chính sách đứng giữa Liên Xô và Đức, đó là “Nếu thấy Đức đang thắng trong cuộc chiến này thì ta nên ủng hộ Nga; khi Nga giành được thắng lợi thì ta nên giúp Đức; dùng phương pháp này ta có thể để họ tàn sát lẫn nhau hết mức.”

Các nhà chính trị Mỹ khi tổng kết quyền thuật của Mỹ từng nói: Mỹ là cầu thủ dự bị trên sân thi đấu bóng bầu dục chính trị thế giới, bao giờ cũng ngồi trên hàng ghế dự bị, chờ cho tới khi hai bên thi đấu mệt bã người thì mới vào sân thu dọn tàn cục. Trong hai cuộc Thế chiến, nước Mỹ đều vào cuộc sau cùng. Kẻ cuối cùng nhập cuộc chỉ có cống hiến ở chỗ là cọng rơm cuối cùng làm lưng con lạc đà khuỵu xuống nhưng lại thu được chiến lợi phẩm là cả con lạc đà.

Nếu xét về kết quả cuối cùng và ý nghĩa lâu dài thì hai cuộc Thế chiến trong thế kỷ 20 thực ra chỉ phục vụ nước Mỹ mà thôi. Nhìn bề ngoài, hai cuộc đại chiến thế giới ấy là hai lần nước Đức thách thức địa vị bá chủ thế giới, là hai lần nước Anh tiến hành cuộc chiến bảo vệ địa vị bá chủ của mình. Trên thực tế, đó là sự chuyển đổi Mỹ thay thế địa vị của Anh. Thắng lợi của hai cuộc đại chiến ấy là thắng lợi của Anh Quốc, song đó là thắng lợi của kẻ suy tàn, là thắng lợi đổi lấy bằng hậu quả tăng tốc sự suy tàn của mình, là thắng lợi bi thảm.

Trong chiến tranh, Anh đã thắng nước Đức, nhưng trên địa vị quốc gia thì Anh lại là kẻ thua trận, thua Mỹ. Kẻ thực sự thắng trong hai cuộc đại chiến thế giới là nước Mỹ, chính là nước Anh đã dốc toàn lực ra vì Mỹ mà đánh bại Đức; cũng chính là nước Đức đã vì Mỹ mà đánh ngã Anh. Mô hình Mỹ thay thế Anh thật khôn ngoan, xảo quyệt. Anh trả tiền để Mỹ giành được bá quyền thế giới. Nước Anh thắng hai cuộc chiến tranh có tính thế giới nhưng lại mất đi một đế quốc, mất đi địa vị số một thế giới, đưa Mỹ lên ngôi báu bá quyền thế giới. Trai cò giữ nhau, ngư ông được lợi. Mỹ là ngư ông đó.

Trong sự hợp tác và liên minh với Anh, nước Mỹ đã thay thế địa vị của Anh. Cuộc cạnh tranh chiến lược, giao tiếp chiến lược giữa Mỹ và Anh được thực hiện qua sự hợp tác chiến lược và liên minh chiến lược giữa Mỹ với Anh. Đây là sự may mắn chiến lược của Mỹ, là kỳ tích, là đặc sắc chiến lược.

(còn tiếp)

* Tác giả Lưu Minh Phúc là Đại tá, Giáo sư trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời là tác giả cuốn "Giấc mộng Trung Hoa" gây xôn xao dư luận Trung Quốc.
Theo QPAN

5 lý do khiến Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất của thế giới

Vì sao mỹ trở thành cường quốc

273

Xin chớ hiểu nhầm ý tôi — không, tôi ko review phải chăng tuyệt từ chối năng lực của tín đồ Mỹ, văn hóa truyền thống thao tác làm việc (sẽ từng) rất siêng năng năng cần mẫn theo đạo đức Tin Lành, hoặc sự lôi cuốn cực kì tận của Giấc mơ Mỹ. Nhưng trong những lúc có tương đối nhiều quốc gia và nền văn hóa truyền thống không giống cũng download hầu như nguyên tố giống như, tại vì sao ko có tương đối nhiều nước nhà đã đạt được vị cố kỉnh của Mỹ như bây giờ?


Hoa Kỳ có còn là siêu cường ?

Đăng ngày: 14/06/2018 - 16:11

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman tại Nhà Trắng, Washington, 20/03/2018. REUTERS/Jonathan Ernst
Tú Anh

(Tạp chí phát lần đầu vào ngày 05/04/2018)Trung tuần tháng Ba vừa qua, hội thảo về địa chính trị thế giới lần thứ 10 diễn ra ở Grenoble, Pháp, với chủ đề nước Mỹ: « Chính quyền Donald Trump và quyết tâm của chủ nhân Nhà Trắng tái lập uy tín siêu cường của nước Mỹ trong một thế giới mà cạnh tranh được ưu tiên sử dụng nhiều hơn là tìm cơ hội hợp tác ». Có thật sự nước Mỹ đã mất thế siêu cường vô địch và liệu Donald Trump có phải là một nhà lãnh đạo xuất hiện đúng lúc và làm đúng việc ?

Quảng cáo
Đọc tiếp

Theo nhận định chung của công luận, uy thế độc tôn của Hoa Kỳ, sau 20 năm cực thịnh, tính từ lúc Liên Xô sụp đổ năm 1991 cho đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008, đã dần dần hao mòn nếu không muốn nói là bị cạnh tranh và thách thức.

Tháng Giêng 2018, hai chuyên gia ngoại giao Mỹ của Council on Foreign Relations, Robert Blackwill và Philip Gordon, thẩm định trong một bản báo cáo là đã đến lúc phải tiến hành chính sách « đê điều » ám chỉ Nga và Trung Quốc. Phân tích này cũng phù hợp với nguyện vọng của những nước châu Á lo sợ sức mạnh đang lên của Trung Quốc và nỗi lo của các nước Đông Âu, Baltic sát biên giới với Nga.

Từ nghi vấn đến thực tế

Hình ảnh tiêu cực của tổng thống Donald Trump được diễn giải là minh chứng cụ thể cho tình trạng mất thế thượng phong của Hoa Kỳ. Hư thực ra sao ?

Trả lời câu hỏi của RFI, trong chương trình « Géopolitique », chuyên gia Bắc Mỹ thuộc Viện IFRI của Pháp, Laurent Nardon giải thích :

« Trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính trong những năm 2007, 2008 và được xem là điểm mốc báo hiệu uy thế nước Mỹ suy thoái, thì đã có vụ không tặc khủng bố 11 tháng 9 năm 2001. Tuy nhiên, câu hỏi về uy thế nước Mỹ suy thoái đã được đặt ra ngay từ ngày đầu của siêu cường, cũng tương tự như trường hợp một học sinh giỏi nhất lớp, lúc nào cũng lo lắng không biết mình đứng hạng nhất cho đến bao giờ. Từ khi có được danh hiệu siêu cường, nước Mỹ không ngừng củng cố vị thế và cùng lúc có tâm lý lo ngại mất quy chế. Trong thập niên 1960, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Mỹ, John Kennedy đã nêu nguy cơ nước Mỹ sẽ bị sức mạnh quân sự của Liên Xô vượt qua. Cuộc tranh luận phát sinh từ đó và luôn luôn trở đi trở lại. Câu hỏi ngày nay là có thật sự nước Mỹ yếu dần và đâu là những dấu hiệu cụ thể ».

Ngoài dấu hiệu cũng phải nói đến cấp độ : suy giảm tương đối hay xuống dốc nghiêm trọng ? Theo giáo sư Bertrand Badie, chuyên gia quân sự, Học viện Chính trị Paris, không phải « sức mạnh của Mỹ » suy thoái. Đúng hơn, phải nói là « không có sức mạnh nào độc tôn ». Từ khi Liên Xô tan rã, nước Mỹ phải đối mặt với những thay đổi quan trọng trên thế giới, bởi vì thế lưỡng cực Mỹ-Nga không còn tồn tại.

Trong thế kỷ 20, Mỹ là một siêu cường đại diện cho phe « thiện » anh hùng, tiêu diệt chế độ Đức Quốc xã « hung ác ». Quy chế cường quốc được xét theo thang điểm sức mạnh quân sự. Trong thế kỷ trước, Liên Hiệp Quốc chỉ có 51 thành viên. Hai phần ba nhân loại đứng ngoài vì còn bị các cường quốc thực dân đô hộ. Thông tin được loan truyền qua báo giấy. Ngày nay, tình thế hoàn toàn thay đổi. Hai phần ba nhân loại bị xem là nhược tiểu nay có ghế trong Liên Hiệp Quốc, chiến trường không còn ở châu Âu mà dời sang các châu lục khác, ở Trung Đông, ở châu Phi hay Trung Á. Với hệ thống internet và phương tiện thông tin hiện đại, bất cứ quốc gia nào cũng có thể bị tấn công và nước nào khi bị tấn công đều cũng khó phòng thủ. Nước Mỹ không còn là « hậu phương an toàn ».

Thế giới phức tạp làm siêu cường lúng túng

Cũng theo phân tích của giáo sư Bertrand Badie, vấn đề của Hoa Kỳ là chưa tìm ra con đường nào toàn hảo để thích nghi với sự biến đổi sâu rộng của thế giới.

Có thể nói là Mỹ trải qua ba giai đoạn. Trước tiên là với xu hướng tân bảo thủ, xem chuyện đổi thay này không quan trọng : đây là cơ may thuận lợi cho nước Mỹ độc tôn phát huy giá trị của Mỹ ra khắp thế giới. Tiếp theo đó là nhãn quan của Barack Obama. Ông là vị tổng thống Mỹ đầu tiên nghĩ rằng mô hình siêu cường chỉ dựa trên sức mạnh là không đủ, không được. Do vậy, nước Mỹ của Obama tập trung vào kinh tế, vào tự do mậu dịch toàn cầu.

Bây giờ thì chúng ta chứng kiến con đường thứ ba với Donald Trump, con đường quốc gia chủ nghĩa : toàn cầu hóa có lợi cho Mỹ thì Mỹ áp dụng, không có lợi thì để qua một bên. Nhưng vấn đề của Trump là khi đề xướng chuyện gì thì không ai nghe theo. Ngày trước, khi George W. Bush đánh Irak, hơn 40 nước gửi quân yểm trợ. Ngày nay, khi Donald Trump tuyên bố dời sứ quán Mỹ ở Israel về Jerusalem, chỉ có Guatemala làm theo. Khi Mỹ bỏ Unesco chỉ có Israel ủng hộ. Điều này cho thấy ảnh hưởng Mỹ hiện nay như thế nào ?

Trên thực tế, theo giáo sư Bertrand Badie, thế giới lưỡng cực đã tan, nhưng đa cực không hề có.Tình hình phức tạp của thế giới cũng làm cho thế lực, ảnh hưởng của Mỹ bị giảm đi.

« Không bao giờ có một thế giới đa cực. Thế giới đa cực chỉ là niềm hy vọng thầm kín, dịu dàng của những cường quốc cấp trung khi bức tường Berlin sụp đổ. Như một đội bóng hạng hai từ nay hy vọng có thể đấu với các đội hạng nhất, có thể có tiếng nói trên trường quốc tế. Nhưng vấn đề của thế giới đa cực là phải có sức thu hút. Thời chiến tranh lạnh, sức thu hút có thật. Vì lý do này hay lý do khác, cần ô dù nguyên tử, cần được bảo vệ, mà có phe thân Mỹ có phe thân Nga.

Ngày nay nam châm này không còn nữa. Đây là biến chuyển mới trong quan hệ quốc tế. Cường độ hấp dẫn của một đại cường giảm theo tỷ lệ nghịch với khả năng tự chủ tự cường của nước nhỏ. Tuy không có sức mạnh quân sự, nhưng các nước nhỏ này có cách hiệu quả để bắt chẹt ông chủ của mình. Để đơn giản vấn đề, chúng ta hãy đơn cử trường hợp Syria : Bachar al Assad và Vladimir Putin, ai lệ thuộc ai ?

Nước Pháp cũng thế, với chủ trương thế giới đa cực của cựu tổng thống Jacques Chirac, đã hấp dẫn được ai ngoài Monaco và một số « ông hoàng » Phi châu, cần viện trợ của Paris để tồn tại ? Với những sức thu hút như thế không thể có một thế giới đa cực ».

Không cùng quan điểm nhưng cũng không hoàn toàn phủ nhận lập luận của đồng nghiệp Bertrand Badie, chuyên gia Laurent Nardon cho rằng thế giới hiện nay chia làm ba khu vực ảnh hưởng khác nhau : Nga, Trung Quốc và Liên Âu. Điều bất trắc là nước Mỹ của Donald Trump, từ nay đến 2024 sẽ đứng ở đâu ?

« Thế giới ngày nay, rất đáng lo, có thể xem là chia thành những khu vực ảnh hưởng kề cận nhau. Thế giới Trung Quốc muốn thống trị khu vực châu Á. Thế giới Nga muốn mở rộng ảnh hưởng đến Trung Âu như chúng ta thấy qua diễn biến ở Ukraina. Một thế giới nữa là của các nước dân chủ Tây phương, gắn bó với giá trị tự do và trật tự, thiết lập từ năm 1945.

Vấn đề ở đây là không biết Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì từ nay đến 2020 hay 2024 nếu Donald Trump tái đắc cử. Hành động của Trump cho phép suy đoán là Mỹ muốn phá bỏ trật tự thế giới do chính Hoa Kỳ đề xướng từ năm 1945 : « trật tự thế giới tự do », nơi đó các định chế quốc tế, luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, phải dùng phương tiện ngoại giao giải quyết xung khắc bằng đối thoại đúng nghĩa trước khi mượn đến những giải pháp vũ lực. Donald Trump dường như bất chấp các nguyên tắc này, tôi hy vọng đây chỉ là một giai đoạn tạm thời vì ông ấy không tiếp tục làm tổng thống sau năm 2024. Như thế, Tây phương sẽ bảo đảm cho thế giới một hệ thống dân chủ và tự do trước hai thế giới Trung Hoa và Nga hoạt động theo một mô hình khác, mô hình độc đoán mà chúng ta thấy đang xuất hiện đó đây ».

Phải sang trang « nước Mỹ trước đã »

Quan điểm « ba vùng thế giới » của chuyên gia Laurent Nardon, bị đồng nghiệp Bertrand Badie, tương đối hóa. Theo vị giáo sư Học viện Chính trị Paris, thế giới ngày nay tan từng mảnh. Ở châu Á chẳng hạn, Trung Quốc tự khoe hùng mạnh, nhưng có mê hoặc được ai. Ngay cả Bắc Triều Tiên của Kim Jong Un cũng không theo. Trong cuộc chiến Syria cũng thế : đó là cuộc tranh chấp vì tham vọng của hàng chục tác nhân. Ngay ở thành phố Đông Ghouta, trong phe nổi dậy cũng có ba nhóm khác nhau.

Trong những ngày qua, nhiều biến đổi bất ngờ đã xảy ra trong chính quyền Mỹ. Tổng thống Trump thay thế cố vấn an ninh quốc gia Mc Master và ngoại trưởng Rex Tillerson bằng những nhân vật diều hâu cùng quan điểm « nước Mỹ trước tiên » là John Bolton và Mike Pomeo. Liệu đây là những chuẩn bị để Mỹ thay đổi chính sách ngoại giao ? Theo chuyên gia Laurent Nardon,

« Sự kiện ngoại trưởng Rex Tillerson ra đi không phải là một biến cố. Được bổ nhiệm hồi tháng Giêng 2017, vị ngoại trưởng này không có một hành động nào gây dấu ấn. Quan hệ thăng trầm với tổng thống đều thể hiện không che giấu. Giám đốc CIA Mike Pomeo lên thay cho thấy chính sách đối ngoại của Donald Trump rất xuyên suốt : theo quốc gia chủ nghĩa, chống quốc tế hóa.

Đa số dân Mỹ không muốn Hoa Kỳ mất thế siêu cường. Một nước hùng mạnh phi thường có bổn phận sử dụng ưu thế này để giúp đỡ những nước khác trên thế giới, làm trọng tài phân định đâu là điều thiện đâu là điều ác.

Đối với Donald Trump, Hoa Kỳ không cần lãnh đạo thế giới. Nước Mỹ phải trở lại một nước bình thường của thời hậu bán thế kỷ 18, ở yên nơi của mình và chỉ can thiệp quân sự khi an ninh của người dân bị đe dọa. Nói dễ nhưng làm khó, bởi vì tuy Donald Trump muốn Hoa Kỳ lúc nào cũng là siêu cường, muốn mạnh nhất thiên hạ nhưng lại không muốn làm gì để củng cố vị thế này. »

Cuộc tranh luận về con đường phải chọn sẽ kéo dài đến bao giờ ? Với quân lực hùng hậu, ngân sách quốc phòng 600 tỷ đôla, gấp 3 lần Trung Quốc, gấp 10 lần Nga, thế kỷ 21 chắc chắn vẫn là thế kỷ của Mỹ. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là nước Mỹ sẽ làm gì với sức mạnh của mình ? Phục vụ quyền lợi riêng hay cùng với thế giới, đóng góp phát huy những gì hữu ích cho môi trường, bảo vệ các nước nhỏ, giúp nhân loại không bị đói nghèo và tránh được nguy cơ diệt vong.

  • Chính trị
  • Donald Trump
  • Hoa Kỳ
  • Ngoại giao
  • Quân sự
  • Quốc tế
  • Tạp chí