Y nào không phải là tác hại của thuốc lá

 1.Hỏi: Thuốc lào có an toàn hơn thuốc lá điếu không? 

Trả lời: Theo Điều 2 Luật PCTHTL, Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác; Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá, như vậy thuốc lào được gọi chung là thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 được xếp vào loại gây ung thư. 

Khi hút thuốc lào, khói thuốc lào qua nước trước khi hút vào cơ thể, tuy nhiên do quá trình cháy ở hút thuốc lào xảy ra ở môi trường ít oxy hơn vì thế lượng Oxyde Carbon (CO) lại cao hơn dễ gây ngộ độc CO hơn. Khí CO trong khói thuốc lá hấp thụ vào máu gắn với Hemoglobine làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu vì vậy làm giảm lượng oxy trong máu, góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.

 Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia có trong khói thuốc lá, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư.

     2.Hỏi: Tôi chỉ hút vài điếu thuốc lá mỗi ngày thì có hại không? 

Trả lời: Thuốc lá là nguyên nhân gây ra gánh nặng tử vong và bệnh tật lớn thứ 2 tại Việt Nam.Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đã và đang chịu gánh nặng khổng lồ về sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây ra. Cho dù chỉ là hút vài điếu thuốc lá mỗi ngày cũng đều có hại cho sức khỏe. Trong hút thuốc lá không có cái gọi là “ngưỡng an toàn” nghĩa là không có một mốc mà hút dưới mốc đó thì an toàn cho sức khỏe. 

      3.Hỏi: Thuốc lá “nhẹ” có thật sự ít hại cho sức khoẻ? 

Trả lời: Thực tế là không có loại thuốc lá nào là nhẹ và an toàn cho sức khỏe! Nhiều người hút thuốc lựa chọn loại thuốc lá ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) vì tin rằng loại thuốc lá này ít các chất độc hại hơn các loại thuốc lá khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy sử dụng các loại thuốc lá này vẫn độc hại. Nguyên nhân do mỗi người nghiện thuốc đều cần có một “ngưỡng” Nicotin nhất định, vì vậy, khi hút những loại thuốc “nhẹ”, họ sẽ buộc phải hít sâu hơn, hút nhiều hơn để bù lại hàm lượng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Chính việc hút bù này làm cơ thể tiếp xúc nhiều hơn các chất độc hại có trong khói thuốc. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cũng đã cấm sử dụng các từ, cụm từ: ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác làm người hút hiểu nhầm loại thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn loại thuốc lá khác. 

4.Hỏi: Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá điếu không?

   Trả lời: Theo Luật PCTHTL, Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.Hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế chứng minh tính an toàn của thuốc lá điện tử. Trong thuốc lá điện tử có Nicotine, làm tăng nhịp tim và huyết áp, tăng đường máu. Nghiện Nicotine lâu dài gây xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Sử dụng Nicotine quá liều lượng gây nguy hiểm cho sức khỏe , đồng thời Glycol là một hóa chất độc hại được sử dụng trong chất chống đông, có khả năng gây ung thư, cũng có trong thuốc lá điện tử. 

5.Hỏi: Tôi có thể sử dụng thuốc lá điện tử để cai nghiện thuốc lá điếu không? 

Trả lời: Hiện nay, chưa có bằng chứng chứng minh thuốc lá điện tử có tác dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường, trên thế giới vẫn chưa có sản phẩm thuốc lá điện tử nào được Chính phủ các nước đánh giá và phê duyệt sử dụng để hỗ trợ cai thuốc. Với một số lượng lớn người hút thuốc, việc sử dụng thuốc lá điện tử sẽ chỉ làm giảm việc hút thuốc chứ không khiến họ bỏ thuốc hẳn. Điều này sẽ dẫn tới việc người hút sử dụng đồng thời cả thuốc lá thường và thuốc lá điện tử và như vậy tác hại sẽ khôn lường. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất tạo hương vị hoa quả, kẹo trong dung dịch thuôc lá điện tử với cách quảng cáo về sự sành điệu rất dễ dàng lôi kéo các bạn trẻ thử thuốc lá điện tử, từ đó dẫn đến nguy cơ nghiện thuốc lá điếu thông thường. Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn. Tại Việt Nam, tình trạng tội phạm ma túy trộn các loại may túy vào các sản phẩm thuốc lá điện tử và hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên và giới trẻ đang rất phức tạp và một số vụ việc đã được điều tra, phát hiện.

Hỏi: Tại sao có người nghiện thuốc lá mà vẫn sống “thọ”? 

Trả lời: Thực tế có thể thấy một số người hút thuốc nhiều năm mà vẫn không mắc bệnh hoặc vẫn sống lâu, tuy nhiên đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, nếu tính trên toàn thể cộng đồng thì 90% các ca Ung thư phổi, 75% các ca mắc Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là người hút thuốc lá. Do sức đề kháng đối với bệnh tật của mỗi người mỗi khác, có những người bệnh xuất hiện chỉ sau một thời gian ngắn hút thuốc, nhưng có những người mắc bệnh muộn hơn, thậm chí là sau 30 năm kể từ khi hút thuốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết được ai là người dễ mắc các bệnh do hút thuốc. Chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2021 được Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn là “Cam kết bỏ thuốc lá” nhằm thông tin tới cộng đồng tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc cai thuốc lá và tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá .Vì vậy, tốt nhất là không hút thuốc, nếu đã hút thì bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nếu chưa bỏ được thì giảm hút, không hút tại nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, nơi công cộng, trước mặt phụ nữ, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già…

1. Thuốc lá điếu thông thường

Y nào không phải là tác hại của thuốc lá

Các loại thuốc lá điếu thông thường, còn được gọi là thuốc lá điếu đốt cháy, có chứa lá thuốc lá, các chất hóa học phụ gia, một đầu lọc, và một mẩu giấy gói lại. Người hút thuốc có thể hít vào tới hơn 7000 chất hóa học trong khói thuốc. Những người xung quanh cũng hít vào lượng chất tương tự, được gọi là hút thuốc lá bị động. Hút thuốc lá điếu là nguyên nhân của hầu hết các bệnh lý và tử vong liên quan tới thuốc lá ở Hoa Kỳ .

2. Thuốc lá nhẹ (light), tự cuốn, tự nhiên hay thuốc lá thảo mộc

Một số người tin rằng thuốc lá “nhẹ” (light) và “ít hắc ín” (low-tar) ít gây hại cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ gây ra các tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của thuốc lá nhẹ hay thuốc lá ít hắc ín không thấp hơn thuốc lá điếu thông thường. Trên thực tế, những người hút thuốc lá tự cuốn trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc các loại ung thư thanh quản, thực quản, ung thư miệng, hầu họng cao hơn so với thuốc lá do máy cuốn.Chính vì vậy, FDA đã cấm sử dụng các thuật ngữ “nhẹ”, “ít” hay “thấp” trong kinh doanh thuốc lá, trừ các trường hợp FDA cho phép cụ thể - tuy nhiên cho tới nay chưa có trường hợp nào được cho phép.

Một số loại thuốc lá điếu trên thị trường được bán ra với mác “hoàn toàn tự nhiên” (“all natural”). Các loại thuốc lá này được quảng cáo không chứa các chất hóa học hoặc chất phụ gia và được cuốn cùng đầu lọc có thành phần 100% cotton. Không có bằng chứng chứng minh loại thuốc lá này an toàn và lành mạnh hơn các loại thuốc lá khác, cũng không có lý do hợp lý nào để tin như vậy. Khói từ tất cả các loại thuốc lá, dù là tự nhiên hay không, đều chứa nhiều chất hóa học có thể gây ung thư và các loại độc tố được tạo ra từ quá trình đốt thuốc lá như hắc ín và carbon monoxid. Ngay cả thuốc lá thảo mộc không chứa lá thuốc lá cũng tạo ra hắc ín, hạt bồ hóng và carbon monoxid và do đó cũng nguy hại cho sức khỏe.

3. Thuốc lá bạc hà

Thuốc lá bạc hà không an toàn hơn các loại thuốc lá không có vị. Trên thực tế, chúng có thể còn nguy hiểm hơn. Thuốc lá bạc hà thường “dễ” hút hơn – lượng menthol được thêm vào giúp tạo ra cảm giác the mát trong cổ họng khi hút thuốc. Nó làm giảm phản ứng ho và che giấu cảm giác khô cổ mà người hút thuốc hay gặp phải. Người hút thuốc lá bạc hà có thể hít sâu hơn và giữ khói thuốc lâu hơn. Điều này giải thích tại sao những người hút thuốc lá bạc hà và mắc ung thư phổi thường có khối u tại một số vị trí nhất định ở phổi. Đây cũng có thể là một trong các nguyên nhân khiến những người hút thuốc lá bạc hà khó bỏ thuốc hơn so với thuốc lá thường.

4. Xì gà và xì gà mini

Nhiều người xem việc hút xì gà là sành điệu và ít nguy hại hơn hút thuốc lá. Tuy nhiên, một điếu xì gà lớn có thể chứa lượng thuốc lá ngang với một bao thuốc lá thông thường.

Phần lớn xì gà được làm từ lá thuốc lá già, được phơi khô hoặc làm khô và lên men theo một quy trình gồm nhiều bước. Quá trình lên men này gồm các phản ứng hóa học và vi sinh khiến lá thuốc lá biến đổi. Điều này khiến xì gà có mùi và vị khác với thuốc lá. Xì gà có nhiều loại kích cỡ:

  • Loại nhỏ nhất, được biết đến với tên xì gà điếu nhỏ, có kích thước bằng một điếu thuốc lá thông thường. Có nhiều vị khác nhau như bạc hà, sô cô la hoặc trái cây, và nhiều loại có đầu lọc.
  • Loại hơi lớn hơn một chút gọi là xì gà mini (cigarillos, blunts hay cheroots). Loại này chứa nhiều lá thuốc lá hơn xì gà điếu nhỏ và cũng có nhiều vị khác nhau.
  • Xì gà lớn có chứa tới hơn 14g lá thuốc lá - ngang với 1 bao thuốc lá điếu truyền thống. Một người cần 1 đến 2 giờ để có thể hút hết một điếu xì gà lớn thông thường.

Hầu hết những người hút thuốc lá thường hít khói vào nhưng những người hút xì gà lớn không làm vậy. Điều này có thể do khói xì gà có thể gây kích ứng mũi, họng và đường thở. Các công ty sản xuất xì gà đang theo đuổi xu thế mới - thay đổi quy trình lên men nhằm giúp khói xì gà dễ chịu hơn khi hít vào. Đầu lọc trong xì gà điếu nhỏ cũng có thể giúp người hút có thể hít khói dễ dàng hơn.

Xì gà chứa rất nhiều nicotin

Một điếu xì gà lớn có chứa lượng nicotin ngang với một bao thuốc lá. Một điếu thuốc lá chứa trung bình 8 mg nicotin nhưng người hút chỉ hấp thụ 1-2 mg nicotin. Rất nhiều thương hiệu xì gà lớn nổi tiếng có chứa 100-200 mg trong 1 điếu, hoặc thậm chí có hãng lên tới 444 mg nicotin. Dù ở kích cỡ nào, xì gà vẫn là thuốc lá và khói xì gà có chứa các chất gây ung thư giống như khói thuốc lá. Tất cả các loại xì gà đều gây hại cho sức khỏe.

Người hút xì gà có nguy cơ chết do các loại ung thư miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản cao gấp 4-10 lần so với người không hút. Ở những người có thói quen hít khói, hút xì gà dường như có liên quan nhất định đến tử vong do ung thư tụy và bàng quang. Cũng giống như thuốc lá, xì gà cũng nhả khói và gây ra hệ quả hút thuốc bị động với những người xung quanh, điều này cũng rất nguy hiểm.

5. Thuốc lá điện tử (các thiết bị vape/vaping)

Y nào không phải là tác hại của thuốc lá

Sử dụng thuốc lá điện tử thường được gọi là vaping hoặc JUULing. JULL là một thương hiệu rất phổ biến chuyên sản xuất thuốc lá điện tử. Chất lỏng trong các thiết bị này được đốt nóng và tạo thành dạng khí dung chứa các hạt nhỏ (gọi là “hơi”) – mà người dùng sẽ hít vào. Mặc dù thuật ngữ “hơi” có thể khiến người ta nghĩ là vô hại, trên thực tế “ hơi” này không phải hơi nước. Thay vào đó, hơi này là hạt khí dung có chứa propylen glycol và các chất điều vị - các thành phần này có thể gây hại. Các hạt khí dung của thuốc lá điện tử cũng có thể chứa nicotin và các chất gây nghiện khác và có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến phổi, tim và ung thư.

Cần đặc biệt lưu ý rằng tất cả thuốc lá điện tử của JULL và hầu hết các loại thuốc lá điện tử khác đều chứa nicotin – một chất gây nghiện có trong thuốc lá điếu thông thường, xì gà, thuốc lào Ả Rập và các sản phẩm thuốc lá khác.

Do thuốc lá điện tử chỉ mới được sử dụng gần đây, hiện nay có rất ít dữ liệu về các tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm có ghi nhận tổn thương phổi và một số bất thường về nhiễm sắc thể - một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư.

Đã có các báo cáo về các bệnh phổi nặng ở những người hút thuốc lá điện tử. Đa số (nhưng không phải tất cả) các trường hợp này đều có liên quan đến hút thuốc lá điện tử có chứa vitamin E dạng dầu acetat từ các sản phẩm cần sa trôi nổi trên thị trường.

6. Thuốc lào Ả rập (điếu nước, hookah)

Y nào không phải là tác hại của thuốc lá

Thuốc lào Ả rập hay còn được gọi là điếu ống, có nguồn gốc từ châu Á và Trung Đông. Lá thuốc lá được trộn sẵn với một số hương vị như mật ong, bạc hà, cam thảo, mật mía hay vị trái cây được đốt trên một ống nước, khói được hít vào thông qua một vòi dài. Thông thường, người ta dùng than đá để đốt nóng hỗn hợp thuốc lá hay còn được gọi là shisha. (Bản thân than đá cũng tạo ra carbon monoxid và các độc tố khác)

Các dạng thuốc lào Ả Rập mới bao gồm đá hơi đã được nhúng trong chất lỏng,  và bút hookah dùng pin. Cả 2 dạng này đều tạo ra hơi để có thể hít vào. Bút hookah hoạt động giống như thuốc lá điện tử. Một số nơi quảng cáo rằng các dạng mới này thuần khiết và an toàn hơn so với thuốc lào Ả rập thông thường, tuy nhiên khẳng định này chưa được chứng minh.

Thuốc lào Ả rập hiện được quảng cáo là một lựa chọn thay thế an toàn so với thuốc lá điếu. Tuyên bố này là sai sự thật. Nước không thể lọc bỏ các chất độc. Trên thực tế, khói của thuốc lào Ả rập đã được chứng minh có chứa các độc tố như carbon monoxid, nicotin, hắc ín và các kim loại nặng ở nồng độ cao, thậm chí còn cao hơn khói thuốc lá điếu thông thường.

Một số loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, có liên quan đến hút thuốc lào Ả Rập. Hút thuốc lào cũng ảnh hưởng đến tim, gây bệnh mạch vành, nhịp nhanh và tăng huyết áp. Các bệnh lý như tổn thương phổi, ngộ độc carbon monoxid, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, các vấn đề răng miệng và loãng xương cũng có liên quan đến sử dụng thuốc lào. Ngoài ra, việc hút chung điếu cũng có thể tạo cơ hội cho các bệnh truyền nhiễm. Thuốc lào Ả Rập cũng đặt những người xung quanh vào nguy cơ hút thuốc bị động do hít phải khói thuốc và khói từ than đá – một công cụ được sử dụng để đốt nóng thuốc.

Dịch từ www.cancer.org - Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ
Đường dẫn https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/tobacco-and-cancer/is-any-type-of-smoking-safe.html

Biên dịch: DS. Đặng Hoài Thu, khoa Dược, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng, phòng HTQT-NCKH