Với cường vi là học sinh em phải làm gì để góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy

Với cường vi là học sinh em phải làm gì để góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy
Các loại ma túy mới xuất hiện ngày càng nhiều, giá rẻ, dễ cất giấu khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát. Ảnh minh họa

Sự phát triển, hội nhập của kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ kéo theo tình hình hoạt động phức tạp của tội phạm, trong đó có tội phạm về ma túy.

Tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp

Hiện nay, các đối tượng phạm tội sản xuất ra nhiều loại ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần mới với đặc điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ cất giấu. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng, rầm rộ về số lượng của các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke,… với các “độc chiêu” lôi kéo, giữ khách ngày càng tinh vi, cuốn người chơi (đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên) vào những cuộc chơi, vòng xoáy sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện. Thực trạng này kéo theo nhu cầu mua bán ma túy ngày càng tăng cao.

Các vụ án tàng trữ, mua bán, vận chuyển, thậm chí cả sản xuất ma túy số lượng lên tới hàng tạ được phát hiện, đấu tranh triệt phá trong một vài năm gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Thủ đoạn ngụy trang, che giấu ma túy cũng ngày càng tinh vi. Các đối tượng tội phạm ngang nhiên gửi ma túy qua đường sắt, đường thủy, đường hàng không, bất chấp sự kiểm soát gắt gao của lực lượng chức năng.

Tội phạm ma túy không chỉ có nam giới liều lĩnh. Trong nhiều đường dây ma túy bị phát hiện, dư luận vừa phẫn nộ vừa xót xa bởi có sự tham gia của những cô gái xinh đẹp, những bà mẹ tuổi đời còn rất trẻ, sẵn sàng đánh đổi tương lai của bản thân mình và những đứa con nhỏ, gieo rắc cái chết trắng cho bao người khác, để lại hệ lụy nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.

Tình hình người nghiện ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ. Đặc biệt, có sự thay đổi về loại ma túy sử dụng; người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng phổ biến, gây khó khăn trong công tác quản lý, tổ chức cai nghiện.

Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 12/2020, cả nước có trên 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 70%-80% trong số người nghiện. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp lên đến 80%-90% trong tổng số người nghiện. Đáng báo động là việc sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần, “ngáo đá” dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật và các vụ án giết người gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân.

Trong khi đó, việc xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay chưa đủ sức răn đe; công tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc còn nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục thực hiện.

Với cường vi là học sinh em phải làm gì để góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy
Tuyên truyền tác hại của ma túy trong học đường là một nội dung quan trọng trong công cuộc đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy. Ảnh minh họa

Biện pháp phòng, chống tệ nạn ma túy hiệu quả

Trong “Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2021”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy.

Theo đó, cả nước đang tập trung triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với nhiều đổi mới, bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng.

Văn bản của Thủ tướng Chính phủ triển khai “Tháng hành động phòng chống ma túy” năm nay mang tính chỉ đạo cụ thể hóa đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phòng, chống ma túy theo Chỉ thị 36-CT/TW và chương trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, chuẩn bị cho việc thi hành Luật phòng chống ma túy vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Để phòng chống tệ nạn sử dụng ma túy đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Gia đình phải thường xuyên quan tâm giáo dục con, em. Cha mẹ thương con nhưng không được nuông chiều quá mức; ngược lại cũng không nên quá khắt khe, mắng chửi, đánh đập, sỉ nhục con cái.

Phải quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt con em trong những khó khăn, vướng mắc của cuộc sống. Tạo môi trường gần gũi giữa cha mẹ và con cái, quan tâm, giám sát chặt chẽ giờ giấc học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của con em mình. Nên mềm mỏng nhưng cương quyết khuyên bảo con em mình tránh xa bạn bè xấu.

Khi phát hiện con em mình nghiện ma túy, cha mẹ phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, giải thích tác hại của ma túy cũng như khuyên nhủ con em mình không nên tiếp tục sử dụng ma túy. Đồng thời phải báo cáo, trao đổi với chính quyền địa phương để được giúp đỡ, hướng dẫn tổ chức cai nghiện cho con em mình, không nên bao che, giấu diếm.

Đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội như: Hội Liên hiện phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Hội Cựu chiến binh… nên thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức công dân, kỹ năng sống… giúp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết hậu quả tác hại do ma túy gây ra. Qua đó, có biện pháp chủ động phòng ngừa, biết cách phát hiện sớm người thân có sử dụng ma túy.

Tham gia tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho những người nghiện ma túy nhẹ, đảm nhận việc giáo dục những người lầm lỗi liên quan đến ma túy, quản lý và giúp đỡ những người sau cai nghiện, tạo việc làm ổn định cuộc sống để họ tái hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng phòng, chống ma túy thực hiện các chương trình hành động làm trong sạch địa bàn, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy.

Đối với bản thân mỗi người, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, phải có lối sống trong sạch, lành mạnh; không ăn chơi, đua đòi; không sống buông thả; cương quyết không quan hệ với những đối tượng xấu, có liên quan đến ma túy; không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần.

Đăng Minh


Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT, ngày 30/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc triển khai thực hiện Đề án "Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020"; kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long"

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh. Ngành đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền, giáo dục học sinh bằng nhiều hình thức như: đa dạng hóa và phong phú hóa tài liệu cho tủ sách pháp luật nhằm góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về pháp luật và chấp hành pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh về nội dung, nhiệm vụ của công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh; các cơ sở giáo dục phối hợp với công an các cấp tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, các hoạt động trãi nghiệm và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh...

Tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Các trường tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học sinh. 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng công an địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xảy ra trong trường học: lập hòm thư, phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng vi phạm pháp luật trong giáo viên, học sinh; xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm trong trường học. Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, công an địa phương trong việc phòng chống bạo lực học đường và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội thâm nhập trường học, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực bên ngoài trường học. Các trường phối hợp tốt với Công an địa phương tổ chức nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới tình hình ANTT và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh.

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lý, tư vấn học đường. Các trường đã có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường và học sinh, quan tâm giáo dục đối với học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếm thế để tiếp cận, hỗ trợ, giúp đỡ các em kịp thời, không để các em bị lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội.

Thực hiện nghiêm túc việc tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào các hoạt động giáo dục cho học sinh vào chương trình dạy học chính khóa ở môn Đạo đức, Giáo dục công dân... và các hoạt động giáo dục khác để nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm công dân trong việc chấp hành pháp luật, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường học.  

Tích cực phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện các nội dung theo quy chế phối hợp. Sở GDĐT cũng đã phối hợp với các đơn vị của Công an tỉnh tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật ở các trường học. Qua kiểm tra, có đánh giá cụ thể và đề xuất các giải pháp thực hiện công tác tốt hơn tại các nhà trường và trong toàn ngành.

Công tác phòng ngừa tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong học sinh được sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện, tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định như: các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa đi vào chiều sâu, chưa hấp dẫn học sinh; tài liệu phục vụ công tác truyên truyền chưa nhiều và chưa phong phú về hình thức; các dịch vụ kinh doanh có điều kiện xuất hiện nhiều gần khu vực trường làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục ngăn ngừa các tệ nạn xã hội của nhà trường; công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa nhà trường và cơ quan công an và chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa chặt chẽ nên việc quản lý học sinh chưa tốt, an ninh, trật tự bên ngoài trường học chưa đảm bảo; công tác phòng chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Xác định công tác phòng ngừa tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống vi phạm pháp luật trong học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Với phương châm tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa là chính, trong thời gian tới ngành Giáo dục tiếp tục tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung trong quy chế phối hợp số 07 giữa Sở GD-ĐT với Công An tỉnh; đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh

Hai là, tăng cường công tác phối hợp giữ nhà trường và các lực lượng, đoàn thể địa phương đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài trường học, quản lý tốt học sinh và các đối tượng bên ngoài nhà trường; củng cố lực lượng làm công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường để kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

Ba là, xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của địa phương và gia đình học sinh trong việc quản lý, giáo dục các em. Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục học sinh nhất là học sinh mầm non, tiểu học; vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp với nhà trường, đoàn thể, chính quyền để quản lý, giáo dục, rèn luyện giúp các em học tập tốt, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội.

Bốn là, Nâng cao chất lượng công tác quản trị nhà trường, chất lượng dạy và học; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, xây dựng khối đoàn kết, chung tay xây dựng "Trường học an toàn về an ninh trật tự".

Năm là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với nhận thức, lứa tuổi. Tiếp tục lồng ghép các nội dung này vào chương trình học một cách hiệu quả. Tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao, các câu lạc bộ, các hoạt động trãi nghiệm, ngoại khóa hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia. Quan tâm giáo dục, hướng dẫn học sinh sử dụng internet, mạng xã hội hiệu quả, lành mạnh và đúng quy định pháp luật.

Sáu là, tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm giúp học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách, có lối sống văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trường học, môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phòng chống tốt bạo lực học đường, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để góp phần phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển từng nhà trường trong nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, ngành Giáo dục rất cần sự quan tâm chỉ đạo của hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ giữa 03 môi trường giáo dục để tạo điều kiện tốt nhất cho thế hệ trẻ học tập, rèn luyện và cống hiến ./.

                                                                                                                                      T.N