Vì sao quân phục đức đẹp nhất

Trong cuốn sách của mình có tựa đề “Cái chết đen”, tác giả Evgeny Abramov viết về những người lính thủy Liên Xô tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại rằng: “Người Đức đặt cho họ biệt danh “quỷ hắc ám” và “cái chết đen”. Lời hiệu triệu chiến đấu của họ khiến kẻ thù khiếp sợ. Họ không có đối thủ trong những trận đánh giáp lá cà”. Thực tế, quân Đức Quốc xã rất sợ hãi trước những lính thủy Xô viếtdám xông thẳng vào trước họng súng máy.

Nguồn gốc biệt danh “cái chết đen”

Có một số giả thuyết về nguồn gốc của biệt danh “cái chết đen”. Có lẽ nó đã xuất hiện vào đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, khi lính thủy Liên Xô tích cực sử dụng để bù đắp những thiếu sót trong chiến trận. Những đơn vị đặc biệt của thủy quân lục chiến và các thủy thủ lên bờ đã tham gia vào các trận đánh trong suốt cả cuộc chiến. Sau đó họ được thay quân phục bảo vệ trong chiến đấu. Vì vậy, “cái chết đen” là biệt danh ra đời vào thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Trong nhật ký của mình, cả hai tác giả Guderian và Manstein đều nhiều lần đề cập đến sự anh dũng của lực lượng lính thủy Liên Xô. Nhưng đồng thời, nhật ký cũng viết về những kỹ năng chiến đấu không hoàn hảo của họ trên đất liền. Những thủy thủ mặc áo đen dồn dập tấn công các hỏa điểm của quân phát xít Đức, hàng trăm người trong số họ đã ngã xuống dưới làn đạn súng máy.

Vì sao quân phục đức đẹp nhất
Vì sao quân phục đức đẹp nhất
Vì sao quân phục đức đẹp nhất
Vì sao quân phục đức đẹp nhất
Vì sao quân phục đức đẹp nhất
Lính thủy đánh bộ Liên Xô – nỗi khiếp sợ của quân phát xít Đức. Nguồn: russian7.ru

Theo một giả thuyết, chính những núi thi thể trong bộ quân phục màu đen còn sót lại sau cuộc tấn công là nguồn gốc ra đời biệt danh đó. “Cứ như thể cái chết đen đã bước qua”, những sĩ quan quân phát xít Đức nói, khi so sánh hậu quả các cuộc tấn công khủng khiếp của lính thủy Liên Xô với hậu quả của bệnh dịch hạch.

Lính thủy đánh bộ hành động

Sau những lần giáp chiến với kẻ địch, các thủy thủ Liên Xô đã có được kỹ năng chiến đấu trên bộ và trở thành đối thủ nguy hiểm thực sự. Hơn nữa, phần lớn trong số họ đều là những thanh niên có thân hình cao lớn, thể lực cường tráng và việc chiến đấu tay đôi với họ là không đơn giản. Quân phát xít Đức kể lại rằng, khi trên chiến trường không vang lên lời kêu gọi “Xung phong!” hay “Ủng hộ Stalin!”, mà là lời hiệu triệu “Polundra!”, thì điều đó có nghĩa là các thủy thủ đang tấn công và trận chiến sẽ rất ác liệt.

Quân Đức Quốc xã không chỉ khiếp sợ trước những lính thủy Xô viết, mà còn sợ cả vũ khí mà họ sử dụng. Bởi lẽ, các thủy thủ lên bờ chiến đấu thường được trang bị vũ khí dồi dào, nhiều người trong số họ còn được cấp súng trường Mosin có lưỡi lê nhọn bốn cạnh. Khác với loại dao lưỡi lê hiện đại hơn, lưỡi lê bốn cạnh này gây ra những vết thương xe rách khủng khiếp kèm máu chảy đầm đìa. Rất ít người có thể sống sót sau khi bị đâm trúng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta thậm chí còn có ý định cấm sử dụng loại lưỡi lê này vì mức độ nguy hiểm của chúng.

QUỐC KHÁNH (theo russian7.ru)

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay) được thành lập. Vào thời điểm này, trang phục của Đội chưa được thống nhất, tùy thuộc vào sự ủng hộ của nhân dân và khả năng của từng đội viên.

Tại Lễ ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội trong ngày Lễ Độc lập (02/9/1945), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được trang bị đồng phục. Đối với đội viên nam, được trang bị áo sơ mi cộc tay, vạt áo bỏ trong quần; mặc quần soóc, thắt lưng da to bản; chân đi giày da thấp cổ; đội mũ cát màu trắng. Đội viên nữ, mặc áo sơ mi cộc tay, có túi ở ngực, thắt lưng da to bản; mặc quần vải màu đen, gấu quần túm gọn; đi giày ba-ta; tóc cặp gọn; đội mũ rộng vành màu chàm. Mặc dù đã giành được chính quyền nhưng trang phục của Đội vẫn chưa được qui định thống nhất và được trang bị tùy thuộc vào khả năng của từng đơn vị, địa phương.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (ngày 19/12/1946), các lực lượng vũ trang tản vào dân, dựa vào dân, mặc như dân. Ở miền Bắc, miền Trung chủ yếu mặc vải nâu: Áo cánh có hai túi, quần buộc túm ống... tùy theo khả năng tự túc. Chiến sĩ Khu V, mặc áo cánh, quần màu tro xám, chất liệu bằng vải sợi bông gọi là vải Sita. Ở miền Nam, bộ đội thường mặc áo bà ba đen, quần đùi (do đặc điểm thời tiết nóng, hoạt động trong địa hình nhiều kênh rạch, sình lầy). Riêng dép được làm bằng cao su, sử dụng được trong mọi điều kiện trời nắng, mưa, đường bùn lầy ... Đây là sáng tạo có giá trị lịch sử, giải quyết dép đi cho quân, dân ta trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp.

Vì sao quân phục đức đẹp nhất
Các lực lượng tham gia Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Công Sinh.

Từ năm 1950, bộ đội từng bước được trang bị đồng bộ gồm: áo sơ-mi 2 túi, dài tay, có cầu vai, quần âu, ở gấu quần có khuy và khuyết để cài túm gọn gàng; quần áo màu xanh lá cây hay màu cỏ úa; được trang bị mũ cứng cốt giấy ép và giày vải cao cổ màu xanh, đế cao su. Đến Chiến dịch Tây Bắc (1952), bộ đội được trang bị áo trấn thủ dài tay (như áo blu-dông bông) mặc mùa đông. Năm 1953, quân đội ta bắt đầu được trang bị trang phục thống nhất và đến ngày tiếp quản Thủ đô (10/1954), bộ đội được mang mặc đồng phục từ mũ, quân phục, giày, dép... Năm 1958, trang phục được trang bị đầy đủ hơn, gồm: quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu Lục quân, Hải quân, Không quân. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngoài bộ quân phục thường dùng, ngành Quân trang còn nghiên cứu, sản xuất ra một số loại quân trang nghiệp vụ. Riêng đối với màu nền quân hiệu, nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh da trời, ở giữa là ngôi sao vàng nổi (tượng trưng cho lá cờ giải phóng miền Nam).

Sau khi đất nước thống nhất (1975), trang phục của quân đội từng bước được trang bị phù hợp với tính chất chiến đấu cao; phù hợp điều kiện thời tiết ở Việt Nam và khả năng kinh tế đất nước. Đến năm 1982, trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được qui định thống nhất trong toàn quân, bao gồm: quân phục, giày, dép, mũ… Đối với quân phục K.82 có màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Loại quân phục K.82 của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có kiểu mặc trong mùa hè và mùa đông; quân phục cho hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên, màu sắc theo từng quân binh chủng và lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt.

Sau gần 20 năm sử dụng, quân phục K.82 bộc lộ rõ những hạn chế đó là: chất liệu vải may và màu sắc chưa đồng bộ, chất lượng không ổn định; độ bền màu thấp và chưa phù hợp với môi trường hoạt động quân sự; chưa hòa nhập với các nước trong khu vực; màu sắc quân phục sĩ quan và chiến sĩ chưa hòa đồng (ví dụ: vải may quân phục chiến sĩ nam lục quân K.03 là vải Gabadin Peco màu xanh lá cây, nhưng quân phục chiến sĩ nam Phòng không-Không quân K.03 áo là vải Gabadin Peco màu xanh lá cây, quần là vải Gabadin Peco màu tím than... Bên cạnh đó, chúng ta mới cải tiến bộ quân phục, còn các loại trang phục khác, như: giày, mũ, phù hiệu, cấp hiệu…chưa được cải tiến, thay đổi, nên chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của trang phục quân đội.

Trước yêu cầu xây dựng và phát triển quân đội trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện chủ trương của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần chỉ đạo Cục Quân nhu nghiên cứu, cải tiến trang phục quân đội. Cục Quân nhu đã xây dựng kế hoạch và phát động cuộc thi sáng tác mẫu trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam. Mục đích nhằm thiết kế, lựa chọn mẫu trang phục tiêu biểu, hiện đại, tạo tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch cải tiến và hoàn thiện mẫu trang phục, góp phần xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại. Sau 6 tháng phát động cuộc thi (từ ngày 20/4-15/10/2005), Ban Tổ chức đã nhận gần 1.000 sản phẩm quân trang các loại với mẫu trang phục khác nhau. Trên cơ sở mẫu trang phục được chọn, Cục Quân nhu tiếp tục chuẩn bị, nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm. Năm 2008, mẫu trang phục sĩ quan K.08 ra đời, cơ bản đáp ứng được tinh thần chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng. Mẫu trang phục K.08 mới, gồm: quân phục các loại, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, dây lưng, mũ kepi,…Màu sắc được qui định riêng cho bộ đội Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân. Sự ra đời trang phục K.08 đã thực sự làm chuyển biến một bước về chất lượng trang phục của quân đội theo hướng chính quy, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Sau thời gian triển khai thử nghiệm, mẫu trang phục sĩ quan K.08 từng bước được điều chỉnh phù hợp. Tháng 01/2009, mẫu trang phục sĩ quan K.08 được triển khai sản xuất đồng loạt, quý 3/2009, cấp phát đầy đủ trong toàn quân. Đến ngày 22/12/2009, toàn quân đồng loạt mang mặc trang phục sĩ quan K.08 mới nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam- 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân. Quân phục mới đã đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đó là kế thừa truyền thống của quân đội ta, tự sản xuất trong nước nhưng có sự đổi mới cơ bản về chất lượng, kiểu dáng, màu sắc và tiện sử dụng. Mẫu quân phục mới đã hội tụ ba yếu tố: Chất lượng, kiểu dáng; màu sắc bền, đẹp hơn; tiện ích sử dụng, thể hiện tính thống nhất, chính quy, hiện đại. Sau quá trình điều chỉnh, mẫu trang phục quân đội cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu đề ra, tạo nên nét đẹp chính quy, hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam đã góp phần nâng cao tư thế, tác phong quân nhân, thể hiện phẩm chất người quân nhân cách mạng “bộ đội Cụ Hồ” của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong quan hệ ngoại giao, trang phục Quân đội ta đã hòa nhập với quân đội các nước trên thế giới về thẩm mỹ, sang trọng, hùng mạnh, hiện đại. Hiện nay, trang phục quân đội ta được quy định cụ thể gồm: trang phục thường dùng, lễ phục, trang phục dã ngoại, trang phục nghiệp vụ cho từng đối tượng quân, binh chủng, lực lượng và tính chất đặc thù của từng nhiệm vụ (trang phục nghiệp vụ bay cho phi công; phi công Hải quân; thủy thủ tầu ngầm; trang phục nghi lễ; trang phục biểu diễn…).

Có thể nói, từ khi Quân đội ta thành lập đến nay, trang phục của bộ đội đã có nhiều thay đổi, liên tục được cải tiến về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu… nhưng chưa bao giờ được trang bị đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, hiện đại như hiện nay. Trang phục sĩ quan K.08 cùng với quân trang chiến sĩ K.03, K.07 đã tạo ra nét đẹp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội ngày càng chính qui, hiện đại trong giai đoạn mới.

Thượng tá, Ths NGUYỄN MINH TUẤN (Viện Nghiên cứu ƯDQN)