Xi nhê có nghĩa là gì

Posted byPets DuyOctober 7, 2021Leave a comment on NEW Cho MìNh HỏI NghĩA CủA Từ ” Xi Nhê Là Gì ? Không Xi Nhê Nghĩa LàGì
Xin chào đọc giả. Today, AZ PET mạn phép đưa ra đánh giá chủ quan về kinh nghiệm, tin tức qua nội dung Cho MìNh HỏI NghĩA CủA Từ ” Xi Nhê Là Gì ? Không Xi Nhê Nghĩa Là Gì

Đa phần nguồn đều được cập nhật thông tin từ những nguồn trang web nổi tiếng khác nên chắc chắn có vài phần khó hiểu.

Bạn đang xem: Xi nhe là gì

Mong mọi người thông cảm, xin nhận góp ý và gạch đá dưới bình luận


Mong bạn đọc đọc nội dung này ở nơi không có tiếng ồn riêng tư để có hiệu quả tốt nhấtTránh xa toàn bộ những thiết bị gây xao nhoãng trong các công việc tập kếtBookmark lại nội dung bài viết vì mình sẽ update thường xuyên


Trong entry trước tôi có nói chuyện phiếm về chữ “buồn”, buồn, người mình xài thế mà có khá nhiều nghĩa, chứ không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, buồn bực…

Bạn đang xem: Xi nhê là gì

và người miền Bắc sử dụng chữ buồn nhiều khi có ý nghĩa khác với người miền Nam (người miền Bắc sử dụng chữ buồn với nhiều nghĩa hơn). Nhân trong phần comments ông bạn Bulukhin có nói đến sự khác biệt ngôn ngữ giữa hai miền, chẳng hạn người miền Nam nói vỏ, ruột để chỉ cái bánh xe gồm 2 phần chính, vỏ là lớp cao su cứng dày, có gai để chống trơn trượt bao bên ngoài, và ruột là lớp cao su mềm bơm hơi bên trong. Đây là tiếng Việt (miền Nam) để chỉ tính chất của cái bánh xe (xe gắn máy hoặc ô tô). Trong khi người miền Trung và miền Bắc dùng từ “lốp, săm” để chỉ cho vỏruột xe.Lốpsăm là hai từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Pháp, lốp là từ chữ enveloppe, người miền Trung và miền Bắc rút gọn thành lốp, còn từ săm thì từ chữ chambre à air, được rút gọn thành săm. Trong những bộ phận của xe cộ thì từ ngữ Việt Nam vay mượn khá nhiều từ tiếng Pháp, người miền Nam nói xe hơi, cũng vẫn chỉ tính chất của xe ban đầu là cỗ máy chạy bằng hơi nước,thì người miền Bắc gọi là ô tô, từ chữ Phápautomobile.Với thời gian cả thế kỷ có mặt tại Việt Nam từ thời chúa Nguyễn, người Pháp đã để lại dấu ấn của họ trong văn hóa Việt, nhất là về mặt ngôn ngữ, sau từ Hán-Việt thì từ Việt hóa từ tiếng Pháp có khá nhiều trong ngôn ngữ của người Việt,Máy móc, kỹ thuật là những thứ mà thuở ban đầu người Pháp đã đưa vào Việt Nam, dĩ nhiên trước đó người Việt hầu như không có từ vựng để chỉ những gì đã được du nhập, nên rất nhiều thứ được phiên âm từ tiếng Pháp;mô tô, tiếng Pháp moto, là từ để gọi xe gắn máy; long đền (rông đen), tiếng Pháp làrondelle, để chỉ miếng đệm nơi con vít hay con tán, bù loong, tiếng Pháp làboulon, để chỉ một loại đinh ốc lớn để bắt chặt một vật gì; chữ vít (đinh vít) cũng thế, tiếng Pháp làvis;xe ca, tiếng Pháp làcar, là xe chở khách;xe ben, tiếng Pháp làbenne, là loại xe chở vật liệu như cát, đá phía sau thùng chở có thể nâng lên được để đổ cát đá xuống;xe buýt, tiếng Pháp làbus là xe chở khách chạy trong thành phố. Loại xe nhỏ đẩy bằng tay dùng trong công trường xây dựng ta quen gọi xe cút kít (khi đẩy xe phát ra tiếng kêu cót két), cũng được gọi là xe bù ệt (bồ ệt), tiếng Pháp là brouette; xe gòong, toa xe chở than trong hầm mỏ, từ tiếng Pháp là wagon.

Xem thêm: Những Cách Làm Hoa Hồng Bằng Giấy Nhanh Và Đẹp, 6 Cách Làm Hoa Hồng Bằng Giấy Nhanh Và Đẹp

Bạn nào ở Saigon trước năm 1975 chắc còn nhớ một loại xe chuyên chở công cộng cỡ nhỏ của tư nhân màu đen (loại này ngày trước chạy trong thành phố và đường Saigon-Biên Hòa), gọi là xe lô, hoặc lô ca xông, tên tiếng Pháp làlocation, cũng còn một tên gọi khác để chỉ xe lô, đó là xe trắc xông, cũng từ tiếng Pháp traction avant mà ra, đây là loại xe hơi nổi tiếng của hãng Citroen (Pháp), nguyên tắc của xe là truyền lực vào 2 bánh trước chứ không phải 2 bánh sau như các loại xe khác;xe hủ lô hay xe lu là loại xe nén mặt đường, tiếng Pháp là rouleau compresseur;đường ray hay đường rầy xe lửa cũng thế, từ tiếng Pháp là rail;thanh ngang ở đường rầy xe lửa gọi là tà vẹt, cũng từ tiếng Pháp là traverse. Ta hay gọi người phụ xe ở xe khách là lơ xe, được gọi tắt từ tiếng Pháp contrôleur.

Không phải chỉ trong máy móc, kỹ thuật tiếng Việt mới sử dụng nguồn gốc từ tiếng Pháp. Ngoài xã hội từ có nguồn gốc tiếng Pháp cũng rất nhiều. Bùng binh bây giờ là từ để chỉ vòng xoay nơi giao lộ (đường bộ), ở miền Nam trước đây bùng binh là để chỉ khúc sông rộng lớn mà tròn (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị-Hùinh Tịnh Paulus Của), từ này cũng bắt nguồn từ tiếng Pháp rond poind. Ai ở gần kênh Nhiêu Lộc Saigon chắc thường nghe chữ bờ kè, tiếng Pháp là quai; kem là thức ăn hữu hảo của trẻ em và cả nhiều người lớn, tiếng Pháp là crème; cái thìa (muỗng) để xúc ăn, từ tiếng Pháp là cuillère; cua gáitrong tiếng Việt thì từ cua cũng từ tiếng Pháp là faire la cour; bảo vệ gác cổng, chữ gác cũng từ tiếng Pháp là garde; loong toong là từ tiếng Việt để chỉ nhân viên chạy giấy ở văn phòng, từ tiếng Pháp là planton; hợpgu là có cùng một sở thích, chữ gu tiếng Pháp là gout (trên chữ u có dấu ^). Ta hay nói người ăn nói linh tinh là ăn nói bá láp, bá láp là từ tiếng Pháp palabres. Trong tiếng Việt cũng có một câu nữa “đồ ba vạ“, để chỉ con người ăn nói linh tinh, hoặc tính tình lung tung lang tang, ba vạ là từ tiếng Pháp bavard.Ngày xưa đi về miền Tây Nam bộ ta thường phải qua phà mà người dân thường gọi là bắc, bắc Mỹ Thuận, bắc Cần Thơ, bắc Vàm Cống… bắc là từ tiếng Pháp bac; quần ống loe, loa (ống rộng) một thời (thanh niên ở miền Nam hay mặc vào khoảng thập niên 1960, nửa thập niên 1970, và thủy thủ dưới tàu quân sự mặc loại quần này), được gọi là quần bát (hay pát), tiếng Pháp là patte d”éléphant; đi dạo phố, cũng còn gọi là bát phố, tiếng Pháp là battre le pavé; tấm bạt để che nắng che mưa, tiếng Pháp là bâche; từ bết trong tiếng Việt có nghĩa là dở, kém, cũng từ tiếng Pháp là bête; cồn là chất men trong rượu, từ tiếng Pháp là alcool; lưỡi lam cạo râu, tiếng Pháp là lame, cũng còn để gọi tấm lam thông gió ta thấy trên tường nhà; áo len mặc chống lạnh thì từ len, tiếng Pháp là laine, là sợi làm từ lông cừu; quân hàm của người lính quân đội trong tiếng Việt được gọi là lon, anh ta đeo lon đại úy, lon là từ tiếng Pháp galon.Thời kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc có từ dinh tê, để chỉ những người rời bỏ hàng ngũ chống Pháp ở chiến khu để về thành phố (gọi là về thành), từ dinh tê có nguồn gốc từ tiếng Pháp làrentrer…

Trên đây chỉ là một số từ ngữ thông dụng chúng ta hay gặp trong cuộc sống có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Trong tiếng Việt còn rất nhiều từ ngữ như thế mà nếu kể ra đây thì phải viết cả… một quyển sách mới đủ.Tham khảo:– Từ điển Từ vay mượn trong tiếng Việt hiện đại, TS. Trần Thanh Ái, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM-2009.

@Cunghoctv

Ask me anything Follow Report

Xi nhê có nghĩa là gì

Chữ này là gốc Pháp, vốn là cách đọc tắt của signifier (xi-nhi-phi-ê). Signifier là động từ tương đương với signify tiếng Anh, nghĩa là gán cho cái gì đó một ý nghĩa hoặc một tác động. Khi chúng ta nói "(việc này) không xi nhê" nghĩa là cái việc đang nói không gây ra ảnh hưởng, tác động gì lớn. Vd: Nôbita có thể nói: "Bài kiểm tra lần này có bị 0 điểm nữa cũng không xi nhê, vì lần nào tớ cũng bị 0 điểm cả rồi", nghĩa là việc Nôbita có bị 0 điểm lần nữa cũng không gây ra ảnh hưởng gì lớn nữa cả.

Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì
Xi nhê có nghĩa là gì

Tiếng Việt dùng dấu phẩy chứ không dùng dấu chấm phẩy như tiếng Anh. Đó gọi là câu ghép đẳng lập.

Không, Ngại nghĩa gốc là cản trở (trong từ "chướng ngại").

Bày trí là một cách nói sai do nhập nhằng giữa hai từ mà bạn dẫn ra.
Thực ra thì Bày có cùng gốc với Bài, cùng là một từ gốc Hán. Nhưng Bài là âm Hán Việt còn Bày thì là âm Hán Việt của một thời kỳ khác với Bài.

Thì cả hai đều dùng được chứ sao

Theo ad nó chẳng khác nhau gì.

Nói thế cũng không sai nhưng không hẳn. Cứ theo nghĩa gốc mà nói, Lên nghĩa là nâng cao trong không gian, thì thường dành cho vật hữu hình, nhưng cũng có thể có sự trừu tượng, miễn là theo nghĩa gốc kia. Còn Nên thì nghĩa là đạt được một kết quả nào đó mà trước đó chưa có, cũng có thể là kết quả hữu hình chứ.Ví dụ: - Rét từ cổ trở lên.

- Cổ trở nên rét vì không quàng khăn.