Xử lý heo bị sảy thai

1. Nguyên nhân gây bệnh

Virus gây bệnh sảy chết thai ở heo là một loại Parvovirus dạng trần, không vỏ bọc chứa ADN có kích thước nhỏ 20nm. Khi vào cơ thể heo virus gây sảy thai ký sinh ở trong nhân tế bào ký chủ và lấy ADN của tế bào heo điều tiết quá trình sinh sản cho chính virus. Cơ quan thích hợp nhất để chúng phát triển là não, hạch lâm ba, gan, thận, phổi, amidal, bào thai và nhau thai.

Virus dễ nuôi cấy trên các tổ chức tế bào khác nhau của cơ thể heo và tạo nên hiện tượng “Bệnh tích tế bào” và các biến đổi trong nhân tế bào ký chủ.

Virus có sức sống kém đối với các chất như nước vôi 5%, Foocmol 0,8%- 1%; 4-6% của Bestaquam-S,…

2. Đặc điểm dịch tễ

Tất cả các lứa tuổi heo và giống heo đều có thể nhiễm virus gây bệnh, tuy nhiên bệnh thể hiện chủ yếu ở nái chửa và nái nuôi con, do bào thai mẫn cảm nhất.

Bệnh có khả năng truyền dọc (qua tinh trùng, qua bào thai…) và truyền ngang qua tiếp xúc trực tiếp, qua ăn uống,…

Nguồn bệnh nguy hiểm nhất là heo đực giống, nái chửa, hoặc nái nuôi con đã khỏi bệnh nhưng mang mầm bệnh. Chúng đào thải virus bằng tất cả con đường thoát ra từ cơ thể: Phân, nước tiểu, dãi đờm, nước mắt, nước mũi và tinh trùng.

Ngoài môi trường thiên nhiên, virus gây bệnh có thể tồn tại tới 135 ngày do đó bệnh càng ngày càng phổ biến trên thế giới.

3. Cơ chế sinh bệnh

Parvovirus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng rất nhiều cách như đã trình bày ở phần trên. Từ chỗ xâm nhập, virus chui thẳng vào nội tế bào, lấy ADN của cơ thể heo cho mình và sinh sôi rất nhanh. Sau đó các virus từ nhân tế bào nhiễm lại nhanh chóng chui vào các tế bào mới và chỉ trong thời gian rất ngắn đã có hàng tỷ virus gây bệnh lùa vào đường lympho, đường máu vào hệ tuần hoàn gây nên hiện tượng nhiễm trùng huyết. Từ đây, virus di hành đến khắp các cơ quan tổ chức của cơ thể heo, nhưng nơi mà phù hợp nhất để chúng tồn tại và tiếp tục sinh sản và gây bệnh là các cơ quan sinh dục, não, thận, phổi và hạch lâm ba của heo.

Đối với các nái chửa, virus chui qua nhau thai vào bào thai và gây chết thai không phụ thuộc vào giai đoạn nào của thời gian chửa và tuổi bào thai.

Các nhà khoa học đã chứng minh: Nếu virus vào nái chửa sớm hơn 44 ngày sau khi thụ thai (chửa) thì virus giết chết tất cả các bào thai. Nếu virus vào cơ thể heo khoảng 56 ngày sau khi thụ thai (tức là đúng vào giữa của thời kỳ chửa) thì nó sẽ giết chết 74% số bào thai. Nhưng nếu virus vào lúc chửa kỳ hai hoặc cuối kỳ hai trở đi thì chúng không gây chết bào thai, nhưng những heo con sinh ra đã mang mầm bệnh và có sức sống kém, chết yểu. Các kết quả nghiên cứu chứng minh: Trong nái chửa nếu virus vào sau 70 ngày kể từ ngày mang thai thì không những virus không giết chết bào thai mà không phải tất cả các bào thai đều bị nhiễm virus.

Vì thế khi heo nái đẻ, nếu chú ý quan sát chúng ta có thể nhìn rõ bức tranh đa hình thái: Thai gỗ, thai chết lưu với độ lớn khác nhau, heo con đẻ ra rất yếu xen lẫn với heo con đẻ ra hoàn toàn bình thường. Đây là đặc điểm nổi bật của bệnh do Parvovirus gây ra, nhưng cũng rất khó để phân biệt với hiện tượng này trong bệnh PRRS.

Tuy vậy, heo nái chửa ít khi bị sảy thai, do đó sảy thai ở nái chửa không phải là triệu chứng lâm sàng điển hình cho bệnh. Chưa hết, việc nhiễm trùng và mang trùng Parvovirus trong cơ thể heo nái không chửa, heo đực giống và heo vỗ béo đã kích thích cơ thể tạo ra một hàm lượng kháng thể kháng Parvovirus rất cao và kéo dài tới 3 tháng là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa đàn đã được tiêm phòng vaccine với đàn heo mang trùng.

4. Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện bệnh chỉ thấy ở heo nái chửa, nái sinh sản. Các kết quả nghiên cứu cho biết 7- 8 ngày sau khi nái chửa bị nhiễm virus thì bị sốt kèm theo giảm lượng bạch cầu. Đây là kết quả của nhiễm trùng huyết. Trong thời gian này virus có thể được phân lập từ máu và trong mô tổ chức có khả năng sinh trưởng cao như niêm mạc phổi, tế bào gan, lách, thận, tinh trùng, nhau thai và bào thai.

Ngay sau khi virus vào đến bào thai, chúng gây chết thai của nái chửa dưới 44 ngày. Các bào thai chết ở các nái này có thể được phân huỷ và được hấp thụ ngược lại hoàn toàn nếu bào thai dưới 35- 36 ngày tuổi. Lúc đó, heo lại có thể động dục trở lại. Nếu virus vào sau 44 ngày kể từ khi chửa thì quá trình chửa vẫn xảy ra bình thường nhưng khi đó sẽ có một số thai chết hoặc phát triển kém cho đến lúc sinh, trong khi đó một số thai vẫn phát triển bình thường.

Phụ thuộc vào thời điểm nhiễm virus gây bệnh, nên lúc sinh đẻ ta có thể thấy có sự rất khác nhau trong quá trình phát triển của bào thai của cùng 1 nái đẻ: Khi thì bị thai khô, khi thì thai chết, một số con thì phát triển bình thường với các kích cỡ khác nhau. Lúc đẻ ra con thì chết yểu ngay sau khi đẻ, con sống bình thường. Đôi khi chúng ta cũng ghi nhận được một số nái bị sảy thai. Song sảy thai không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh.

5. Bệnh tích mổ khám

Ở heo đực, heo vỗ béo và nái không chửa bị nhiễm bệnh không phát hiện được các biến đổi bệnh lý.

Bức tranh âm tính tương tự cũng có thể thấy ở nái chửa dưới 36 ngày tuổi của bào thai. Tuy nhiên ở những nái này khi xét nghiệm vi thể lại thấy rõ các tập đoàn tế bào bạch cầu đơn nhân trong dạ con, tuỷ xương và não bộ.

Ở các nái chửa trên 44 ngày thấy rõ sự khác nhau trong quá trình phát triển của các thai nhi đã trình bày ở phần lâm sàng học. Đặc biệt thấy rõ sự phù nề, xuất huyết, mất nước của các thai chết lưu, sự khác nhau về độ lớn giữa các bào thai của cùng một nái.

Nhau thai cũng bị phù nề, xuất huyết, thậm chí có đám viêm hoại tử. Có sự hiện diện của rất nhiều mạch máu mới trên bề mặt bào thai và nhau thai.

Các thai chết yểu lúc sinh ra nếu được mổ khám cũng quan sát được viêm xuất huyết màng não và não bộ. Trong các xoang cơ thể thấy có những cục máu.

Xét nghiệm vi thể: Có tổn thương và hoại tử ở các mô tổ chức khác, thấy bạch cầu bao quanh các mạch máu của não.

6. Chẩn đoán lâm sàng

Do tính chất gây hại nên mỗi một hiện tượng gây rối loạn sinh sản ở heo đều phải nghĩ đến bệnh do Parvovirus gây ra. Sau đó mới là các bệnh khác như PRRS, Brucellosis. Vì thế kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm sẽ cho phép ta khẳng định bệnh.

Thông qua phản ứng trung hoà huyết thanh lấy từ thai ghi bị sảy với hồng cầu chuột bạch hoặc từ các cơ quan nội tạng của thai bị sẩy ta làm 20- 30% huyễn dịch vô trùng, sau đó đem ly tâm vòng quay 1000 vòng/phút trong 20 phút. Lấy chất lỏng trong suốt trên phần lắng cặn pha loãng 1:2000 – 1:4000 làm phản ứng trung hoà với hồng cầu chuột bạch. Phản ứng dương tính tức là cho ta kết quả khẳng định bệnh.

Trong chẩn đoán bệnh do Parvovirus còn có thể dùng các phương pháp:

  • Miễn dịch huỳnh quang (IF)
  • Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI)
  • Phản ứng miễn dịch bổ thể…

7. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis suum)

  • Sảy thai đồng loạt vào giữa tháng thứ 3 và thứ 4 trong chu kỳ chửa
  • Sau sảy thai bao giờ cũng có hiện tượng lưu nhau thai, viêm tử cung, viêm khớp
  • Heo đực bị nhiễm Brucella luôn bị viêm khớp, viêm tinh hoàn và túi chứa tinh trùng.

Bệnh nghệ- Leptospyrosis suum

  • Các biểu hiện của thai nhi trong suốt thời gian chửa giống như bệnh do Parvovirus. Nhưng bệnh nghệ được quan sát thấy ở các heo với các lứa tuổi khác nhau trong cùng ô chuồng/ trại với các biểu hiện vàng da, vàng mắt, đái ra máu, nước tiểu màu nâu, sốt ngắt quãng, có dử mắt, táo bón xen kẽ tiêu chảy.

Bệnh giả dại – Aujeszki

  • Cũng thấy chết thai, sảy thai hoặc đẻ con ra hay bị chết yểu. Song heo con sinh ra bị giả dại luôn có các biểu hiện thần kinh, hai chân đạp bơi trong không khí. Mổ khám heo sơ sinh thấy xuất huyết lấm tấm ở gan, thận và não. Xét nghiệm não thấy hạt virion- virus. Ở heo vỗ béo, heo lớn, bệnh súc xuất hiện các triệu chứng viêm phổi kèm theo bọt, dãi hoặc mủ…

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo – PRRS

  • Ngoài hiện tượng sảy thai, đẻ chậm, đẻ ra có thai chết lưu hoặc chết yểu,… Những heo sơ sinh luôn kèm theo viêm phổi và tiêu chảy, rìa tai xanh tím.
  • Heo bệnh PRRS bị ở tất cả các lứa tuổi và các biêu hiện lâm sàng bao trùm lên ba hệ: sinh sản, hô hấp và hệ tiêu hoá.
  • Bệnh PRRS xảy ra không phụ thuộc giới tính heo, không phụ thuộc hình thức chăn nuôi và thời tiết. ở heo lớn bao giờ cũng có phát ban đỏ, viêm phổi nặng, mắt phù nề, thâm quầng

8. Kiểm soát bệnh

Bước 1:Phòng bệnh bằng biện pháp an toàn sinh học

Các biện pháp ngăn ngừa từ xa phải được áp dụng triệt để nhất là phải xem xét kỹ hồ sơ heo ngoại nhập. Chỉ nhập những heo có lý lịch rõ ràng và từ những nơi an toàn dịch.

Phải xây dựng khu nái đẻ riêng biệt với các chuồng chăn nuôi heo khác càng xa càng tốt.

Không mang thịt heo sống hoặc sản phẩm heo sống vào trang trại heo với bất kỳ lý do và hình thức nào.

Những thai nhi đẻ ra bị chết, thai gỗ… từ nái bị bệnh phải huỷ, đốt, chôn sâu.

Phải can thiệp tiêm ngay vaccine cho mọi đối tượng heo đặc biệt là heo đực giống và ngừng lấy tinh trong thời gian ít nhất 3 tháng.

Heo nái phải thụ tinh nhân tạo, tinh lấy từ đực giống hoàn toàn khoẻ mạnh từ nơi khác.

Bước 2: Vệ sinh và sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

Vật nuôi: Theo dõi đàn heo, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của heo nghi bị bệnh, kết hợp kiểm tra huyết thanh để xác định chính xác bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trị tích cực.

Xử lý chất thải: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý nước thải, hồ Biogas liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi heo pha Ecotru cho uống và phun là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 3: Kiểm soát bằng Vaccine

Parvosin: Vaccine vô hoạt chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Sulvaccinee-Parvo: Vaccine vô hoạt chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Nobi-Provac- Parvo: Vaccine vô hoạt của Hà Lan chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Parvovax:  Vaccine vô hoạt của Pháp chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 4: Tăng sức đề kháng

Oresol Plus+: Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng, pha 2-3g/1lít nước uống.

Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/10kg P, trộn thức ăn.

Perfectzyme: Tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô, trộn 1g/1kg thức ăn.

9. Xử lý bệnh

Hiện tại, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị. Để giảm thiểu thiệt hại khi bệnh sẩy ra cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

Xử lý chất thải: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý nước thải, hồ Biogas liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi heo pha Ecotru cho uống và phun là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 2: Kích thích hệ miễn dịch

Bệnh nổ ra phải tiêm ngay vaccine vào đàn nái.

Parvosin: Vaccine vô hoạt chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Sulvaccinee-Parvo: Vaccine vô hoạt chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Nobi-Provac- Parvo: Vaccine vô hoạt của Hà Lan chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Parvovax:  Vaccine vô hoạt của Pháp chống bệnh Parvovirus. Tiêm theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Kiểm soát vi khuẩn kế phát

Xử lý cá thể heo có triệu chứng viêm phổi và tiêu chảy: 

Phác đồ 1: Dùng Nasher Quin liều: 1ml/10kg P. Kết hợp với: Sumazinmycin liều: 1ml/5kg P. Tiêm liên tục 1-2 mũi. Giúp tăng lực hồi phục nhanh dùng Activiton liều: 1ml/10kg P.

Phác đồ 2: Dùng Zitrex liều: 1ml/20kg P, tác dụng kéo dài 10 ngày. Kết hợp với Activiton liều: 1ml/10kg P. Giúp tăng lực hồi phục nhanh.

Xử lý tổng đàn bằng kháng sinh trộn:

Phác đồ 1: Dùng Hehmulin 450liều 900g/1 tấn thức ăn. Kết hợp với: Moxcinvet 50 liều 600g/1 tấn thức ăn. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 10-14 ngày.

Phác đồ 2: Dùng Damesu 200 liều 1-2kg/1 tấn thức ăn. Kết hợp với: Moxcinvet 50 liều 600g/1 tấn thức ăn. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 10-14 ngày.

Bước 4: Tăng sức đề kháng

Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/10kg P, trộn thức ăn.

Perfectzyme: Tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô, trộn 1kg/1 tấn thức ăn.

Bước 5: Chăm sóc những con bị bệnh

Đối với heo nái chửa và nái nuôi con

Trường hợp nái bị sảy thai, hoặc đẻ sớm hoặc đẻ chậm 5 – 7 ngày thì dù có hay không bị viêm tử cung hoặc âm đạo thì nên thụt rửa 2 – 3 lần cách nhau 8 giờ bằng nước muối sinh lý để phòng và trị viêm âm đạo, tử cung nhằm tránh vô sinh sau khi khỏi bệnh.

Cách thụt rửa: Lấy 100ml nước muối sinh lý vào xilanh to, dùng vòi dẫn tinh đưa vào tận dạ con như thụ tinh nhân tạo, sau đó vòi được nối với xi lanh đã có nước muối sinh lý, ta bơm thụt bình thường vào dạ con, sau đó rút vòi dẫn tinh ra, dung dịch bên trong sẽ được dạ con co bóp đẩy ra ngoài sau 10 – 30 phút .

Chú ý: Không phối giống cho nái động dục lần đầu tiên sau khi bị bệnh, vì sẽ dễ dẫn đến sảy thai, tức là ta nên bỏ qua và chờ lần động dục tiếp theo (lần thứ 2 sau bệnh) mới được phối giống.

Đối với heo con theo mẹ bị bệnh

Nếu heo con bị tiêu chảy nặng thì bơm thêm VitalPig trực tiếp vào miệng heo bệnh 2 lần/ngày, sử dụng 2 – 3 ngày heo sẽ hồi phục trở lại.

Nếu heo mẹ mất sữa thì heo con phải được nuôi bộ bằng sữa thay thế Denkapig Lacta Start pha 200g/1 lít nước ấm, cho uống  5 – 6 lần/ngày đến sau cai sữa 7 ngày.