Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Tổng quan:

Keo tụ và tạo bông là một quy trình trong xử lý nước cấp và nước thải, quy trình này sử dụng hóa chất để tách các chất ổ nhiễm trong nước thành bùn và sau đó lắng xuống. Trong một số trường hợp trong nước có chứa nhiều : Chất rắng lơ lửng, các hạt keo, chất hữu cơ, tảo, vi khuẩn, vi sinh vật. Thì cần đến quá trình xử lý có keo tụ tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông là công nghệ loại bỏ các chất ô nhiễm nhờ quá trình làm giảm điện tích Zeta trên bề mặt hạt keo trong nước. Các hóa chất thường dùng trong keo tụ tạo bông là các ion kim loại hóa trị III như Aluminium chloride, Ferrous chloride, PAC,… trong đó PAC là được dùng rộng rãi hơn cả vì hiệu suất cao và dễ lưu trữ, sử dụng.

Thực tế hoạt động:

Công nghệ keo tụ tạo bông được diễn ra ở 3 vị trí trong công trình xử lý:

Bể trộn:

So với khối lượng nước thì lượng PAC cho vào rất nhỏ nhưng phản ứng lại diễn ra rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với nước, vì vậy phải khuấy trộn thật nhanh và đều vào nước. Phương pháp khuấy trộn sẽ tạo dòng chảy rối trong nước và được đánh giá dựa vào cường độ và thời gian khuấy trộn. Thông thường để đạt hiệu quả phản ứng và khuấy trộn tốt nhất giá trị gradient vận tốc nằm trong khoảng 200 – 1000s-1 trong thời gian 1 giây đến 2 phút.

Bể tạo bông:

Là nơi các hạt keo đã bị mất ổn định bắt dính lại với nhau để tạo các hạt lớn. PAC cho vào sẽ tạo các hạt nhân keo tụ, sau đó các chất điều chỉnh độ kiềm sẽ được cho vào nhằm làm tăng hiệu quả quá trình keo tụ. Đặc biệt các chất kiềm hóa và chất trợ keo tụ (polymer) không được cho vào trước PAC vì sẽ phản ứng với PAC làm giảm hạt nhân keo tụ. Các chất kiềm hóa phải được cho vào sau PAC khoảng 15 giây đến 1 phút.

Bể lắng:

Các bông cặn sau khi tạo thành sẽ được loại bỏ khỏi nước nhờ tại bể lắng. Vận tốc nước trong bể lắng phải được duy trì sao cho tốc độ rơi hạt cặn đủ lớn để tách khỏi dòng nước. Đối với bể lắng ngang thì vận tốc hạt cặn có thể chọn là 0.45-0.6mm/s

Liều lượng hóa chất PAC được châm vào sẽ được xác định dựa trên thí nghiệm Jar test. Được thực hiện định kỳ mỗi ngày. Kết quả của thí nghiệm Jartest sẽ cho biết nồng độ PAC cần thiết ở pH tối ưu.

Trong các nguồn nước mặt, nước ngầm cũng như nước thải có chứa rất nhiều các hạt cặn, chất rắn hòa tan, hạt keo với kích thước và khối lượng đa dạng. Bằng các phương pháp xử lý cơ học chỉ có thể loại bỏ được các hạt cặn có kích thước và lớn hơn 1mm còn với các hạt cặn, chất rắn có kích thước dưới 1mm cần phải áp dụng phương pháp hóa lý keo tụ – tạo bông được diễn ra trong bể keo tụ – tạo bông để loại bỏ.

Các hạt keo, chất rắn lơ lửng trong nước thường mang kích thước rất nhỏ và có điện tích âm. Vì vậy chúng không có khả năng tự lắng được. Chúng có xu hướng đẩy nhau do cùng điện tích gây nên chuyển động đẩy hỗn loạn trong dung dịch. Hạt keo có cấu tạo bởi hai lớp. Lớp trong cùng là nhân có điện tích âm còn lớp vỏ phía ngoài mang điện tích dương. Sự chênh lệch điện thế giữa lớp bề mặt của hạt keo và dung dịch gọi là thế điện động Zeta. Thế zeta càng âm thì hạt keo càng bền.

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Cấu tạo hạt keo và thế điện động Zeta

Keo tụ là quá trình bổ sung các ion mang điện tích trái dấu (điện tích dương) vào để trung hòa điện tích của các hạt keo trong nước, làm tăng thế zeta, phá vỡ độ bền của hạt, ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn của các ion trong nước.

Tạo bông là quá trình liên kết các bông cặn sau quá trình keo tụ lại với nhau dưới tác động của phương pháp khuấy với tốc độ nhỏ nhằm tăng kích thước và khối lượng của các bông cặn để các bông cặn có thể dễ dàng lắng xuống.

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Mô phỏng quá trình keo tụ – tạo bông

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Hình ảnh công trình keo tụ – tạo bông

Bể trộn

Bể trộn là nơi pha trộn các chất keo tụ như phèn nhôm, phèn sắt, PAC,… với nguồn nước và có thể thêm chất trợ keo tụ để thúc đẩy quá trình keo tụ diễn ra nhanh hơn. Khi chất keo tụ cho vào trong nước thì phản ứng sẽ xảy ra nhanh chóng vì vậy trong bể keo tụ sẽ lắp đặt bộ cánh khuấy tạo dòng chảy rối trong nước giúp chất keo tụ và nước có thể tiếp xúc hoàn toàn với nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ mà chúng ta cần xem xét đó là:

  • Ảnh hưởng của pH
  • Nhiệt độ nước
  • Loại, nồng độ chất keo tụ và trợ keo tụ
  • Tốc độ khuấy

Bể phản ứng

Bể phản ứng là nơi diễn ra quá trình đông tụ hay còn gọi là tạo bông dưới tác động của máy khuấy với tốc độ nhỏ hơn ở bể trộn để các bông cặn nhỏ liên kết lại với nhau tạo thành các bông cặn lớn có thể tự lắng được.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo bông mà chúng ta cần chú ý đến:

  • pH
  • Nhiệt độ
  • Tốc độ khuấy

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải có hệ thống keo tụ – tạo bông

Đối với nước thải có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, độ màu cao, hóa chất … thì trong dây chuyền công nghệ xử lý cần thêm quá trình keo tụ tạo bông trước khi lắng nhằm loại bỏ hết cặn lơ lửng rồi đến quá trình xử lý sinh học.

Một số nước thải cần có hệ thống keo tụ tạo bông trong quá trình xử lý nh:

  • Nước thải dệt nhuộm
  • Nước thải xi mạ
  • Nước thải giặt là
  • Nước thải mực in
  • Xử lý nước cấp
  • Xử lý nước ngầm
  • ….

Để có được thông tin chi tiết từng công nghệ xử lý nước thải cụ thể, các bạn có thể tham khảo tại https://xulymoitruong360.com.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế thi công các hệ thống xử lý nước có chứa bể keo tụ – tạo bông, cùng đội thạc sỹ kỹ thuật, kỹ sư đầu ngành, công ty chúng tôi sẽ luôn mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng.

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Bể keo tụ tạo bông là một bể rất quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Như chúng ta đã biết, trong bất cứ quá trình xử lý nước nào như: nước mặt, nước thải hay ngầm đều có các hạt cặn, hạt rắn có kích thước khác nhau.

Để xử lý các chất rắn nầy bằng phương pháp cơ học thì chỉ loại bỏ được các hạt cặn, rắn có kích thước tương đối lớn. Còn các hạt cặn, rắn có kích thước nhỏ hơn thì chúng ta phải áp dụng phương pháp keo tụ – tạo bông để loại bỏ. Phương pháp nầy được thực hiện trong các bể keo tụ – tạo bông trong thực tế.

Xem thêm: Tổng Hợp Bộ Đồ Án Xử Lý Nước Thải các ngành nghề .. Link Download Google driver:

https://xulychatthai.com.vn/download-tron-bo-do-an-xu-ly-nuoc-thai-link-google-driver/

Quá trình keo tụ – tạo bông là gì?

Trong nước thải, nước mặt thường tồn tại các chất lơ lửng là những hạt keo, có kích thước rất nhỏ có điện tích âm. Việc loại bỏ các hạt keo lơ lửng nầy không được thực hiện bằng phương pháp lắng vì chúng không có khả năng tự lắng.

Các hạt keo có xu hướng đẩy nhau, do cùng điện tích và mang tính hồn loạn trong dung dịch.

Cấu tạo hạt keo

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông
Cấu tạo hạt keo

Các hạt keo được cấu tạo thành 2 lớp.

Lớp trong cùng có điện tích âm, lớp vỏ phía ngoài có điện tích dương.

Sự chênh lệch giữa lớp bề mặt hạt keo với dung dịch gọi là thế điện động Zeta.

Thế điện động Zeta hạt keo càng âm thì hạt keo càng bền.

Quá trình keo tụ – tạo bông diễn ra như thế nào?

Quá trình keo tụ là quá trình bổ sung các ion mang điện tích trái dấu (điện tích dương) nhằm trung hòa điện tích các hạt keo có trong nước. Qua đó, làm trăng thế điện động Zeta, phá vỡ độ bền của hạt keo, ngăn cản sự chuyển động ỗn loạn trong nước.

Quá trình tạo bông: là quá trình liên kết các bôn cặn với nhau sau khi quá trình keo tụ xảy ra. Để thực hiện quá trình nầy, trong thực tế người ta sử dụng phương pháp khuấy, với tốc độ cánh khuấy nhỏ. Qua đó nhằm tăng kích thước, khối lượng bông cặn để bông cặn có thể thắng được trọng lực và lắng xuống.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu Đà Nẵng khuyến mãi mùa Covid

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể keo tu – tạo bông

Cấu tạo bể keo tụ – tạo bông

Hình ảnh công trình keo tụ – tạo bông

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông
Cấu tạo bể keo tụ tạo bông

Bể trộn hóa chất keo tụ:

  • Các chất keo thụ thông thường sử dụng trong thực tế là Phèn nhôm, phèn sắt, PAC.. Các chất keo tụ sẽ được trộn đều trong bể keo tụ. Nhằm tăng quá trình keo tụ, trong một số trường hợp người ta thêm vào hòa chất trợ keo tụ để quá trình keo tụ diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
  • Khi chất keo tụ cho nào nước thì dưới tác dụng của cánh khuấy sẽ làm cho hóa chất keo tụ tiếp xúc trực tiếp, hoàn toàn với các hạt keo có trong nước.
  • Các loại hóa chất keo tụ được sử dụng trong thực tế:

Bể phản ứng – tạo bông

  • Dưới tác dụng của cánh khuấy nhưng với tốc độ nhỏ hơn thì các bông cặn nhỏ tiến hành liên kết với nhau tạo thành bông cặn lớn hơn.
  • Các bông cặn có khối lượng lớn thắng được trọng lực nên lắng được. Quá trình nầy được gọi là quá trình đông tụ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo bông mà chúng ta cần chú ý đến:

  • pH
  • Nhiệt độ
  • Tốc độ khuấy

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ tạo bông

Là yếu tố đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến là nhiệt độ. Khi nhiệt độ nước tăng, sự chuyển động hỗn loạn của các hạt keo tăng lên, làm tăng số lần va chạm và dẫn đến hiệu quả kết dính hạt keo tăng lên.

Trong thực tế cũng đã chứng minh rằng: khi nhiệt độ tăng thì lượng phèn cần keo tụ giảm. Bên cạnh đó, thời gian và cường độ khuấy trộn cũng giảm.

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình keo thụ bằng phèn nhôm20 – 40oC, tốt nhất là 35 – 45oC..

Đối với Phèn Fe khi thủy phân ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ, vì vậy nhiệt độ của nước ở 0oC vẫn có thể dùng phèn Fe làm chất keo tụ.

Đối với phèn Al:

  • Khi pH < 4,5 thì không xảy ra phản ứng thủy phân.
  • Khi pH > 7,5 làm cho muối kiềm kém tan và hiệu quả keo tụ bị hạn chế. P
  • Phèn nhôm đạt hiệu quả cao nhất khi pH = 5,5 – 7,5.

Đối với phèn Fe:

  • Phản ứng thủy phân xảy ra khi pH > 3,5 và quá trình kết tủa sẽ hình thành nhanh chóng khi pH = 5,5 – 6,5.
  • Ở pH < 3 thì Fe(III) không bị thủy phân , SiO2 keo tụ do ion Fe(III). Ở pH cao hơn, chỉ cần liều lượng Fe(III) thấp có thể keo tụ SiO2.
  • Nồng độ chất keo tụ và trợ keo tụ: Tùy vào bản chất, tính chất keo tụ mà có hiệu quả keo tụ khác nhau.
  • Tốc độ khuấy: Tốc độ khuấy cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, Tốc độ khuấy quá nhỏ sẽ hạn chế tiếp xúc các hạt keo với nhau. Tuy nhiên tốc độ quá lớn cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình keo tụ.

Một số hóa chất keo tụ tạo bông sử dụng trong thực tế

Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông
Hóa chất keo tụ được sử dụng trong thực tế

Ứng dụng bể keo tụ tạo bông để xử lý nước như thế nào?

  • Bể keo tụ tạo bông có ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Đặc biệt đối với các loại nước thải có độ màu, chất rắn lơ lủng cao, có chứa hóa chất…
  • Bể keo tụ tạo bông thường đặt trước các bể xử lý sinh học nhằm giảm tải phần nào các chỉ số như TSS, COD, BOD..
  • Ngoài ra, bể keo tụ tạo bông còn ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước cấp, nước mặt, nước ngầm.

Một số nước thải cần có hệ thống keo tụ tạo bông trong quá trình xử lý nh:

  • Xử lý nước cấp
  • Xử lý nước ngầm
  • Nước thải dệt nhuộm
  • Nước thải xi mạ
  • Nước thải giặt là
  • Nước thải mực in
  • Nước thải thủy sản;
  • Nước thải nhà máy gạch men;
  • Nước rỉ rác.

Công ty xử lý chất thải Đà Nẵng là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế thi công các hệ thống xử lý nước có chứa bể keo tụ tạo bông, cùng đội thạc sỹ, kỹ sư lành nghề. Chúng tôi tư tin sẽ mang đế cho bạn chất lượng tốt hơn cả những gì mà bạn mong đợi.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/