Vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia bao gồm

Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.

Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ). Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của một quốc gia. Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không có biển mà các phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm... (kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.

Vùng nước nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển. Thực tế của các quốc gia có biển cho thấy vùng nước nội thuỷ bao gồm nhiều bộ phận có tính chất và quy chế pháp lý khác nhau, như: Các vịnh thiên nhiên, các cảng biển, các vũng đậu tàu, các vùng nước lịch sử... Trường hợp các quốc gia quần đảo thì vùng nước này là toàn bộ những vùng nước biển nằm trong biên giới quốc gia và được gọi là vùng nước quần đảo.

Vùng nước lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thuỷ của quốc gia (hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo) được quy định theo UNCLOS 1982. Lãnh hải bao gồm lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải quần đảo.

Vùng lòng đất là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm Trái Đất.

Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Trong các tài liệu, văn bản pháp lý quốc tế từ trước tới nay chưa quy định cụ thể và thống nhất về độ cao vùng trời quốc gia. Trong thực tiễn mỗi nước quy định khác nhau. Một số nước lấy độ cao của tầng khí quyển làm giới hạn, một số nước lại lấy độ cao quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh.

Vùng lãnh thổ đặc biệt là ngoài các vùng lãnh thổ quốc gia đã nêu trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm… hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như ở vùng biển quốc tế, vùng Nam cực, khoảng không vũ trụ… cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh thổ này còn được gọi với tên khác nhau như: Lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay...

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì? Mỗi quốc gia phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia mình?... Đây là những vấn đề tồn tại xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời điểm sự xâm lược, bành trướng lãnh thổ của nước khác được diễn ra bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa.

Mục lục bài viết

  • Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?
  • Vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì đối với mỗi quốc gia?
  • Phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia?

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?

Trước hết, để hiểu chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì thì cần hiểu về lãnh thổ quốc gia là gì. Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần diện tích đất, biển, trong lòng đất, khoảng không phía trên diện tích đất (vùng trời), và các vùng lãnh thổ đặc biệt mà mỗi quốc gia có quyền tự quyết, quyền riêng biệt, toàn vẹn và bất khả xâm phạm. 

Mặc dù không định nghĩa chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì nhưng Hiến pháp 2013 - văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của Việt Nam khẳng định Việt Nam là một đất nước, quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam sẽ bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đó bằng mọi giá, bằng mọi nguồn lực, mọi cách thức.

Chi tiết hơn, chủ quyền được hiểu là quyền làm chủ, quyền tự định đoạt đối với một vật thể, một phạm vi diện tích, một vấn đề…của chủ sở hữu, sử dụng.. Nói rộng ra, chủ quyền được hiểu là quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến một vật thể, một diện tích, một vấn đề…

Từ đó, chủ quyền lãnh thổ quốc gia có thể được hiểu là quyền riêng biệt, tuyệt đối, toàn vẹn của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của mình. Quyền này bao gồm quản lý, sử dụng, chiếm hữu, định đoạt, bảo vệ khỏi các thế lực ngoại xâm.

Lãnh thổ của mỗi quốc gia gồm vùng biển, vùng trời, vùng đất, vùng lãnh thổ đặc biệt (khu vực tại các điểm cực của Trái Đất, trên không gian vũ trụ…). Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao, tuyệt đối mà không quốc gia nào khác được quyền xâm phạm. Quyền lực này được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống quân sự bảo vệ chủ quyền, biện pháp bảo vệ, khai thác tài nguyên và mọi vấn đề khác trong phạm vi lãnh thổ đó của quốc gia.

Cụ thể, chủ quyền tuyệt đối đối với lãnh thổ quốc gia được biểu hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình như sau:

- Quốc gia có quyền quyết định tuyệt đối đối với việc phát triển kinh tế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, bố trí quốc phòng…tại vùng trời, vùng biển, vùng đất (bao gồm bề mặt đất, trong lòng đất), vùng lãnh thổ đặc biệt của mình;

- Quốc gia có quyền thiết lập quy tắc xử sự chung (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) để điều chỉnh hành vi, xử phạt vi phạm đối với các chủ thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, phù hợp với luật quốc tế, không gây phương hại đến chủ quyền của quốc gia khác;

- Quốc gia cũng có quyền cưỡng chế hoặc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc khác nếu có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó;

- Quốc gia cũng có quyền tự vệ, phòng thủ và phản kháng nếu có sự đe dọa, tấn công từ bên ngoài đối với chủ quyền, quyền đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình;

Như vậy, hiểu đơn giản chủ quyền lãnh thổ của quốc gia chính là quyền lực tối cao về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...của quốc gia đó đối với toàn bộ phần diện tích thuộc quyền sử dụng, quản lý, sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình, bao gồm nhưng không hạn chế tại vùng đất, vùng trời, vùng biển, vùng lãnh thổ đặc biệt. Đây là quyền lực tối cao của một quốc gia mà các quốc gia khác không được phép xâm phạm, tấn công.

Vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì đối với mỗi quốc gia?

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trong chính trị, kinh tế, đối ngoại, quân sự, quốc phòng… Cụ thể như sau:

- Khẳng định quyền tự chủ, riêng biệt của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó: Đây là quyền riêng, cá biệt, duy nhất và tối cao của mỗi quốc gia. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại độc lập, ngang bằng về vị thế giữa các quốc gia trên thế giới trong việc gìn giữ, bảo vệ lãnh thổ độc lập của mình;

- Khẳng định quyền tự quyết đối với mọi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình: Mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, quân sự,...được quốc gia đó tự mình định đoạt, thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;

- Được tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ, gìn giữ quyền bất khả xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mỗi quốc gia tự mình quyết định các biện pháp phòng thủ, bảo vệ hoặc tấn công, tiêu diệt những mối đe dọa hoặc trực tiếp xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình;

- Khẳng định sự tồn tại độc lập, ngang hàng, bình đẳng của mỗi quốc gia trên thế giới: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sự khẳng định cho sự tồn tại độc lập của mỗi quốc gia trên thế giới. Nếu không có chủ quyền lãnh thổ thì không thể khẳng định sự tồn tại độc lập của bất kỳ quốc gia cụ thể nào.

Đây là những vai trò của chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với mỗi quốc gia.

Phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia?

Khi đã hiểu chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì, đóng vai trò ra sao đối với mỗi quốc gia, ắt hẳn cần phải hiểu làm sao để bảo vệ được nền tự chủ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Một số những biện pháp được dùng để bảo vệ nền độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay như sau:

- Về pháp lý: Nghiêm trị mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (Hiến pháp 2013);

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, quân sự để nhằm tăng sức mạnh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;

- Có chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, trong từng trường hợp cụ thể;

- Củng cố tiềm lực, năng lực về kinh tế của quốc gia;

- Đảm bảo nền chính trị ổn định, tự chủ, từ đó khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực của quốc gia;

Đây là một số những giải pháp thường được các quốc gia áp dụng để bảo vệ nền độc lập, tự chủ, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia mình.

Trên đây là giải đáp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 
 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ đề