Viêm hạch mạc treo bao lâu thì khỏi

Viêm hạch mạc treo bao lâu thì khỏi

Ảnh minh họa. Nguồn: mayoclinic.org

Viêm hạch bạch huyết là một tình trạng mà trong đó các hạch bạch huyết, là mô giúp cơ thể chống lại bệnh tật, bị viêm. Viêm hạch mạc treo (Mesenteric lymphadenitis) là tình trạng viêm của các hạch bạch huyết trong mạc treo đính ruột với thành bụng. Viêm hạch mạc treo thường do nhiễm trùng đường ruột.

Mạc treo gắn nối ruột với khoang bụng. Nó cũng giúp nhu động của ruột theo phạm vi nhất định trong ổ bụng. Nếu không cho mạc treo, ruột có khả năng sẽ thường xuyên xoay xoắn vặn trên chính nó gây tắc nghẽn.

Viêm hạch mạc treo tràng thường có các dấu hiệu và triệu chứng giống của viêm ruột thừa. Tuy nhiên không giống như viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo hiếm khi trở thành nghiêm trọng và không để lại di chứng.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch mạc treo tràng trên có thể bao gồm:

- Đau bụng: Thường tập trung vào phía dưới bên phải, nhưng đau đôi khi có thể sẽ lan rộng hơn.

- Đau khắp bụng.

- Sốt: Tùy thuộc vào những gì gây ra bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

+ Tiêu chảy.

+ Buồn nôn và ói mửa.

+ Cảm giác chung là không khỏe, khó chịu.

Trong một số trường hợp sưng hạch bạch huyết được tìm thấy tình cờ khi khám siêu âm kiểm tra một vấn đề khác. Viêm hạch mạc treo mà không gây ra các triệu chứng có thể cần kiểm tra đánh giá thêm bằng nhiều xét nghiệm.

Lưu ý khi đi khám bác sĩ

Đau bụng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nó có thể khó phát hiện. Nói chung, hãy đi khám ngay nếu trẻ có các biểu hiện như:

- Đau bụng dữ dội, đột ngột.

- Đau bụng kèm theo sốt.

- Đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu con của bạn có một số các dấu hiệu và triệu chứng mà không thấy đỡ hơn trong một thời gian ngắn:

- Đau bụng kèm với một sự thay đổi trong thói quen đi đại tiện.

- Đau bụng với ăn không ngon (biếng ăn).

- Đau bụng cản trở giấc ngủ.

Nguyên nhân bệnh

Các hạch bạch huyết đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể để chống lại bệnh tật. Chúng ở rải rác khắp cơ thể của bạn và là bẫy tiêu diệt virus, vi khuẩn và sinh vật gây hại khác. Trong quá trình này, các nhóm hạch gần nhất với mầm bệnh có thể trở nên đau và sưng lên. Ví dụ: Các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên khi bạn bị đau cổ họng. Một số các nhóm hạch khác thường sưng lên như hạch nằm dưới cằm, trong nách và háng.

Mặc dù ít được biết đến, cơ thể có nhóm hạch bạch huyết ở mạc treo là màng mỏng gắn ruột vào mặt sau của thành bụng. Nguyên nhân phổ biến nhất của các nhóm hạch mạc treo của ruột sưng lên là do nhiễm virus, chẳng hạn kiểu như viêm dạ dày ruột.

Một số trẻ em đang mắc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên trước hoặc trong cùng một cơn viêm hạch mạc treo, các bác sĩ đoán rằng có thể có một mối liên kết giữa hai cơ quan.

Biến chứng viêm hạch mạc treo

Viêm hạch mạc treo thường mắc riêng lẻ và hiếm khi gây biến chứng. Nhưng nếu sưng hạch bạch huyết gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn nguy hiểm mà không được điều trị thì vi khuẩn có thể lây lan vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng (nhiễm trùng huyết).

Khám và chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán tình trạng của trẻ:

- Hỏi về bệnh sử của trẻ: Ngoài việc thu thập chi tiết về những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể sẽ hỏi về bất kỳ tiền sử bệnh mà trẻ đã được điều trị.

- Yêu cầu kiểm tra xét nghiệm: Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng và những loại bệnh truyền nhiễm có thể.

- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ổ bụng có thể giúp phân biệt giữa viêm ruột thừa và viêm hạch mạc treo.

Phương pháp điều trị bệnh viêm hạch mạc treo

Nhẹ: Các trường hợp biến chứng gây viêm hạch mạc treo ruột bởi một loại virus thường tự biến mất.

Thuốc dùng để điều trị bệnh viêm hạch mạc treo tràng trên có thể bao gồm:

- Thuốc giảm đau không cần kê toa và hạ sốt có thể giúp làm giảm khó chịu. Tuy nhiên, tránh dùng aspirin vì điều này làm tăng nguy cơ gây hội chứng Reye ở trẻ em.

- Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê toa đối với thể trung bình đến nhiễm trùng nặng.

Lối sống và biện pháp phòng bệnh

Đối với đau và sốt do bệnh viêm hạch mạc treo nên:

- Nghỉ ngơi nhiều: Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp trẻ nhanh hồi phục.

- Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước từ sốt, nôn mửa và tiêu chảy.

- Dùng nhiệt ẩm: Một chiếc khăn ẩm, ấm đặt vào vùng bụng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ Nội trú

Viêm hạch mạc treo bao lâu thì khỏi
Viêm hạch mạc treo bao lâu thì khỏi

Tìm hiểu chung

Viêm hạch mạc treo là viêm các hạch bạch huyết ở mạc treo của ruột. Mạc treo là nơi kết nối ruột và thành bụng.

Viêm hạch mạc treo ở trẻ trẻ em thường khá phổ biến với triệu chứng là đau bụng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm hạch mạc treo là gì?

Thông thường, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ xảy ra trước các triệu chứng của bệnh. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau họng.

Các triệu chứng viêm hạch mạc treo thường gặp gồm:

  • Đau, thưởng ở giữa hoặc phía bên phải bụng
  • Sốt cao

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, con bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như:

  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Thiếu năng lượng
  • Tăng bạch cầu
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn bị đau bụng dữ dội hoặc đột ngột hay có các triệu chứng khác được liệt kê ở trên. Mô tả cho bác sĩ biết mức độ nghiêm trọng và vị trí của cơn đau, cũng như những yếu tố nào làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây viêm hạch mạc treo?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm hạch mạch treo là nhiễm trùng. Đôi khi, bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

Các tình trạng viêm cũng có thể gây ra bệnh này.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn là ung thư, bao gồm:

  • Lymphoma
  • Ung thư vú
  • Ung thư phổi
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư đường tiêu hóa

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở một khu vực hoặc khắp cơ thể. Nhiễm trùng có thể do:

  • Vi khuẩn
  • Virus
  • Ký sinh trùng

Các bệnh nhiễm trùng thường gặp gây viêm hạch mạc treo gồm:

  • Viêm dạ dày ruột: có thể do virus (rotavirus hoặc norovirus) hay vi khuẩn (salmonella, staphylococcus hoặc streptococcus). Viêm dạ dày ruột còn được gọi là cúm dạ dày (stomach flu).
  • Nhiễm Yersinia enterocolitica. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm hạch mạc ở trẻ em. Vi khuẩn này có thể gây viêm dạ dày ruột và các vấn đề khác. Bệnh có thể giống bệnh Crohn hoặc viêm ruột thừa cấp tính.

Các bệnh nhiễm trùng khác gây viêm hạch mạc mô bao gồm:

  • Nhiễm trùng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến HIV. Đây là loại virus có thể dẫn đến AIDS.
  • Bệnh lao. Đây là nhiễm khuẩn thường tấn công phổi, nhưng cũng có thể tấn công các phần khác của cơ thể.
  • Viêm ruột cấp tính. Đây là tình trạng viêm ở phần cuối ruột non, có thể là do vi khuẩn hoặc bệnh Crohn.

Các tình trạng viêm thường liên quan đến viêm hạch mạc treo là:

Các biến chứng của viêm hạch mạc treo

Nếu viêm hạch mạc treo do vi khuẩn không được điều trị, vi khuẩn sẽ lan đến mạch máu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng (nhiễm trùng huyết).

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đôi khi, viêm hạch mạc treo không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể chỉ phát hiện ra trong khi làm xét nghiệm hình ảnh cho các vấn đề khác.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm gồm:

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm hạch mạc treo?

Viêm hạch mạc treo thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trẻ có thể cần thuốc để giảm sốt và cơn đau. Nghỉ ngơi, uống nước và chườm ấm bụng cũng có thể giảm các triệu chứng.

Con bạn có thể cần điều trị nguyên nhân gây viêm. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng do nhiễm khuẩn huyết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Trẻ bị viêm hạch mạc treo nên được ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và ít gia vị. Bạn có thể cho trẻ ăn bột gạo xay hay cháo xay và tránh những thực phẩm gây ra tình trạng viêm.

Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung khoáng chất, rau xanh, vitamin, để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Mesenteric Lymphadenitis. https://emedicine.medscape.com/article/181162-overview. Ngày truy cập 27/09/2018

Mesenteric Lymphadenitis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mesenteric-lymphadenitis/symptoms-causes/syc-20353799. Ngày truy cập 27/09/2018

Mesenteric Lymphadenitis. https://www.webmd.com/children/mesenteric-lymphadentitis#2. Ngày truy cập 27/09/2018