Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Lớp 9

Công nghệ

Công nghệ - Lớp 9

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Một trong những câu hỏi được nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về nghề nấu ăn đặt ra là yêu cầu của nghề nấu ăn như thế nào. Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung chia sẻ kỳ này bạn nhé!

Nghề nấu ăn – Nghề đang thịnh hành hiện nay

Có thể thấy nghề nấu ăn là một trong những nghề đang rất thịnh hành hiện nay. Trong khi xã hội đang phát triển, du lịch ngày càng được chú trọng cho nền kinh tế mũi nhọn nên các lĩnh vực kéo theo ngành này là điều hiển nhiên. Ví dụ như ngành khách sạn, ngành nhà hàng ,…

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Hình minh họa: Nghề nấu ăn có sức hút mạnh mẽ trên thị trường hiện nay

Đứng trước nhiều cơ hội phát triển như vậy, học nghề nấu ăn đã và đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ trong nhiều năm gần đây. Học nghề nấu ăn, các bạn trẻ có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, resort,…với nhiều phong cách khác nhau. Nhiều bạn trẻ còn đầu tư học ngoại ngữ để làm việc tại nước ngoài, hoặc những đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Và câu hỏi được đặt ra, yêu cầu của nghề nấu ăn như thế nào. Không có gì ngạc nhiên khi đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn trẻ hiện nay trước khi dấn thân vào nghề này.

Bất cứ ngành nghề nào cũng có những yêu cầu riêng của mình. Việc đặt ra những yêu cầu cho một ngành nghề nào đó là thước đo, là chuẩn mực để hướng đến, đạt được và phát triển hơn nữa. Và tất nhiên đối với nghề nấu ăn cũng vậy.

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Hình minh họa: Yêu cầu của nghề nấu ăn là điều bạn cần phải biết

Một trong những yêu cầu của nghề nấu ăn đó chính là đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. Tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến cách sơ chế, chế biến, trình bày món ăn sao cho hợp khẩu vị, đẹp mắt và thu hút người ăn.

Người làm nghề nấu ăn phải luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm lên trên hết. Tất cả đều đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để phục vụ khách hàng của mình.

Người làm nghề nấu ăn cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc, bởi môi trường, tính chất nghề nghiệp mang đặc thù riêng. Ví dụ như không gian làm việc nóng nực, khó chịu. Đối tượng khách hàng phục vụ rất đa dạng, thời gian làm việc có thể đi sớm về khuya,…

Người làm nghề nấu ăn cũng phải liên tục học hỏi, trau dồi nâng cao kiến thức để liên tục nâng cao kỹ năng chuyên môn trong nghề.

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Hình minh họa: Nghề nấu ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, sạch sẽ, chuyên nghiệp

Dưới góc nhìn của một người Phật tử về nghề nấu ăn cũng cần phải đặt ra cho mình những yêu cầu nhất định.

Người nấu ăn nên hạn chế tối đa tình trạng sát hại mạng chúng sanh, bởi việc đầu tiên mà một người Phật tử cần phải có đó chính là không được sát sanh, không làm hại đến muôn loài. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, làm nghề nấu ăn để có được món ăn ngon hấp dẫn sẽ khó tránh khỏi tình trạng sát sinh là chuyện không dễ. Nhưng so với việc giết hại chúng sanh đang còn sống với việc chế biến những thực phẩm có sẵn thì nên chọn cái nào, quý Phật tử phải là người hiểu rõ hơn ai hết!

Người làm nghề nấu ăn cần phải đặt lương tâm, đạo Đức lên trên hết. Bên cạnh việc không giết hại mạng chúng sanh, người làm nghề này cũng đặt sức khỏe của khách hàng lên trên hết. Tuyệt đối không nên vì lợi ích của cá nhân, lợi nhuận cao mà bất chấp sử dụng thực phẩm hư, bẩn, hoá chất độc hại để làm lại người dân. Xét theo khía cạnh pháp luật, nghề nấu ăn không vi phạm pháp luật, không làm hại người, hại xã hội nên được xem là nghề chánh mạng. Nhưng nếu như rơi vào trường hợp vừa đề cập đến thì đây chính là nghề tà mạng.

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Hình minh họa: Người làm nghề nấu ăn cũng phải có tâm từ bi, yêu thương vạn vật

Người làm nghề nấu ăn vì khó lòng tránh khỏi tình trạng sát sanh nên Phật tử hành nghề này cố gắng thường xuyên sám hối, làm thiện, tích Đức, cố gắng bù đắp cho Phước báu của mình. Từ đó giúp giảm bớt “cộng nghiệp” sát sinh, tâm tính từ bi, biết yêu thương vạn vật. Đủ Phước lành mới mong có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc, không bị bệnh tật, khổ luỵ, không rơi vào chiến tranh xung đột oan gia trái chủ,….

Người làm nghề nấu ăn sẽ rất thiện lành, Phước báu sâu dày nếu hành nghề nấu ăn chay. Đây là một công việc hết sức Phước Đức, tránh tình trạng sát sanh, nâng cao được tâm tính từ bi, gieo nhân lành, đón của ngọt,…cuộc sống không phải mệt mỏi, stress, không phải ngày nào cũng đối mặt với máu chúng sanh nên  tâm hồn thanh thản. Song song với việc nấu ăn chay, phật tử làm thiện, xây đắp công Đức, tụng kinh, niệm Phật, gieo hạnh phúc cho cộng đồng,… càng tăng thêm phúc phần.

Người làm nghề nấu ăn mà nấu ắn chay là nghề chánh mạng mà dính vào nấu đồ ăn mặn, sát sanh sẽ rơi vào nghề tà mạng. Nếu có cơ hội, người làm nghề này bằng tâm từ bi soi sáng nên chuyển nghề là tốt nhất. Bởi quả báo của nghiệp sát sanh là rất đáng sợ, một khi nghiệp đổ sẽ như núi đổ, không thể đỡ nổi.

Trên đây là một số chia sẻ về yêu cầu của nghề nấu ăn như thế nào bạn đọc có thể tham khảo.  Rất mong những chia sẻ này có thể giúp ích được cho bạn đọc trong việc tìm kiếm và lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp.

Theo Bình An

Nhiều bạn trẻ đã và đang chọn học nấu ăn hệ trung cấp chuyên nghiệp làm ngành nghề gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần người làm việc có những yếu tố nhất định nếu muốn thành công và nghề Bếp cũng không ngoại lệ. Với những chia sẻ từ đội ngũ Giảng viên nghề Bếp giàu kinh nghiệm của CET thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem nghề nấu ăn cần những phẩm chất, kỹ năng ngành bếp gì?


Thực tế, nghề Bếp hấp dẫn, có nhiều thử thách nhưng cũng tương đối vất vả, đòi hỏi ở người Đầu bếp sự kiên trì, bền bỉ và tinh thần yêu nghề cao. Chính vì vậy, thông qua việc tìm hiểu những phẩm chất, kỹ năng cần có của người Đầu bếp thì bạn có thể rèn luyện những điều đó ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho hành trình chinh phục nghề nấu ăn.

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Những phẩm chất, kỹ năng cần có để theo nghề nấu ăn là gì? (Nguồn: Internet)

Nghề nấu ăn yêu cầu những phẩm chất, kỹ năng gì?

Kiến thức chuyên môn

Nếu muốn trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp hay Bếp trưởng tài năng thì ngoài các công việc nấu nướng, chế biến món ăn mà bạn còn phải biết cách lên thực đơn, cách chọn nguyên liệu, tính toán chi phí… Chính vì vậy, không những học hỏi nghiệp vụ nghề Bếp mà bạn còn phải học thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác cũng như các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc.

Tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu

Học ở các kênh dạy nấu ăn online, học thực tế tại trường lớp hay học chính từ các đồng nghiệp, bậc tiền bối… tất cả những kỹ thuật, công thức để có thể làm ra món ăn ngon, độc đáo và mang dấu ấn riêng của bản thân. Đó chính là tinh thần ham học hỏi mà bất kỳ người Đầu bếp tài giỏi nào cũng có.

Sự sáng tạo

Đối với thế giới Ẩm thực thì sự sáng tạo của người Đầu bếp chính là chất xúc tác để “giữ chân” các thực khách. Chính nhờ sự sáng tạo của họ mà mỗi món ăn có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang đến sự thích thú cho người dùng.

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Sự sáng tạo của người Đầu bếp có thể biến món ăn trở thành “một tác phẩm nghệ thuật”. (Nguồn: Internet)

Kỹ năng quản lý và tổ chức

Với 2 kỹ năng này, bạn sẽ có thể làm chủ được khu vực Bếp của mình trong cách quản lý và phân phối công việc, nhân viên. Khi càng lên các cấp cao như Tổ trưởng bếp, Bếp phó, Bếp trưởng thì 2 kỹ năng này lại càng quan trọng.

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng này sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể, chi tiết về công việc sẽ diễn ra trong ngày cũng như dự phòng các tình huống có thể xảy ra, phát sinh. Từ đó, bạn sẽ có bước chuẩn bị tốt hơn.

Kỹ năng quản lý tài chính

Đây là một kỹ năng mà khi trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ thường xuyên sử dụng tới chúng. Việc tính toán chi phí mua nguyên vật liệu, dụng cụ… sao cho vừa đảm bảo chất lượng món ăn vừa tiết kiệm chi phí mang lại nguồn lợi nhuận luôn làm “đau đầu” các Đầu bếp chuyên nghiệp.

Kỹ năng làm việc tập thể, giao tiếp

Nếu bạn nghĩ Đầu bếp là một công việc làm độc lập thì đó hoàn toàn sai lầm. Từ việc thu mua nguyên liệu, sơ chế đến khi món ăn tới tay thực khách là sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt thì cho dù bạn tài năng đến đâu thì cũng sẽ rất khó để làm tốt công việc.

Các tố chất khác mà người Đầu bếp cần có

Ngoài các yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng nêu trên thì ở một người Đầu bếp chuyên nghiệp còn cần có các yếu tố, tố chất sau:

– Sức khỏe tốt, làm việc được dưới áp lực cao.

– Sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo.

– Có gu thẩm mỹ tốt và sự nhanh nhạy với mùi vị.

– Tinh thần yêu nghề và ý thức về nghề nghiệp cao độ.

Yêu cầu đối với người làm nghề nấu an là gì

Nghề Bếp tuy có phần tương đối vất vả nhưng là một công việc hấp dẫn,
nhiều tiềm năng. (Nguồn: Internet)

Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Cet.edu.vn đã giải đáp cho những bạn yêu nghề Bếp về thắc mắc yêu cầu nghề nấu ăn cần phẩm chất, kỹ năng gì? Với nhu cầu của thị trường lao động hiện nay thì nghề này đang có rất nhiều tiềm năng phát triển nên bạn hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng ngành bếp cần thiết và nắm lấy cơ hội thành công.