Đường biểu kiến là gì

I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI

- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời diễn ra hằng năm giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

Đường biểu kiến là gì


Đường biểu kiến là gì

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

II. CÁC MÙA TRONG NĂM

- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.

- Mùa ở bán cầu Bắc:

+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6

+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9

+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12

+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3

- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại

III. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ

- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Đường biểu kiến là gì
Đường biểu kiến là gì


1. Theo mùa

Xét ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

$ \Longrightarrow$ Ở Nam bán cầu thì ngược lại.

2. Theo vĩ độ

- Ở Xích đạo: quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa Xích đạo: thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực: ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.



Page 2

Đường biểu kiến là gì

SureLRN

Đường biểu kiến là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "biểu kiến", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ biểu kiến, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ biểu kiến trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Cấp sao biểu kiến Danh sách các sao có độ sáng biểu kiến lớn nhất

2. Ngày Mặt Trời biểu kiến dài hơn ngày sao.

3. Cấp sao biểu kiến của ngôi sao này là 2.6.

4. Nó đạt đến độ sáng biểu kiến ước tính là −17.

5. Ngôi sao chính, 83 Leonis A, có cấp sao biểu kiến 6.

6. Có tới khoảng một trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ biểu kiến.

7. Cấp sao biểu kiến không thể hiện độ sáng thực của vật thể.

8. Đây là một thiên hà xoắn ốc có cấp sao biểu kiến là 14,2.

9. Các ngôi sao sáng nhất của M12 có cấp sao biểu kiến khoảng 12.

10. Độ lớn biểu kiến của tất cả sáu ngôi sao khi cộng lại là +1,58.

11. Nó có cấp sao biểu kiến +2.05, và dễ dàng thấy được bằng mắt thường.

12. Nó có độ sáng biểu kiến là 8,8v và độ sáng trên ảnh chụp là 9,7p.

13. Độ lớn biểu kiến của ngôi sao là 10,25, cho độ lớn tuyệt đối khoảng 11,03.

14. Cấp sao biểu kiến của nó là 2,14, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

15. Độ sáng biểu kiến của nó nằm trong khoảng +0,92 tới +0,98, với chu kỳ 4,0142 ngày.

16. Như, Sirius, sao sáng nhất thiên cầu, có cấp sao biểu kiến trong khoảng −1,44 đến −1,46.

17. Hoàng đạo thực sự là đường đi biểu kiến của Mặt Trời trong chu kỳ một năm.

18. Cấp sao biểu kiến của sao này là +2.70, dễ dàng có thể thấy bằng mắt thường.

19. Nó khá sáng, với cấp sao biểu kiến 8.1, và cũng có độ sáng bề mặt lớn.

20. Để so sánh, Mặt trời có kích thước biểu kiến khoảng 0.35° trên bầu trời Sao Hoả.

21. Với cấp sao biểu kiến +7,6 nó có thể dễ dàng được quan sát bằng ống nhòm.

22. Các đo đạc hiện đại chỉ ra độ sáng biểu kiến tổng cộng của nó có cấp 4,2.

23. Với màu đỏ nổi bật, nó là sao biến quang bán đều đặn (semiregular variable star) với cấp sao biểu kiến thay đổi từ 0,2 đến 1,2, và cũng là biên độ biến đổi lớn nhất trong các sao có cấp sao biểu kiến 1.

24. Nó có cấp sao biểu kiến 2,57, khiến nó trở thành ngôi sao sáng thứ ba trong chòm sao.

25. Sự thay đổi trong vị trí biểu kiến của Mặt Trời cũng là nguyên nhân gây ra các mùa.

26. Có thêm một vật thể khác có độ biểu kiến 14.4 được liệt kê trong Catalog Double Star Washington.

27. Cấp sao biểu kiến của Ross 128 là 11,13 quá mờ nhạt khi được nhìn thấy bằng mắt thường.

28. Vì thế những ngôi sao này thay đổi vị trí biểu kiến của chúng đối với các ngôi sao khác.

29. Đứng thứ 19 trong số các ngôi sao sáng nhất trên bầu trời với cấp sao biểu kiến là 1,25.

30. Do vậy kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng biến đổi theo vị trí trên quỹ đạo.

31. Họ gọi đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là hoàng đạo và chia thành 12 vùng hoặc cung.

32. Với cấp sao biểu kiến là 5,8, nó có thể thấy được với mắt thường vào những đêm trời quang mây.

33. Ngày 3 tháng 7 năm 1989, Sao Thổ đi qua ngôi sao 28 Sagittarii có độ sáng biểu kiến cấp 5.

34. Ngay cả ở xung đối củng điểm quỹ đạo thì cấp sao biểu kiến cũng chỉ là +9,9, thấp hơn Vesta.

35. 2000 năm nay, nó đã di chuyển được một khoảng cách bằng 2 lần bán kính biểu kiến của Mặt Trăng. ^ trang

36. Bốn ngày sau khi hành tinh đi qua điểm cận nhật, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trở lại bình thường.

37. Họ cộng khoảng thời gian này vào tuổi biểu kiến của các ngôi sao trong tinh vân là 13.400 ± 800 triệu năm.

38. Keith Runcorn và Edward A. Irving dựng lại được đường lang thang biểu kiến của cực từ ở châu Âu và Bắc Mỹ.

39. Hay trong một thời gian, Sao Mộc đi giật lùi trong bầu trời đêm, thực hiện một chuyển động vòng tròn biểu kiến.

40. Có tới khoảng một trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ biểu kiến. 100 tỷ là con số duy nhất bạn cần biết.

41. Tốc độ biểu kiến chịu ảnh hưởng của sự thiếu vắng các hồ sơ hóa thạch hơn là sự tuyệt chủng trên thực tế.

42. Chính trọng lượng biểu kiến (chứ không phải trọng lực) là yếu tố tạo ra cảm giác về sự nặng nhẹ của cơ thể.

43. Sự tương phản hoàn toàn về thảm thực vật này có thể giải thích ảnh hưởng biểu kiến của hàng rào đến thời tiết.

44. Vào đêm tối trời, Sao Thổ hiện ra như một điểm sáng, màu vàng với cấp sao biểu kiến thường từ +1 và 0.

45. Ngoài Mặt Trời, ngôi sao có kích thước biểu kiến lớn nhất là sao R Doradus, với đường kính góc chỉ là 0,057 cung giây.

46. M78 có thể dễ dàng nhìn thấy qua kính thiên văn nhỏ như một tấm mờ gồm hai sao có cấp sao biểu kiến 10.

47. Độ sáng biểu kiến của nó có thể đạt tới mức cao nhất là -7, dẫn đến việc nó được phân loại thành "sao chổi lớn".

48. Độ sáng của nó đạt cực đại vào tháng Năm với cấp sao biểu kiến bằng khoảng 3 và giảm dần trong những tháng sau đó.

49. Kích thước biểu kiến của Phobos sẽ thay đổi ở mức 45% khi nó vượt qua trên đầu, vì sự gần gũi bề mặt Sao Hoả.

50. Với cấp sao biểu kiến rất mờ 21.05 và nhiệt độ rất thấp 2074°K nó được nhìn thấy chủ yếu bởi kính viễn vọng nhạy cảm lớn.