Thế nào là văn biểu cảm có mấy cách biểu cảm

Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm

Chương trình văn học giảng dạy cấp cơ sở, phổ thông có nhiều thể loại văn học như tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Hôm nay cùng tìm hiểu văn biểu cảm là gì, các dạng biểu cảm thường gặp và cách làm văn biểu cảm như thế nào để đạt điểm cao.

Thế nào là văn biểu cảm có mấy cách biểu cảm

Văn biểu cảm là gì?

Trong chương trình văn học chúng ta được học nhiều loại văn khác nhau như là văn miêu tả, văn biểu cảm, văn nghị luận… Mỗi thể loại thì có những đặc điểm cách làm và phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.

Trước khi tìm hiểu về văn biểu cảm thì trước hết ta cần hiểu biểu cảm nghĩa là gì.

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Khi làm văn chúng ta thường bắt gặp các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

Cảm nhận của em về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).

Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).

Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Khi viết văn biểu cảm, chúng ta có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, chúng ta sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Trong văn biểu cảm thì cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

I. Thế nào là văn biểu cảm?

Thế nào là văn biểu cảm có mấy cách biểu cảm
Văn biểu cảm

Trước khi tìm hiểu khái niệm văn biểu cảm, ta cần phải hiểu rõ biểu cảm là gì? Biểu cảm là biểu đạt cảm xúc, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người qua ngôn ngữ hay một phương tiện nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người đều trải qua những cảm xúc buồn, vui, lòng căm giận,… Tất cả những xúc cảm của mỗi người đó đều mong muốn được bộc lộ, chia sẻ. Vì thế, biểu cảm là nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

1.1 Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để biểu đạt tâm sự, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, sự việc, hay con người trong cuộc sống xung quanh. Người viết qua đó còn khơi gợi những cảm xúc, suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc. Những tình cảm được thể hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm nhân văn như tình yêu thương giữa người với người, hay tình yêu quê hương đất nước.

Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, cao dao trữ tình, tuỳ bút,…

1.2 Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp

  • Biểu cảm về một con người nào đó ( người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô…)
  • Biểu cảm về một sự vật, hiện tượng, cảnh đẹp thiên nhiên
  • Biểu cảm về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học nào đó

1. Văn Biểu Cảm Là Gì ?

Trước hết chúng ta cần phải hiểu từ “ biểu cảm ” là gì đã. “ Biểu cảm ” là một từ ghép gồm hai từ có ý nghĩa – “ biểu ” tức là biểu đạt, bộc lộ, diễn tả… nói chung là hành động thể hiện ra bên ngoài ; “ Cảm ” thì chắc chắn là Cảm xúc rồi – vui, buồn, giận, ghét, thương… Thật đơn giản phải không ? “ Biểu cảm ” tức là bộc lộ cảm xúc, nêu lên một số quan điểm cá nhân.

Vì vậy, có thể hiểu văn biểu cảm là một dạng tác phẩm văn chương (hoặc đơn giản hơn là một bài viết) mà nội dung chính là thể hiện cảm xúc, cảm giác, quan điểm của tác giả hoặc của chính những nhân vật trong tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

Văn biểu cảm có mặt trong cuộc sống nhiều đến mức đôi lúc chúng ta không nhận ra – khi mà ta tâm sự về một điều gì đó, giãi bày những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân thành một bài viết có đầu có đuôi, có mở đầu – có kết thúc. Đó chính là một bài văn biểu cảm.

Còn nếu đi sâu vào lĩnh vực văn học thì ta sẽ thấy một số thể loại thuộc dạng văn biểu cảm như : thơ, ca dao trữ tình, tùy bút,…

2. Cách Viết Một Bài Văn Biểu Cảm

Để có một bài văn biểu cảm thực ra không cần phải dựa trên quá nhiều nguyên tắc như sách giáo khoa đã chỉ dẫn đâu. Tôi cho rằng văn biểu cảm phải dựa trên điều cốt yếu và xuyên suốt chính là cảm xúc của người làm văn.

Nếu theo cách thông thường ta sẽ có một dàn bài xương sống cho văn biểu cảm như sau :

  • Mở bài : Giới thiệu sơ qua về sự vật, sự việc, con người… muốn đề cập tới trong bài văn.
  • Thân bài : Dựa vào những đặc trưng về hình dạng, tính cách, các tình huống cụ thể để thể hiện cảm xúc, quan điểm, đánh giá của mình thông qua biện pháp gián tiếp như miêu tả, so sánh, ẩn dụ hoặc trực tiếp từ lời kêu, tiếng cười, than thở,…
  • Kết bài : Đúc kết lại tình cảm/ cảm xúc của người viết.

Đây chỉ là dàn bài chung, dành cho những em học sinh không cần đầu tư quá nhiều vào môn Văn vì để dành thời gian cho những môn khác. Tuy nhiên, nếu muốn phát huy được trí tưởng tượng và khơi dậy tiềm năng ở những em viết tốt, khung tiêu chuẩn này sẽ kiềm hãm rất nhiều khả năng diễn đạt và biểu lộ cảm xúc của người viết, nhất là những em muốn theo con đường liên quan đến Văn học sau này.

Cho nên, tôi luôn mong các thầy cô đừng cứng nhắc quá trong việc làm văn của các em. Văn học cũng là nghệ thuật, là thiên về trí tưởng tượng phong phú hơn nhiều so với những tiêu chuẩn kia. Một cảm xúc có thể được bộc lộ ngay từ đầu bài văn mà không cần phải giới thiệu quá nhiều về đối tượng đó, một kết bài không nhất thiết phải đúc kết lại, đôi khi cái tình cảm dở dang chưa có hồi kết lại là cái hay nhất, khiến ta còn đọng lại suy tư sau khi đọc.

Nên nhớ : Văn biểu cảm là thể hiện cảm xúc, không phải là Văn quy tắc.

Văn biểu cảm chỉ có một quy định duy nhất: là tìm được cảm xúc ở sự vật, sự việc mà các em được giao cho khi làm bài.

Một bài văn biểu cảm hay là một tác phẩm thể hiện rất nhiều sự gửi gắm của người viết và chạm đến trái tim người đọc .

Khái quát về văn biểu cảm

Định nghĩa biểu cảm là gì?

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Khái niệm văn biểu cảm là gì?

Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm chính là một trong những cách thức tạo lập văn chương. Văn biểu cảm được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Trong nhà trường, các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

  • Biểu cảm về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).
  • Biểu cảm về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).
  • Biểu cảm về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Những chú ý về văn biểu cảm

Riêng với dạng đề biểu cảm về một tác phẩm, học sinh cần phải hiểu và cảm được những ý nghĩa, vẻ đẹp toát lên từ nội dung, nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có cách đánh giá và bộc lộ cảm xúc vừa phù hợp, vừa ấn tượng.

Đánh giá về văn biểu cảm

Nhìn chung, đề văn biểu cảm có thể cho dưới nhiều dạng nhưng dù là được cho dưới những vấn đề biểu cảm nào thì hầu như những đề văn nói trên đều muốn hướng con người đến những tình cảm tích cực trong cuộc sống.

Thế nào là văn biểu cảm có mấy cách biểu cảm
Khái niệm văn biểu cảm là gì và đặc điểm của văn biểu cảm

Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là gì?

Văn biểu cảmlà một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.

Khi viết văn biểu cảm người ta có thể lồng vào một chút yếu tố như tự sự, miêu tả…để làm nổi bật lên sự vật, sự việc, con người được nói đến. Từ đó có cái nhìn rõ hơn, dễ bộc lộ cảm xúc một cách chân thật..

Trong đời sống văn chương thì ngoài các thể loại chính được chú trọng hướng tới bao giờ người nghệ sỹ cũng lồng ghép vào yếu tố của văn biểu cảm nhằm đạt được dụng ý nghệ thuật, bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật được nhắc tới.

Ví dụ văn biểu cảm

+ Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện cổ tích của bà mỗi buổi chiều tối bên bếp lửa hồng. Tôi không thể nào quên cái cảm giác ấm áp vào mùa đông năm ấy. Hình ảnh bà chập chờn cứ hiện ra, gương mặt phúc hậu cùng giọng nói ấm áp kể tôi nghe những câu chuyện hay. Giờ đây, sau những năm tháng trưởng thành, tôi không còn được gặp bà nữa. Tôi yêu bà biết bao nhiêu!

(Bài viết của học sinh)

– Trong đoạn văn trên yếu tố biểu cảm được thể hiện là tình cảm của người cháu nhớ về người bà đã mất. Trong đó có sử dụng cả yếu tố miêu tả, tự sự để nhắc nhớ về những kỉ niệm đã qua khiến mạch cảm xúc được tự nhiên hơn.

+ Trong thơ ca:

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

(Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Trong bài thơ là nỗi nhớ thương đau đáu của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó còn là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ nay đã không còn.