Xott là gì

(NTD) - Vụ ẩu đả giữa xe ôm truyền thống (XOTT) và xe ôm công nghệ - Grab bike tại Bến xe An Sương mới đây và trước đó là tại Bến xe miền Tây, đã cho thấy sức nóng cạnh tranh đến mức…hành xử theo kiểu côn đồ giữa 2 bên. Người phải chịu thua thiệt trước hết chính là hành khách.

Grab bike ra đời khiến XOTT gần như hết đất sống ở các khu vực nhỏ lẻ và chỉ còn địa bàn duy nhất là các bến xe để “kiếm cơm”. Vì vậy, rất dễ hiểu khi XOTT cố thủ và chơi đến cùng để bảo vệ địa bàn của mình. Nếu phát hiện vài bóng áo xanh (Grab bike) lảng vảng ở bến xe để đón khách, tức thì bậc đàn anh trong giới xe ôm bến xe tiến tới xua đuổi ngay. Nhiều tài xế Grab bike sợ thì chạy mất dép… còn không sợ thì đứng lại cãi lý để rồi tức nước vỡ bờ, dẫn đến ẩu đả.

Xott là gì
Sự cạnh tranh báo động đến mức phải hành xửcôn đồ giữa XOTT và Grab đang khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt.

“Chạm” nhau vì chén cơm

Chấm dứt việc “độc chiếm” ở Bến xe An Sương

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hiếu - Giám đốc Bến xe An Sương, cho biết: “Sự việc vừa xảy ra là vô cùng đáng tiếc. Rất may, công an và lực lượng địa phương đã ngăn cản kịp thời. Thời gian tới, bến xe sẽ cố gắng phối hợp tốt nhất với cơ quan chức năng cũng như lực lượng công an để tiến hành bảo vệ an ninh khu vực bến xe, giảm thiểu tối đa những vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Hành khách - người sử dụng dịch vụ của bến xe, sẽ được bảo đảm lợi ích và không có chuyện tranh giành khách, quấy rối”.

Ngày 15/6, Cảnh sát hình sự quận Bình Tân đã phải nổ súng trấn áp để giải tán một cuộc ẩu đả lớn giữa XOTT và Grab bike tại khu vực Bến xe miền Tây. Nguyên nhân được xác định là do trước đó, một tài xế Grab bike đã bị một số người đàn ông lạ mặt, được cho là hành nghề xe ôm tại Bến xe miền Tây hành hung, gây thương tích. Sự việc này đang được phía Công an quận Bình Tân tiến hành điều tra, xác minh.

Theo lời kể của Hiếu, tài xế Grab bike - người cũng có mặt tại vụ ẩu đả ở Bến xe miền Tây tối 15/6, thì đây là cuộc chơi đã có sắp đặt trước chứ không ngẫu nhiên. Nói một cách chính xác, là một nhóm tài xế Grab bike ở nhiều nơi quá bất bình vì đồng nghiệp bị đánh vô lý nên đã tụ tập lại để ăn thua đủ với nhóm XOTT ở Bến xe miền Tây. “Rất đông tài xế Grab bike đã có mặt tối hôm đó (15/6 - PV) quanh khu vực này theo lời kêu gọi lan truyền trên facebook nhưng chỉ một nhóm động thủ” - Hiếu nói với phóng viên.

Khi vụ ẩu đả tại Bến xe miền Tây vừa lắng xuống, ngày 25/9, tài xế Grab bike H.L.Đ đã bị hàng chục người hành nghề xe ôm tại Bến xe An Sương đánh hội đồng chỉ vì… đổ trước cổng bến xe mà đuổi không đi. Camera giấu kín của tài xế này đã ghi lại toàn bộ vu việc và video clip được đưa lên mạng xã hội ngay sau đó, kéo theo sự phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, Công an huyện Hóc Môn cần làm rõ vụ việc và giải tán luôn đội xe ôm tại bến xe này. Một số khác vì quá bức xúc nên cho biết sẽ ủng hộ Grab chơi đến cùng với XOTT vì cách hành xử quá côn đồ của nhóm người này.

Ngay hôm sau, ngày 26/9 cũng theo lời kêu gọi trên mạng xã hội, rất đông tài xế Grab bike đã bỏ việc để kéo về tụ tập, chuẩn bị đại chiến với XOTT tại khu vực chân cầu vượt An Sương. Đáng mừng, sự việc đã được Công an Hóc Môn và xã Bà Điểm phát hiện, can thiệp kịp thời trước khi những điều đáng tiếc xảy ra. Cũng trong hôm đó, đại diện XOTT tại Bến xe An Sương đã gửi lời xin lỗi đến tài xế Grab bike bị đánh.

Ngoài 2 vụ ẩu đả lớn trên, cánh tài xế Grab bike còn cho biết họ rất nhiều lần đụng độ XOTT ở các địa điểm khác. Trong đó khu vực bến xe, nhà xe và ga tàu là nhiều nhất. Hầu hết chỉ dừng lại ở xích mích và kiềm chế được nên không lớn chuyện như ở 2 bến xe nói trên.

Xott là gì

Chỉ cần một lời kêu gọi trên mạng xã hội là giới tài xế Grab ngay lập tức kéo đến bảo vệ cho đồng nghiệp. Vài chục tài xê Grab kéo về khu vực bến xe để ăn thua đủ với XOTT.

Hành khách chịu thiệt

Sau những hiềm khích mà XOTT và cánh tài xế Grab bike tạo ra, chính những người sử dụng dịch vụ là hành khách đang đi xe phải lo lắng hơn hết. Báo Người Tiêu Dùng đã liên tục nhận được phản ánh của người dân về các vấn đề xung quanh hiềm khích giữa 2 loại hình dịch vụ này. Đa số đều cho biết rất sợ mỗi khi bắt xe ở khu vực bến xe, siêu thị, chợ hoặc nhà ga… đặc biệt, những nơi có nhiều XOTT đứng bắt khách. Nguy cơ về những cuộc đụng độ luôn thường trực và có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Có mặt tại Bến xe An Sương ngày 1/10, phóng viên ghi nhận có rất ít hành khách bắt xe ôm hoặc đặt Grab ngay sau khi rời khỏi xe khách như trước đây. Đa số hành khách buộc phải nhờ người thân ra chờ đón ở cổng bến xe, hoặc di chuyển một đoạn xa đến gần chân cầu vượt An Sương, hay di chuyển ngược về hướng Quốc lộ 22 đi Tây Ninh vài trăm mét rồi mới bắt xe. Số khác đành “bấm bụng” chọn taxi để rời khỏi bến xe.

Khi được hỏi tại sao không đăng ký Grab để đi cho tiện vì đang cầm trên tay smartphone, chị Lê Huỳnh Châu (ngụ Tân Biên, Tây Ninh) nói: “Tôi xem clip thấy họ (XOTT - PV) đánh mấy em Grab mà thấy tội ghê. Ai cũng làm để kiếm cơm mà, giờ đánh chết sống như vậy thì sao nó đi làm được nữa. Giờ mà đứng đây book Grab thì lại choảng nhau nữa, ai chịu trách nhiệm. Thôi đi taxi luôn cho lành, dù mắc hơn gấp mấy lần!”.

Trong khi đó, anh Trần Văn Ty (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), một khách hàng quen thuộc của Grab, bức xúc cho biết: “Tôi mong công an làm rõ động cơ của mấy vụ ẩu đả, ai sai, xử đến cùng để người dân được hưởng lợi. Tôi hỏi anh, từ Bến xe An Sương về nhà tôi ở phưởng 12 (Tân Bình) mấy ông xe ôm ở đây đòi 50.000-70.000 đồng là ít. Trong khi đó, Grab bike chỉ 30.000 đồng. Ngay cả Grab car cũng chỉ khoảng 60.000 đồng. Họ đánh Grab, không cho đón khách chẳng khác nào buộc tôi phải đi xe ôm giá trên trời à?”.

“Làm như vậy là ép người tiêu dùng, ép hành khách. Bây giờ cái (xe) nào rẻ thì đi cái đó thôi. Anh “chặt” người ta, đặc biệt với những người lạ chưa quen hoặc người lớn tuổi anh chở ngoằn ngoèo có một đoạn mà lấy cả trăm ngàn cũng phải trả cho anh. Trong khi cái kia (Grab - PV) có giá sẵn, khỏi phải lo nghĩ gì, khỏi gian lận, chặt chém ai cả. Thời nào rồi mà còn chuyện giành lãnh địa!” - anh Thái Hoàng (ngụ Bình Chánh, TP.HCM) chia sẻ.

Thực tế, người tiêu dùng đang chịu thiệt quá rõ ràng trước sự cạnh tranh kiểu “độc chiếm lãnh địa” của giới XOTT ở các bến xe. Tình trạng này cần sớm được chấn chỉnh để người tiêu dùng được hưởng lợi ích tốt nhất.

Đằng sau những cuộc ẩu đả có tổ chức

Một số tài xế Grabbike bật mí, việc kéo cả hội vài chục, thậm chí có thời điểm lên đến hàng trăm người, nhuộm xanh ở khu vực bến xe để trả thù cho đồng nghiệp như vừa qua, không phải là chuyện ngẫu nhiên mà là có tổ chức hẳn hoi. Nhiều Group Facebook được lập ra để các tài xế Grab giao lưu với nhau.

Trong số đó, có hẳn một group chuyên kêu gọi anh em tài xế có máu, tập trung đi ăn thua đủ với XOTT để bảo vệ đồng nghiệp. “Chỉ cần chia sẻ thông tin vào đó là anh em liên lạc, kêu gọi có mặt giải quyết ngay. Không phải tài xế Grab nào cũng chạy đi bảo vệ đồng nghiệp đâu, chỉ có một nhóm anh em thôi. Họ sẵn sàng có mặt khi cần và không cần biết người mình giúp là ai, miễn là tài xế Grab thì được. Mọi việc tụ tập, tổ chức như thế nào đều diễn ra ở group đó!” - tài xế Grabbike khoe với phóng viên.

 Hoàng Anh - Cao Tuấn - Ảnh: CTV

Xott là gì