Vì sao tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân

Đạo Phật và Phật tử trả lời thế nào câu thời danh “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”? (1)

Theo tôi, Phật đã từng chỉ dẫn cho chúng ta cách trả lời:

Kinh Phạm Võng (Brahmajàla) kể lại câu chuyện thầy ngoại đạo Suppiyo công kích mạnh mẽ Phật, Pháp, Tăng; còn học trò của Suppiyo là Brahmadath thì trái lại, tán dương Phật, Pháp, Tăng hết lời. Tăng chúng đem chuyện này hỏi Phật, Phật khuyên:

“Khi có ai hủy báng, công kích Phật, Pháp, Tăng mà các người sanh lòng phiền muộn, căm phẫn, tức tối, thì sẽ có hại cho chính các người. Bởi vì làm như vậy, các người sẽ không thể biết được lời nói của kẻ ấy là đúng hay sai. Trái lại, các người phải bình tĩnh, phải nói rõ những điều không đúng sự thật là không đúng sự thật. Các người nói: “Như thế này, điểm này không đúng sự thật, như thế này, điểm này không chính xác, việc này không có giữa chúng tôi, việc này không xảy ra giữa chúng tôi”.

Ngược lại, Phật nói tiếp, nếu có ai tán thán, ca ngợi Phật, Pháp, Tăng, các người cũng không nên khoái trá thích thú, bởi vì làm như vậy có hại cho các người. Các người phải bình tĩnh suy xét những điểm nào đúng, những điểm nào không đúng. Đối với những điểm đúng, các người sẽ nói:” Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi”

Trước mọi sự khen chê, thái độ của đạo Phật và Phật tử phải đều nên như vậy: Thản nhiên và bình tĩnh suy xét. Đối với câu “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, Phật tử nên nghiên cứu xem: Thứ nhất, Marx (2) nói tôn giáo ở đây là nói mọi tôn giáo, không phân biệt, hay là ám chỉ một tôn giáo đặc biệt nào. Nếu Marx nói kẻ khác thì việc gì Phật tử ta chạnh lòng?

Thứ hai, nếu thật sự Marx muốn ám chỉ Phật giáo thì Phật tử cũng nên bình tĩnh suy xét xem lời buộc tội đó có phù hợp hay không với đạo Phật?

Về trường hợp thứ nhất, qua nghiên cứu các tác phẩm của Marx và Engels (3), chúng ta có thể khẳng định: các ngài, khi nói tới tôn giáo, thì các ngài muốn nói tới nhất thần giáo, chủ yếu là Thiên Chúa giáo. Tuy rằng, trong cuốn “Chống During”, Engels có nói tới Véda giáo, nhưng chỉ là nói qua để so sánh. Vả lại, như mọi người đều biết, Phật giáo bác bỏ dứt khoát “Thánh điển” Véda và đối lập với Bà-la-môn giáo vốn tôn thờ “Thánh điển” Véda.

Trong cuốn “Ludwig Feuerbach (4) và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức”, Engels cũng có đề cập tới các đa thần giáo Hi Lạp, La Mã và cả Do Thái giáo, nhưng ai cũng thấy rõ trọng tâm phê phán của Marx và Engels (cũng như hầu hết các tư tưởng gia tiến bộ ở châu Âu thời bấy giờ, trong đó có Feuerbach) là Thiên Chúa giáo như là trở ngại chính cho mọi cuộc vận động dân chủ hóa bộ máy nhà nước, như là tấm mộc bao che cho chế độ quân chủ chuyên chế quân phiệt (Thí dụ: chế độ quân chủ ở Phổ), như là món ăn tinh thần nguy hiểm đầu độc dân chúng.

Marx và Anghe, từ đó tỏ ra vô cùng hào hứng khi đọc cuốn “Bản chất Thiên Chúa giáo” của Feuerbach (năm 1841) là bởi vì trong cuốn sách, Feuerbach đã khẳng định: Con người là cha đẻ ra tôn giáo, ra Thượng đế, chứ không phải tôn giáo, Thượng đế sinh ra con người.

Phát triển thêm quan điểm của Feuerbach, Marx viết như sau: “Phê bình tôn giáo đi tới kết luận rằng con người là vật tối cao đối với con người, do đó đi tới nhiệm vụ tuyệt đối là lật đổ tất cả mọi tình trạng, trong đó con người bị coi là hèn hạ, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ” (Marx: phê phán triết học pháp quyền của Hégèn –“Lời mở đầu”)

Tất cả những điều Feuerbach và Các-Marx nói trên đây đề nhằm vào Thiên Chúa giáo, chứ không phải là tôn giáo nói chung, càng không phải là Phật giáo.

Thí dụ: Trong cuốn “Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức”, Engels viết: “Tôn giáo phổ biến mới ấy tức là đạo Thiên Chúa, đã im hơi lặng tiếng mà ra đời, nó là sự hòa hợp của nền thần học phương Động, đã được phổ biến hóa, nhất là thần học Do Thái, với nền triết học Hi Lạp đã được dung tục hóa, nhất là triết học khắc kỷ”

Sau đó, Engels nói đến việc đạo Thiên Chúa biến thành một tôn giáo nhà nước dưới chế độ phong kiến, và khi giai cấp tư sản xuất hiện thì Tin Lành giáo cũng xuất hiện, đối lập với đạo Thiên Chúa phong kiến(5).

Hình như, vào thời Marx và Engels, các nhà sử học tôn giáo chưa có công trình nghiên cứu gì đáng kể về ảnh hưởng của Phật giáo tới các hệ tư tưởng Hi Lạp và La Mã, tới Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Tuy rằng nước Đức là nước châu Âu phiên dịch và xuất bản sớm nhất các tác phẩm thần học Ấn Độ, và các triết gia Đức có tên tuổi như : Kant, Nietzche, Schopenhauer, Hégèn đều có trích dẫn các tác phẩm đó, nhưng điều rất lạ là Marx và Engels không quan tâm tới vấn đề này.

Tôi nghĩ rằng Marx và Anghe đều là những người rất thực tế. Họ xem trở ngại chính và lớn nhất cho sự tiến bộ của châu Âu vào cuối thế kỷ XIX (cụ thể là ở Đức) chính là đạo Thiên Chúa, và đối với đạo Thiên Chúa thì cuốn “Bản chất đạo Thiên Chúa” của Feuerbach (1841) đã là một lời phê phán triệt để và dứt khoát rồi. Marx và Engels không muốn trở lại vấn đề này nữa.

Từ tiền đề nổi tiếng của Feuerbach :”Chính con người sáng tạo ra tôn giáo, sáng tạo ra Thượng đế, chứ không phải tôn giáo và Thượng đế sáng tạo ra con người”, Marx và Engels kết luận rằng tôn giáo là “cái ý thức đảo ngược về thế giới” bởi vì bản thân nhà nước và xã hội (thuộc các chế độ tiền xã hội chủ nghĩa) cũng là thế giới đảo ngược, một thế giới xây dựng trên chế độ tư hữu, trên bóc lột và áp bức đối với đại đa số người lao động nghèo khổ, một thế giới khổ đau, và vì khổ đau cho nên cần tới sự an ủi của tôn giáo. Thiên Chúa giáo và cả Tin Lành giáo cũng vậy, quy tất cả mọi bất hạnh của loài Người vào tội của tổ tiên người là Adam và Eva đã làm trái ý Chúa, ăn nhằm phải trái cây khoa học. Cả hai tôn giáo đó đều theo thuyết “Định mệnh luận”: Một người có được lên thiên đàng hay phải xuống  địa ngục đều do định mệnh, và định mệnh là do được Chúa thương xót hay bị Chúa ghét bỏ.

Marx và Engels, sở dĩ phê phán tôn giáo, xem tôn giáo như là thuốc phiện, chính là vì tôn giáo khẳng định sự bất lực của con người trước sức mạnh thiên nhiên và xã hội. Đối với sức mạnh này, đáng lẽ người phải đoàn kết nhau lại, vận dụng mọi trí năng để chế ngự, thuần phục, bắt chúng phải ngoan ngoản phục vụ con người. Thay vì làm như vậy, tôn giáo lại an ủi con người với thuyết Định mệnh , ru ngủ con người bằng ảo ảnh thiên đàng hoặc đe dọa con người bằng ảo ảnh địa ngục. Chính vì tôn giáo cống hiến cho con người một hạnh phúc hư ảo, cho nên chủ nghĩa Marx phê phán tôn giáo, để hướng con người đi tìm hạnh phúc thực tại ngay ở thế giới này, ngay ở xã hội này chứ không phải ở đâu xa lạ. Và chủ nghĩa Marx khẳng định con người có đầy đủ trí năng để làm việc đó. Muốn vậy, con người phải hiểu biết, nắm vững, vận dụng các quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, để một mặt sản xuất ra của cải vật chất dồi dào, mặt khác, xây dựng một xã hội Cộng sản lý tưởng, trong đó, mọi của cải vật chất và tinh thần, không bị một thiểu số chiếm đoạt mà sẽ được phân phối theo nguyên tắc “hưởng theo nhu cầu”.

Câu thời danh của Marx “hiểu biết thế giới, cải tạo thế giới” đã tóm tắt mục đích cuộc sống con người là: “hiểu biết thế giới (cả hai mặt tự nhiên và xã hội) và đấu tranh cải tạo thế giới” để cho thế giới phục vụ đầy đủ nhất nhu cầu hạnh phúc của con người. Đó là giá trị nhân bản của chủ nghĩa Marx-Lênin trong lý tưởng của những người sáng lập. Còn trong thực tế thì tình hình phức tạp hơn.

(Đón xem tiếp kỳ sau: Phật giáo trả lời câu”Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”)

(1) Cả đoạn văn như sau : “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (K.Marx – Lời nói đầu của “Phê phán triết học pháp quyền của Hégèn” 1843-1844.Nhà xuất bản Sự Thật -Hà Nội 1962 trang 5-7.

(2) Karl Heinrich Marx (1818 – 1883) – thường được phiên âm là Các Mác- là nhà triết học người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế, nhà sử học, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế.

(3) Friedrich Engels (1820 – 1895) – thường được phiên âm là Phriđrich Ăngghen – nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.

(4) Ludwig Andreas Feuerbach (1804 – 1872) là nhà triết học người Đức. Ông là một trong những nhà triết học lớn của triết học cổ điển Đức.

(5) Lutvich Feuerbach và sự cáo chung của nền triết học cổ điển – Nhà xuất bản Sự Thật-Hà Nội.

Lo dijo vào thời của ông Karl Marx, nhà triết học người Đức trở thành một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất mọi thời đại: " tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Câu cách ngôn khôn ngoan.

Marx nghĩ gì về sự tồn tại của Chúa?

Marx nó coi rằng kinh nghiệm tôn giáo không phải là kinh nghiệm về một cái gì đó thực sự đang tồn tại. Quan điểm của ông rõ ràng là vô thần: nó không tồn tại Thiên Chúa cũng không phải là một chiều hướng con người hướng tới siêu việt (ví dụ, một cái gì đó giống như linh hồn).

Thuốc phiện trong triết học là gì?

Marx đã viết nó vào năm 1844, nhưng ẩn dụ của thuốc phiện Là một chất gây tê ngăn cản việc suy nghĩ, phản ánh và đưa ra quyết định, nó đã được các nhà triết học như Kant, Feuerbach, Bauer và Heine sử dụng nhiều năm trước.

Karl Marx đã nói gì về tôn giáo?

Theo Karl Marx, các tôn giáo nó là một công cụ được sử dụng bởi các giai cấp thống trị, mà quần chúng có thể nhanh chóng giảm bớt đau khổ của họ thông qua hành động trải nghiệm cảm xúc Tôn giáo. Giáo dục Marx nó cũng coi học thuyết Kitô giáo về tội nguyên tổ có tính chất phản xã hội sâu sắc.

NÓ LÀ THÚ VỊ:  Câu hỏi thường gặp: Làm thế nào để cầu nguyện Kinh Mân Côi

Những kiểu xa lánh mà con người phải chịu đựng là gì?

Ernesto Castro gọi đây là bốn các kiểu xa lánh như: tôn giáo, xa lánh, cải tạo và cải tạo.

  • Ngoại lai của công nhân sản xuất nó (Fetishism)
  • Ngoại lai của công nhân của hoạt động sản xuất (Xử lý)
  • Ngoại lai của nhân viên Gattungswesen của bạn hoặc chung chung (Cải cách)

Marx nhìn nhận con người như thế nào?

Marx coi con người theo hai nghĩa: làm sao để thực của máu thịt; và như kết quả của lịch sử kinh tế, của sản xuất cùng lịch sử. El người đàn ông, theo el Tác giả, se thực hiện bằng cách sửa đổi bản chất để đáp ứng nhu cầu của nó trong một quá trình biện chứng trong el rằng sự biến đổi là lẫn nhau.

Feuerbach nghĩ gì về Chúa?

Qua Feuerbach, con người, trong tôn giáo, chỉ là một phương tiện, một điều kiện để đạt tới Thiên Chúa, điều quan trọng duy nhất. … Vâng, do đó như nói triết học Hegel, Thiên Chúa nó là sự tự nhận thức trong ý thức người đàn ông có Thiên Chúa, lương tâm con người tự nó là lương tâm thần thánh.

Thuốc phiện có nghĩa là gì trong văn học?

Opio nó là một từ Nó bắt nguồn từ từ tiếng Latinh opĭum và dùng để chỉ một chất đắng có mùi thơm mạnh mẽ nó được sử dụng như một chất ma tuý.

Từ đồng nghĩa với thuốc phiện là gì?

1 amphion, laudanum. Ví dụ: thuốc phiện nó là chất gây nghiện và rất dễ gây nghiện. Người hay vật mà khoan: 2 chán, ngán, soporific, ma tuý, can, can, chì, đá: pestiño, đinh, cua.

Thuốc phiện thu được bằng cách nào?

El thuốc phiện là một chất se chiết xuất từ ​​đầu xanh của cây đã biết như cây thuốc phiện, Papaver somniferum hoặc thuốc phiện thông thường. … Trên thực tế, hàm lượng morphin trong hạt anh túc có thể thay đổi rất nhiều, lên đến 600%, tùy thuộc vào vị trí và thời điểm se đã thu thập.

NÓ LÀ THÚ VỊ:  Thi hài của thánh Máccô được chôn cất ở đâu?

Thuốc phiện thuộc từ loại nào?

Opio là một từ phẳng của 2 âm tiết.

Thuốc phiện là gì và nó được tiêu thụ như thế nào?

El thuốc phiện là chất lỏng đó là chiết xuất từ ​​cây thuốc phiện và cùng với nó, se sản xuất một số loại thuốc và các loại thuốc khác như nữ anh hùng Se được coi là một trong những chất gây nghiện nhất tồn tại với mức độ khoan dung cao có được cơ thể của chúng tôi nếu bạn dùng nó thường xuyên.