Viêm khớp cổ chân có dịch

Tràn dịch khớp cổ chân gây sưng tấy, đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng tới quá trình di chuyển, vận động bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tràn dịch khớp cổ chân như tuổi tác, bị chấn thương, viêm khớp,... Để điều trị tràn dịch, bác sĩ có thể sẽ chỉ định hút dịch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tràn dịch và hút dịch khớp cổ chân.

1. Tràn dịch khớp cổ chân là gì? Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân

Hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân xảy ra khi bao hoạt dịch hoạt động quá mức sẽ khiến chúng tiết ra nhiều dịch và tích tụ ở khớp cổ chân.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân, trong đó, chủ yếu là do:

  • Bị chấn thương

Khi khớp cổ chân bị tác động mạnh từ bên ngoài, phần dây chằng, xương và sụn khớp sẽ dễ bị tổn thương. Sự tổn thương này sẽ làm mất tính ổn định của cấu trúc khớp, tăng nguy cơ tiết dịch và gây xuất hiện tình trạng tràn dịch khớp chân.

  • Mắc bệnh lý tiểu đường, gút
  • Bị nhiễm trùng

Khi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập được vào vết thương ở cổ chân thì có nguy cơ cao gây viêm và phá hủy cấu trúc khớp. Khi khớp bị nhiễm trùng sẽ khớp cổ chân tăng cường tiết nhiều dịch.

Đặc biệt, những người từng thay khớp nhân tạo, mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp hay nhiễm HIV,... có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nên dễ bị tràn dịch khớp chân.

  • Tuổi tác

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị tràn dịch khớp chân, tuy nhiên, người cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp nhiều hơn. Khi tuổi càng cao, hệ thống xương khớp dần kém và “lão hóa”, không còn được chắc khỏe nữa và nguy cơ bị viêm khớp, tràn dịch khớp cũng cao hơn so với người trẻ.

  • Bị u nang hoạt dịch

Khi bị u nang hoạt dịch sẽ làm tích tụ chất lỏng ở trong khớp và tạo thành các u nang. Khi những u nang này vỡ ra thì các hoạt dịch sẽ tràn vào các khớp và gây ra triệu chứng khớp bị sưng, đau.

Viêm khớp cổ chân có dịch

Tràn dịch khớp cổ chân gây sưng tấy, đau đớn

2. Triệu chứng khi bị tràn dịch khớp cổ chân

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến khi bị tràn dịch khớp cổ chân:

  • Đau nhức cổ chân, đặc biệt khi di chuyển hoặc bước lên cầu thang.
  • Cảm giác bị cứng khớp làm giảm khả năng vận động.
  • Bề ngoài da ở khớp sưng tấy đỏ, sờ nóng hơn so với các vùng khác.
  • Nếu bị tràn dịch khớp cổ chân do bị chấn thương, vùng khớp cổ chân sẽ bị bầm tím.
  • Nếu bị nhiễm khuẩn khớp, bệnh nhân sẽ đi kèm theo tình trạng bị sốt, mệt và ớn lạnh.

Để phát hiện có bị tràn dịch khớp cổ chân, ngoài xem xét các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:

  • Siêu âm.
  • Chụp X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

Phân tích dịch ở khớp:

  • Nếu dịch màu trắng, nhớt như lòng trắng trứng thì đánh giá dịch khỏe mạnh.
  • Nếu dịch có màu sắc khác và có mùi thất thường tức dịch đang gặp vấn đề:
    • Dịch khớp màu đục có thể người bệnh đang bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
    • Dịch màu vàng có thể xuất hiện nếu bệnh nhân bị bệnh gout.
    • Dịch màu vàng xanh có kèm lẫn mủ có thể bệnh nhân đang bị nhiễm trùng xương.
    • Dịch màu hồng có thể bệnh nhân bị chấn thương khớp.

Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

  • Chườm đá: Chườm đá vào khớp cổ chân sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm ở mức độ nhẹ.
  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm, giảm phù nề để cải thiện cơn đau và hiện tượng khớp bị co cứng.

Trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch khớp cổ chân do bị nhiễm trùng thì có thể cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, khi bị bệnh, nếu càng di chuyển nhiều sẽ càng gây đau đớn và tình trạng thêm trầm trọng. Vì vậy, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế tối đa đi lại để giảm áp lực lên cổ chân.

Viêm khớp cổ chân có dịch

Tràn dịch khớp cổ chân do bị nhiễm trùng thì có thể cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh

4. Kỹ thuật hút dịch khớp cổ chân

Chọc hút dịch khớp cổ chân là phương pháp điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, chỉ áp dụng khi tình trạng bệnh nhân có dịch tràn nhiều, cần thiết phải làm. Đây là phương pháp được đánh giá là ít xâm lấn, ít xuất hiện tác dụng phụ, tuy nhiên, có nguy cơ tái phát lại cao.

Vị trí chọc hút dịch khớp thường được tiến hành ở vị trí khớp cổ chân (bao gồm khớp sên – cẳng chân).

  • Chuẩn bị:

Sát trùng tay, sử dụng găng tay vô khuẩn.

Sát khuẩn rộng vùng có chỉ định chọc hút dịch.

  • Tiến hành hút dịch khớp cổ chân vị trí đường trước giữa:

Thực hiện tiêm gây tê tại chỗ ở vị trí chọc hút dịch, sử dụng kim 25-gauge. Sau đó, gây tê dọc theo đường đi dự đoán của kim chọc hút dịch.

Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, bàn chân đặt sát mặt giường. Điểm đặt kim là vị trí giao giữa đường ngang phía trên 1cm so với mặt dưới của mắt cá trong với mặt trong gân duỗi chung các ngón chân .

  • Hút dịch khớp cổ chân vị trí đường bên trong:

Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, để ngả phần ống chân trên mặt giường. Đặt kim ở vị trí khe mặt dưới mắt cá trong, hướng mũi kim chếch ra ngoài và lên trên khoảng 15 – 30 độ.

Thực hiện chọc hút dịch khớp bằng kim 20-gauge.

Đưa kim vào vị trí đã được xác định, hướng mũi kim vuông góc với mặt da. Vừa đưa kim vừa hút chân không cho tới khi thấy dịch, hút từ từ dịch. Dịch ở khớp chân sẽ được hút vào trong bơm khi kim được đưa vào trong ổ khớp. Tất cả dịch trong khớp sẽ được hút hết ra. Trong quá trình hút, nếu kim chạm vào xương, tiến hành kéo kim ra và đi kim theo góc khác.

Sau khi lấy được dịch khớp cổ chân: Cần đánh giá lại thể dịch khớp (bao gồm số lượng, màu sắc, độ nhớt, độ trong), chỉ định xét nghiệm dịch nếu có chỉ định.

Sau khi đã hút hết dịch, có thể tiến hành tiêm thuốc nếu có chỉ định.

Bệnh nhân lưu ý không được tiếp xúc vị trí chọc dịch với nước trong vòng 24 giờ. Theo dõi, cần tái khám nếu thấy xuất hiện vụ trí chọc dịch bị chảy dịch hoặc viêm tấy, sốt cao,...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như tràn dịch khớp cổ chân, viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.