Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập làm văn - Luyện tập giới thiệu địa phương trang 117

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập giới thiệu địa phương giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng giới thiệu trò chơi hoặc một lễ hội ở quê mình. Các em có thể giới thiệu trò chơi kéo co, ném còn, lễ hội đua thuyền, cồng chiêng....

Qua đó, còn giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 trang 160 để chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện tập giới thiệu địa phương - Tuần 16. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Luyện tập giới thiệu địa phương trang 160 - Tuần 16

  • Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 160
    • Câu 1
    • Câu 2

Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 160

Câu 1

Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Trả lời:

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Kéo co không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2

Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý: Trong phần mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị).

Trả lời:

Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình. Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.

Giới thiệu trò chơi đánh đu

Làng Phương Chiểu huyện Phúc Thọ quê em nằm ven sông Hồng. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, làng thường mở hội xuân với những trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, thổi cơm thi, cờ người, đánh đu,...

Trước sân đình, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng.

Em rất thích trò chơi đánh đu vì đây là trò chơi truyền thống của quê hương em.

Giới thiệu lễ hội hát quan họ

Nói đến Bắc Ninh là nói đến xứ sở của những phong tục tập quán tốt đẹp có từ lâu đời, mà nổi tiếng nhất là hội Lim thi hát quan họ thường mở trong dịp đầu năm mới.

Giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, hội thi hát quan họ được tổ chức trong sân đình, sân chùa, trên đồi, hay dưới bến sông. Các liền anh đầu đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng. Các liền chị đội nón quai thao, chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, yếm đào, thắt lưng hoa lí trông thật xinh tươi. Bên nam, bên nữ hoặc từng cặp hát đối đáp với nhau những làn điệu dân ca ngọt ngào, say đắm như Trao duyên, Trúc xinh, Ngồi tựa mạn thuyền, Lên chùa,… để bày tỏ tình cảm. Kết thúc buổi hát, trước lúc chia tay, bài Người ơi người ở đừng về cất lên tha thiết như muốn níu bước chân du khách.

Đọc thầm

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

     Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.

     Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua ra lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

      Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi bộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.

       Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.

Theo XUÝP

(ĐỖ ĐỨC HIẾU dịch)

Trả lời::

Em đọc kĩ bài.

Câu 1 trang 117 VBT Tiếng Việt lớp 4: Nhân vật chính trong đoạn trích tên là gì ?

□ Li-li-pút

□ Gu-li-vơ

□ Không có tên

Phương pháp giải:

Em đọc lại toàn bộ câu chuyện để xác định nhân vật chính.

Trả lời:

[x] Gu-li-vơ

Câu 2 trang 117 VBT Tiếng Việt lớp 4: Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này ?

□ Chỉ có nước Li-li-pút

□ Chỉ có nước Bli-phút

□ Có hai nước Li-li-pút và Bli-phút

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện để biết được các nước xuất hiện trong câu chuyện là những nước nào?

Trả lời:

[x] Có hai nước Li-li-pút và Bli-phút

Câu 3 trang 117 VBT Tiếng Việt lớp 4: Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng?

□ Li-li-pút

□ Bli-phút

□ Cả hai nước

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài văn.

Trả lời:

[x] Bli-phút

Câu 4 trang 117 VBT Tiếng Việt lớp 4: Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp” ?

□ Vì thấy người lạ.

□ Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn,

□ Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất để phát hiện ra điểm đặc biệt ở Gu-li-vơ so với những người khác.

Trả lời:

[x] Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn

Câu 5 trang 118 VBT Tiếng Việt lớp 4: Vì sao Gu-li-vơ khuyên nhà vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút ?

□ Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.

□ Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau vối quân địch.

□ Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng nhất.

Trả lời:

[x] Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình.

Câu 6 trang 118 VBT Tiếng Việt lớp 4: Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà nào dưới đây?

□ Hoà nhau

□ Hoà tan

□ Hoà bình

Phương pháp giải:

Hoà ước: Điều ước do hai hoặc nhiều bên kí kết để lập lại hoà bình, giải quyết những hậu quả của chiến tranh.

[x] Hoà bình

Câu 7 trang 118 VBT Tiếng Việt lớp 4: Câu "Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch" là loại câu gì ?

□ Câu kể

□ Câu hỏi

□ Câu khiến

Phương pháp giải:

Em quan sát trong đoạn văn kết thúc câu này có dấu câu gì và xác định mục đích của câu để biết được đây là kiểu câu gì?

[x] Câu kể

Câu 8 trang 118 VBT Tiếng Việt lớp 4: Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ?