Yêu người ngóng núi phong cách ngôn ngữ gì

Cảm nhận về cuốn sách: Yêu người ngóng núi, nhà văn Nguyên Ngọc Tư, nhà xuất bản Trẻ, tái bản lần thứ 5, năm 2011.

Show

Sài gòn những ngày mưa nhớ….!

Những thứ tình yêu trong veo: yêu người, yêu đời, yêu một cơn mưa, một mảnh đất, một thời xa vắng…đọng lại trong tâm hồn con người ta những nỗi nhớ niềm thương, vui có, buồn có, lẫn lộn như cuộc đời vốn muôn vẻ muôn màu. Những nỗi niềm ấy, qua đi trong cuộc sống con người như những con thuyền trôi xuôi giữa dòng sông, nhẹ nhàng, êm ả. Như một nghệ sĩ nhiếp ảnh ghi lại những hình ảnh con thuyền thơ mộng ấy, sách lưu lại những hồi ức, những suy tư và trải nghiệm của đời người, không ồn ào, khoa trương nhưng vô cùng gần gũi, bởi lẽ, thế gian này, có ai biết chữ mà chưa từng đọc một cuốn sách nào.

“…Quê luôn ngọt như vị đường mía ngày xưa anh hay lén má giở nắp hủ lấy ngón tay chấm mút. Cả cái nghèo ngày đó cũng chẳng đến nỗi quắt quay, không có bánh kẹo ngon thì cây trái đã sẵn giành. Không có đồ chơi đẹp nhưng đã có thiên đường đồng bãi cho trẻ con chạy nhảy. Cho đến ngày anh đi khỏi, quê vẫn chưa làm anh tổn thương, hờn giận chút nào…” (tr.6), quả thật, quê hương trong những người con đi xa, là nhớ nhung, là gần gũi đến diệu kì như thế. Đọc câu văn trên trong tản văn Yêu người ngóng núi, tác phẩm đầu tiên trong cuốn sách cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cậu sinh viên ngồi trong buổi chiều mưa kí túc xá, bồi hồi, man mác, một cảm giác mơ màng khó gọi tên nhưng gói tròn trong tiếng “nhớ!”. Tình cờ bắt gặp cuốn tản văn trong một lần ngược xuôi trên đường phố Sài Gòn, những dòng văn như  nhắc cậu sinh viên: “Ô, chính cậu ở trong đó kìa, Sài Gòn trong cậu tấp nập phồn hoa, là cô vợ bao dung mà cậu đang kề bên đấy, nhưng cậu lại đang nhớ cô gái nơi quê xa, mơ hồ lắm…”. Yêu người ngóng núi của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho cậu sinh viên những xúc cảm ban đầu là thế!

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm những tình cảm, suy tư của mình qua 35 bài tản văn, không cầu kì, không dài dòng khó hiểu, rất đơn giản là những cảm xúc được gọi tên trong từng bài viết. Cuốn sách (như một anh chàng nhiếp ảnh đa cảm), và những tác phẩm mà anh chàng chứa đựng, mang nét phóng khoáng trữ tình đậm chất Nam Bộ, lôi cuốn bằng chính cái chân thực, sâu lắng và đa chiều vốn có trong từng câu chuyện về Đất, về Người. Cuốn sách là tập hợp của những mảnh ghép cuộc đời, từ những chi tiết nhỏ bé như cục kẹo, như bờ lau bãi sậy cho đến những cuộc đời, những số phận của những người nông dân, cả sự đổi thay của đời sống thị thành.

Chỉ qua câu chuyện cục kẹo, rất đỗi thân quen, nhà văn cũng kịp mang đến cho người ta cái cảm giác nghẹn ngào khi nghĩ về những ngày bom đạn, và hơn hết, nhắc nhở ta về những tranh cãi, những so đo, cớ sao không giống như trẻ con, chỉ đơn giản là vô tư và thích những gì gần gũi: “Con hít ăn chẹo dùa (Con thích ăn kẹo dừa)”(tr.13). Cũng hính bởi ngôn ngữ rất gần gũi và phù hợp với từng nhân vật mà Nguyễn Ngọc Tư xây dựng, bài tản văn và cả cuốn sách Yêu người ngóng núi mang cho cậu sinh viên, và bao người khác những yêu mến, những cảm xúc ngọt ngào.

Tôi vốn sinh ra và lớn lên ở miền Trung, miền quê mà nghe đến, ai cũng thấy mặn mùi biển, thấy trắng những bờ cát dài và những trưa hè nóng bức với ngọn gió phơn vô tình. Quê khắc nghiệt là thế, vậy nên, đến chốn thị thành mưa thuận gió hòa, chính tôi như quên đi cái cảm giác quê mình vốn có, cứ ngỡ và cứ mong Sài Gòn sớm nắng, chiều mưa là quê mình vậy. Vậy nhưng, đọc những tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong cuốn sách này, tôi chợt tỉnh, quê là xóm cũ, nơi “ …từng có những người đàn bà, lúc xay bột làm bánh, họ không quên đong thêm vùa gạo để thơm thảo với láng giềng”(tr.34). Cái nghèo, cái thiếu ở quê hương không bao giờ có thể là tình người, tôi nhận ra điều đó, và nỗi nhớ quê dâng trào, như một buổi chiều mưa tầm tả, nước ngập trắng con đường vào khu nội trú mà tôi cứ ngỡ con sông quê…

Những đổi thay nơi thành thị, những cảm giác trống vắng, và đôi khi tưởng chừng như bơ vơ giữa dòng đời đổi thay, mai một của nữ nhà văn cũng được nhắc đến nhiều trong cuốn tản văn. Tác giả giải bày câu chuyện của một bà mẹ đứng trước sự “Lựa chọn” với đứa con bé bỏng của mình, bà mẹ trẻ phân vân trước mùa hè của cậu con trai đang dần ngắn lại, bởi những tự hào, mong mỏi của những phụ huynh. Lúc đóng vai trò là một bà mẹ trẻ, có lúc, nhà văn lại hóa thân vào những ngày bé dại, theo sau tà áo mẹ đi làm hàng xáo trong tản văn “Bụi ngọt”. Để rồi, chính cô trở về thực tại, nhìn mọi thứ xung quanh thay đổi ít nhiều, những bà hàng xáo năm xưa, “…có thím cất cái quán bánh xèo, bánh khọt…có người quạt than nướng chuối bên đường…”(tr.87)

Tình cảm gia đình, gắn với những đổi thay của cuộc sống làm chúng ta phải trầm tư suy ngẫm: “Trên chuyến xe xốc xếch đó, có bà mẹ trẻ đang ngồi cạnh chị đây, đang nâng niu xếp ra xếp vào mấy gói kẹo sặc sỡ phẩm màu, chắc chắn cũng rất đậm đà vị ngọt của đường hóa học. Nhưng dù chúng được làm bằng gì thì chúng cũng được chào đón bằng tất cả nỗi vui mừng, chờ đợi, thèm thuồng của những đứa trẻ ở nhà. Chúng cũng ngọt lịm cả một ký ức, mỗi khi nhớ lại, như chị nhớ lại tuổi thơ mình”(tr.100). Dường như, thành thị và nông thôn, khác nhau như hai phương trời lạ. Nguyễn Ngọc Tư khéo đưa hình ảnh “chị” và “má”, gần gũi nhau là thế nhưng đã khác nhau trong cách nhìn những thức quà, và sâu hơn, đó chính là sự khác xa giữa đời sống đủ dầy chốn thành thị và khó khăn, thiếu thốn vùng nông thôn.

Cũng có những lúc, tác giả, có thể là chính cô, hoặc mượn thực tại của ai đó, để nói lên chính cuộc sống đương thời, mọi người sống khép kín, không một lời chia sẻ, đến nỗi “những bờ vai, những bàn tay, những ánh mắt cảm thông trìu mến đôi khi không có giá trị”(tr.113). Những suy tư về thiếu vắng tri âm, tri kỉ trong “Một thế gian thênh thang”  đến nỗi, con người ta phải tự chuyện trò, tự gửi những dòng E-mail vào hộp thư của mình, và một câu kết với tâm trạng đầy thất vọng: “Quá tệ!”(tr.113)

Trong văn có nhạc, nhạc của chính tấm lòng nhà văn. Nữ tác giả trẻ chia sẻ về tình yêu âm nhạc Trịnh Công Sơn, hay suy rộng ra là những thứ nhạc “nghe khỏe” mà có lẽ chỉ những người đứng tuổi mới yêu thích, còn giới trẻ thì không mấy mặn mà. Đọc những chia sẻ ấy, cậu sinh viên ngẫm lại, nhà văn có cái sở thích giống mình đấy chứ! Tôi vẫn thích nghe Quang Dũng hát “Đêm thấy ta là thác đổ” hay Đàm Vĩnh Hưng hát “Tuổi hồng thơ ngây”, tất nhiên, nhạc trẻ vẫn là đam mê, nhưng chỉ là những ca từ trong sáng và giai điệu nghệ thuật mà thôi. Cậu sinh viên chăm chú đọc hết cuốn tản văn Yêu người ngóng núi, cũng chính bởi những gì nhà văn viết, rất có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay. Như chuyện nhạc Trịnh đấy thôi, cũng khiến người ta suy ngẫm về trào lưu hát nhép, những ca từ nhãm nhí hay những ca khúc được mệnh danh “thảm họa V-pop” ngày nay.

Cuốn sách mang lại những món ăn nuôi dưỡng tâm hồn, và gợi lên sự đồng điệu, sẻ chia trong suy nghĩ. Tôi dám chắc, những ai đang sống nơi chốn thị thành, mà ngày xưa từng chăn trâu thả diều, lăn lóc trên bãi cát, đánh trận bằng cờ bông lau…khi đọc những dòng văn trong Yêu người ngóng núi, chắc chắn sẽ mênh mang nhớ và tự nhủ với lòng: “ngày xưa sao vui thế!”. Cái hay ở những dòng văn của Nguyễn Ngọc Tư, đó chính là sự chân thật và có thể lột tả được cảm xúc của những người xa quê. Dù giọng văn đậm chất Nam Bộ, nhưng với người đọc, khung cảnh đồng quê, lau sậy, và những tình cảm xóm giềng đều không khó bắt gặp ở bất cứ miền quê nào trên đất nước Việt Nam.

Ba mươi lăm bài viết trong Yêu người ngóng núi, không câu chuyện nào giống câu chuyện nào, không nhân vật nào hao hao giống nhân vật nào cả. Nữ tác giả đã lột tả những cách nhìn, những cảm xúc đa chiều về cuộc sống, đặc biệt sâu lắng với những hoài niệm, sự đổi thay. Có thể, đó là cảm xúc tiếc nuối về những giá trị tinh thần của ngày xưa, cũng có thể là những lời tiễn biệt cho một thời xa vắng, chỉ lưu lại trong kí ức để cuộc sống thêm phong phú mà thôi. Nhà văn không mang đến một điều gì nặng nề, vật vã, chỉ đơn giản, là mang đến cái nhìn, có thể bâng khuâng gợi nhớ cho những ai đồng điệu và thích sẻ chia.

Với ngôn từ trong sáng, giản gị, câu văn ngắn gọn, súc tích đậm chất Nguyễn Ngọc Tư, tập tản văn đã mang đến cho người đọc, và cả tôi_cậu sinh viên còn vấn vương lắm nỗi nhớ quê nhà những món ăn tinh thần vừa nhẹ nhàng, vừa sâu lắng. Có những câu tác giả rút ngắn bất thường, tạo cho tôi cảm giác về những khoảng ngắt, những thoáng qua trong mạch cảm xúc, bởi cuộc đời chứa lắm nhiều thay đổi, là những nốt lặng, ngắt quảng cho một bản nhạc dài.

Cuốn sách Yêu người ngóng núi, không khoa trương là cuốn sách bán chạy của tháng này, tháng kia, không ồn ào đạt giải thưởng văn học này, nọ. Cuốn sách đến với tôi, như một cơ duyên, vì sự hữu ích cho tâm hồn, sự đồng điệu giữa cậu sinh viên, nhà văn và cuộc đời. Thiết nghĩ, khi bạn đang bị cuốn theo cuộc sống đầy nhịp điệu sôi nổi, hãy thử lắng nghe những thanh âm của tâm hồn đang nói về cuộc sống, có thể nhiều cách, và Yêu người ngóng núi sẽ mang lại cho bạn một cách riêng, rất nhẹ nhàng mà sâu lắng!

Ocean’s Prince

Yêu người ngóng núi phong cách ngôn ngữ gì

Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014). Thật không thể ngờ được chuyện vừa mới xảy ra.

Còn hai cuốn của Tư là ráng nhận xét luôn. Nói chung là tuyệt vời. Ngày nào cũng xem fanpage của Tư.

Độc giả Song Phụng nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

32 bài tản văn trong Yêu Người Ngóng Núi là những câu chuyện “rất tình” về Đất, về Người Nam Bộ. Thật là vô ích! Từ những chi tiết nhỏ như. Thật là vô ích!. Không có gì đặc biệt cả!. Không có gì đặc biệt cả!cục kẹo, đến những vấn đề mang tính sống còn của người nông dân đã được đề cập một cách thấu đáo, chân thành và ý nhị. Không có gì đặc biệt cả! Có cả những chuyện tưởng chừng riêng tư nhưng lại hòa vào dòng thời sự chung như chuyện đi du lịch, nuôi dạy con, và cả chuyện yêu đương. Trời ơi! Thật mệt mỏi!. Trời ơi! Thật mệt mỏi!. Trời ơi! Thật mệt mỏi!. Cũng được lắm!

Gần 200 trang, ấn tượng nhất vẫn là 2 mẩu chuyện nhỏ. “Yêu người ngóng núi” thì chọt vào đúng chỗ bạn nhột. Đọc xong thấy thương SG hơn. Thương rồi lại thấy có lỗi, SG ấy mà, để thương để thích thì được, mãi mãi không yêu được. Bởi thứ tình cảm ấy đã đánh rơi ở quê nhà từ lâu. Còn “Mua vài đồng nhớ” thấy lòng như mớ hỗn độn. Giữa ánh chiều héo hon cứ thấy tình người lấp lánh, ấy vậy mà trong cái hạnh phúc giản dị lại thấy đời sao quá éo le.
Ôi… Đọc NNT biết trước là sẽ vậy mà sao vẫn lao vào. Vào rồi thì bị chị kéo đi luôn, không quẫy ra được. Thôi… lần sau Tư mà viết tản văn, nhất định không mua nữa.

Độc giả Phương Linh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Tập sách còn hấp dẫn bởi chất trữ tình phóng khoáng Nam bộ, cái duyên dáng tài năng thường thấy ở tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đừng hiểu sai vấn đề!. Đừng hiểu sai vấn đề!

Mình biết đến Nguyễn Ngọc Tư qua lời giới thiệu từ một người bạn . và cũng tiếp xúc với nhiều tác phẩm của cô ở trên mạng xã hội . Văn cô chủ yếu nói về người thật , việc thật , những con người bình dị , chất phác ở xung quanh cô và có một cái gì đó đượm buồn làm nao lòng người đọc .

Yêu người ngóng núi cũng là một trong những tác phẩm buồn ấy , nó thật sự lôi cuốn mình bởi chất phóng khoáng trữ tình Nam bộ , bởi cái duyên dáng của cô Nguyễn Ngọc Tư .

Độc giả PHú CưỜng NGuyễn nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Chắc lấy Cánh Đồng Bất Tận làm thước đo thì quyển này nhẹ đô hơn! Đọc chỉ buồn chớ không ngồi khóc ròng. Xác định đọc truyện Tư viết là buồn rồi! Dầu chị viết cái gì, tình yêu, tình bạn, tình thân đều khoét vết đau cho người ta! Phải chăng con người ấy đã thấu triệt nỗi đau nhân sinh? Hay chỉ do ta thấp kém chẳng hiểu sự đời? Âu thì đọc để mà đọc thôi! Buồn rồi cũng qua, như chị nói đó, đời mà, ai đâu mà ngồi buồn quài được. Yêu người ngóng núi

Độc giả Thuỳ Linh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mình luôn luôn thích đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, ngôn từ dung dị, tròn trịa, đằm thắm và rất tình, đặc chất Nam Bộ thân thương. Qua tập tản văn này, ta thấy được cái nhìn và cái tình của cô trước con người, trước những gì thân thuộc nhất. Mình thấy cái đau đáu, suy nghĩ, cái tiếng cười phóng khoáng mà tỉnh táo trong văn cô, đọc mà ngẫm ra nhiều thứ. Cách cô so sánh thành phố với cô vợ dại dột cũng rất hay và ngộ, nhiều người lên thành thị sống rồi bĩu môi chê bụi, chê khói, chê nhà cửa gì đâu san sát, cứng ngắc, mà thành phố trở thành như vậy cũng là vì luôn gồng mình đón những người như họ đấy thôi.

Thiết nghĩ, thương cho thành phố một chút, không ai cấm bạn thương quê, nhưng thành phố dẫu sao cũng đang là nhà – giọng văn chân tình, như đang rủ rỉ của Nguyễn Ngọc Tư dặn dò mình như vậy.

Độc giả Võ Ngọc Tú Trinh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Tôi luôn rất ngưỡng mộ Nguyễn Ngọc Tư. Sự tài hoa trong lối viết của chị không phải ở những câu từ bóng bẩy, đọc thấy mượt mà như một số tác giả khác. Ở chị có một sự chân thật và giản dị hiếm có. Từ những cạu chuyện của sống hằng ngày, chị viết lên một cách chân thực những góc khuất mà con người ta vô tình hay cố ý giấu đi. Đọc và chiêm nghiệm, đôi khi tôi sẽ giật mình thức tỉnh, đôi khi lại ngậm ngùi đau xót… và đôi khi lại yêu đến nao lòng sự chân thật của tình người.

Độc giả Phương Hạnh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mình đã đọc rất nhiều truyện ngắn lẫn tiểu thuyết của chị Nguyễn Ngọc Tư nhưng đây là lần đầu tiên mình đọc tản văn của chị. Tản văn của chị cũng mang những nỗi buồn mang mác. Những câu chuyện trong tập tản văn này, chị Tư đã truyền tải hết thảy những góc nhìn, cảm nhận của chị về tất cả những thứ xung quanh. Giọng văn của chị vừa giản dị vừa mộc mạc mang những cảm xúc chơi vơi và trống vắng bởi sự sâu sắc và trầm lắng. Đọc tản văn của chị, đôi khi mình thấy chính bản thân trong đó.

Độc giả Tôn Nữ Như Ý nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Khi tôi cảm thấy mình chênh vênh giữa cuộc đời không biết đâu là thực hay là ảo, tôi tìm đến Nguyễn Ngọc Tư. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư làm tôi nao lòng lắm. Ngòi bút của cô nhẹ nhàng thôi, những câu chuyện của cô đơn giản thôi, mà đọc lên là được thức tỉnh. Những trang văn xoáy sâu vào lòng người đọc những chuyện tưởng chừng như đơn giản mà làm cho đời sống con người xuống dốc không phanh. Những trang văn ấy như một cái vịnh vai níu con người quay lại thực tế khi người ta đang bị cuốn đi vào một thế giới ảo hờ hững….
Sách có khổ giấy vừa phải, cách trình bày đơn giản rất đúng với chất văn của Nguyễn Ngọc Tư!

Độc giả Nguyễn Thủy Tiên nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Ai đã một lần đọc sách của Nguyễn Ngọc Tư hẳn sẽ bị đắm chìm trong cái tình trong từng con chữ của cô.Cái tình man mác và hoang hoải miên man trong cái đám kênh rạch chằng chịt của sông nước miền Tây.Đôi khi trong cái tình ấy tôi bắt gặp mình vương vấn ở đâu đó trong “hoàng hôn rộn rã”, trong”mưa nắng ai phai”.Là cái tình của nhnxg người nông dân chân chất bình dị, là cái tình của người con xa quê đau đáu về một miền yên ả,nơi có tiếng mẹ ầu ơ, có buổi chiều lộng gió. Để rồi nay đi xa quê, vì yêu người mà ngóng núi…

Độc giả Như Hảo nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Bìa sách đơn giản nhưng như phảng phất nỗi buồn qua sắc xám tro tàn. Tôi đã đọc qua nhiều sách của Nguyễn Ngọc Tư nên cũng đã có cơ hội thưởng thức được chất văn đặc biệt của chị. Yêu Người Ngóng Núi cũng như vậy, tuy rằng cũng là ngôn từ giản dị, phong cách phóng khoáng cùng những mẩu chuyện vụn vặt nhưng hết lần này đến lần khác, hết tác phẩm này đến tác phẩm khác, chị Tư lại khiến chúng tôi chìm ngập trong những cảm xúc chơi vơi và trống vắng bởi sự sâu sắc và trầm lắng về những kiếp người trầm luân dưới góc nhìn thấu hiểu của chị trong Yêu Người Ngóng Núi.

Yêu Người Ngóng Núi chính là cơ hội cho những ai muốn chạm vào những cuộc đời xa lạ, chìm ngập giữa những kiếp người thăng trầm lắm phong ba và sách lại là thuốc bổ cho việc nuôi dưỡng tâm hồn trở nên biết cảm thông và thấu hiểu.

Độc giả Võ Thị Kim Nhị nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mua quyển Yêu Người Ngóng Núi này sau vài lần lỡ hẹn, tôi vô cùng háo hức và thật sự rất hài lòng. Lần tái bản này khoác lên quyển sách màu sắc mới, tươi trẻ và sáng hơn. Bìa sách khá đơn giản nhưng bắt mắt, kế đến bên trong là bìa giấy màu xanh, rất vừa mắt. Về nội dung thì không phải bàn, những câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho đọc giả nói chung và tôi nói riêng, chưa bao giờ làm tôi thất vọng mà cái tôi yêu nhất ở Tư là cái chất Nam Bộ mà Tư mang đến cho tôi, thật gần gũi, thân thương. Đặc sắc nhất chắc hẳn là Yêu Người Ngóng Núi: “Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm…”, tôi như thấy chính mình, giữa Sài Gòn này, tôi cũng đang Ngóng Núi… miền Tây… “Nhìn nhan sắc này để nhớ về một nhan sắc khác”.

Độc giả Phạm Hậu nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Đây là tác phẩm thứ hai của tác giả Nguyễn Ngọc Tư mà tôi đọc. Dường như các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đều có màu sắc riêng mà khi bìa sách đập vào mắt mình sẽ biết ngay đó là cuốn sách của Nguyễn Ngọc Tư. Màu sắc văn chương cũng đặc trưng, những cảnh vật đậm màu Nam Bộ, văn phong đậm chất Nam Bộ và ngôn từ cũng rất Nam Bộ. Cuộc sống, con người, tính cách người dân Nam Bộ bộc lộ rõ qua mỗi tác phẩm của chị. Những câu chuyện bình dị khiến người đọc dễ đồng cảm và đôi người lại thấy chính mình trong những câu chuyện đó.

Độc giả Lê Mai Kim nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Nét đặc trưng của truyện Nguyễn Ngọc Tư đó là chất Nam Bộ và những nỗi buồn dân dã thôn quê. Những bi kịch đời thường đã hóa lung linh và mơ hồ dưới ngọn bút của chị Tư, nó miên man và dai dẳng, nó thấm thía và đau đớn. Những nghịch lý, những vòng xoay như một chân lí cuộc sống, không thể nào thoát khỏi. Từng câu chữ được nhà văn trau chuốt, gọn gẽ, không dư thừa. Những hình ảnh thiên nhiên bình dị hiện lên sắc nét và giàu chất thơ, giống như được bắt lại vào một khung ảnh của một tay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Đọc để cảm nhận, để hóa thân, và để thấu hiểu 🙂

Độc giả phan tan nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Không hiểu sao ngòi bút chân phương, mộc mạc của chị Tư lại hấp dẫn tôi đến lạ, dù cho chị viết ở bất cứ thể loại nào thì cái chất của chị vẫn không thể mất đi. “Yêu người ngóng núi” có gì, xin thưa cũng chỉ lòng vòng có vài chủ đề quanh ta thôi, cuộc sống người nông dân sông nước, nhịp sống người thành thị, những giá trị đời sống con người và những thay đổi nho nhỏ xung quanh,… Mọi thứ được chị tỉ mỉ góp nhặt để đưa vào quyển tản văn nhỏ xinh này. Những gì chị viết dù có nói về điều lớn lao hay việc nhỏ bé cũng vẫn cứ điềm đạm, đôi khi cứ nhẹ nhàng trách móc, câu chữ cứ buồn vu vơ,… Vậy thôi mà lòng người đọc cứ phải say mê và nhớ về Tư mãi!

Độc giả Hiền nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Yêu người ngóng núi là quyển sách đầu tiên của tác giả Nguyễn Ngọc Tư mà tôi đọc qua. Chợt đầu thấy dòng chữ yêu người ngóng núi thì tôi nghĩ đến đây sẽ là một tập tảng văn có chút tỉnh cảm lãng mạn mà tôi đang tìm kiếm để nguôi ngoai nỗi buồn sau những ngày tháng mệt mỏi đôi ba chuyện. Khi mở quyển sách ra và đọc sâu vào đấy thì tôi nhận ra đây là một giọng văn mộc mạc,thấm đẫm tình người, tình quê. Một giọng văn nồng hậu về nhân tình thế thái làm cho ta chợt nhận ra đôi cái nét thay đổi ôi chao thật khó thấy mà cũng chua xót quá. Đọc văn Nguyễn Ngọc Tư tôi thấy được cái quê và con người mình trong đôi ba câu chuyện.

Độc giả Đinh Thị Hà Linh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mặc dù đã có cuốn sách này với lần xuất bản đầu tiên nhưng khi tái bản với bìa sách mới, tôi đã không ngần ngại mua ngay, một phần vì yêu thích thiết kế mới, một phần là quá yêu thích tác phẩm của chị Tư. Giọng văn vẫn đầy chất chân chất Nam Bộ, với những câu chuyện đơn giản đời thường, mà sao lại chất chứa nhiều cảm xúc, khiến người đọc phải ngẫm nghĩ rồi đọc lại để tiếp tục suy tư. Sài Gòn tuy không phải quê của chị Tư, người Sài Gòn không phải ruột rà thân thích của chị Tư, ấy vậy mà chị có thể viết về nơi chốn này, con người nơi này với bao nhiêu tình yêu thương và trân trọng. Những ai yêu Sài Gòn và muốn hiểu về con người nơi đây, không nên bỏ qua cuốn sách thú vị này.

Độc giả Nguyễn Quỳnh Như nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Khoảng lặng, đúng nghĩa là một khoảng lặng. 2 bài tản văn trong “Yêu người ngóng núi” là những trang viết ấm áp các loại tình cảm trên đời, gần gũi, thân thương, mang chất Nam Bộ, từ những người dân nông thôn cho đến cái sự phồn vinh hụt hẫng của chốn đô thị hoa lệ. Rất đỗi bình thường, nhưng đòi hỏi phải có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận, bởi vì trong đời thường, bạn sẽ chỉ vô tình lướt quá nó, không để tâm, đến khi đọc quyển sách này, bạn sẽ nhận ra mình bỏ lỡ nhiều thứ…

Độc giả Nguyễn Hồng Nhung nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mua về vì thích cái tựa sách, bữa giờ cũng chưa có thời gian đọc hết toàn bộ mà mới đọc qua truyện đầu tiên thôi nên viết cảm nhận cũng dựa trên một câu truyện đó thôi nhé.
Nói chung đọc xong truyện đầu tiên là hiểu về tựa đề của tác phẩm rồi, phố và quê, một bên là cô người yêu bình dị thuở thiếu thời, tình đã tan còn vấn vương mộng đẹp, một bên là cô vợ xinh đẹp hiện đại dù tháo vát đảm đang nhưng qua cơm áo gạo tiền hàng ngày khó tránh khỏi hờ hững nhạt phai. Đọc mà mủm mỉm cười, ừ đúng vậy ha, hóa ra còn có một cách nhìn như vậy, thấy thương phố quá chứ, ừ không thương đó sao cứ bám hoài chi, mà bám còn ngóng trông nơi khác. Nhưng làm sao tránh được, khi quê hương là một bầu trời ký ức tuổi thơ đẹp mãi trong mộng tưởng mỗi người, đọc xong thấy bùi ngùi, đúng là trong trái tim mỗi người đâu thể nào có duy nhất một tình yêu.

Độc giả dương yến nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Đây là lần đầu tiên mình đọc tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. Chị viết rất nhiệt thành và giọng văn thì lại thấm nhuần chất Nam Bộ bình dân. Các bài viết là những dòng chia sẻ hết sức chân thật và tự nhiên, nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Lồng ghép trong từng câu chữ là một hiện thực của xã hội hiện đại ngày nay được đặt trong những suy tư giữa quá khứ – hiện tại, thực tế – giả tạo và nhiều điều khác nữa. Các câu chuyện cũng như những dòng tản mạn của chị không chỉ giản dị, súc tích mà còn rất “tình” và rất “đời”.

Độc giả HàPochino nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

” Yêu người ngóng núi” – Ngay cái tên thôi cũng đã thấy buồn xa xăm rồi. “Yêu cho đi mà không đòi nhận lại. Đó chẳng phải là một vẻ đẹp sao, không đáng yêu, không đáng được đáp lời sao?”. Sâu lắng và nhẹ nhàng, luôn là đặc trưng của Chị Tư, mình đã mua gần đủ bộ tác phẩm của chị, càng đọc càng buồn nhưng lại càng hay, mỗi khi cần tìm những gì bình dị nhất của cuộc sống, mình lại tìm đến những tác phẩm của chị. Yêu người ngong núi, nghe thôi đã thấy sự chờ đợi, hi sinh của một ai đó, của một mảnh đời nào đó, đã đủ thấy xa xôi. Luôn đi tìm và mong chờ những giá trị xa xưa của cuộc sống, giờ đã mất dần theo thời gian, theo vật chất…..Đều là sự hoài niệm của tác giả về quê hương, về con người xưa cũ giờ đã thay đổi, đã rời xa. Buồn là từ mà mình luôn dành cho những đứa con tinh thần của chị. hazzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz. Đọc chậm và cảm nhận chúng ta sẽ càng nhận rõ được, cuộc sống đang trôi về đâu…………..

Độc giả Ngọc Thương nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

“Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp trả lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ…” Trong mỗi chúng ta, ai cũng từng và nhiều lần phụ bạc như thế. Ta đứng đây, và nhìn về phía xa, nhớ về quê hương, nơi “xóm cũ”, “bụi ngọt”, nơi rớt xuống thấy lâu sậy ngổn ngang, và “thuộc về má”, về ta. Nguyễn Ngọc Tư, đã kể câu chuyện của những con người, lớn lên, loanh quanh đi mãi rồi bỗng dưng giật mình. Ô hay, vì sao bây giờ trời thôi đẹp như xưa, sao người bây giờ bớt dịu dàng hơn trước. Để thấy núi đẹp mơ hồ, không như phố trẻ trung mà cáu bẩn, hay gắt gỏng dù vất vả chăm chỉ. Nơi núi đó, có đứa con rứt áo ra đi, ngóng về đất mẹ liệu còn có đường về. Có mẹ yêu thương, cơ cực đã trở thành đôi chút xa lạ dù không muốn. Và có cả dáng cụ bà ngồi chỏng chơ góc chợ, nhớ về một đời người đã qua với một người đã xa. Ở đó đẹp thế, dù nhọc nhằn nhưng nghĩa khí, vui tươi. Vất vả thế, dịu dàng thế, liệu làm sao để anh trở về yêu thành phố bụi đầy, cỏ cây xa xôi. Dù đã cố hết mình để lo cho cả anh, cả tôi, cả vùng trời bé nhỏ dưới nó. Giọng văn nhẹ nhàng, chưng chửng, như biết hết, yêu hết, nhưng không có cũng chả sao. Như người yêu lâu ngày gặp lại, thốt lên “à, thì ra mình cũng từng yêu như thế”. Nhưng lại khiến người ta day dứt, và khao khát. Như thủ thỉ với con người, thôi đừng nhớ nữa. đừng hoài niệm những điều quá xa xôi. Nơi ấy, chỉ để nhớ và yêu thương, nâng bước. Anh nên tập yêu thành phố dù không cần ồn ào. Chỉ là nụ cười vẩn vơ, là nắm tay lạ thường. Như vậy đủ để phố, dịu mình đẹp lên với thực tại. Phố nhỉ?

Độc giả Trần Hà Liên Quỳnh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mãi đến bây giờ tôi mới có dịp đọc quyển tản văn này của Nguyễn Ngọc Tư, và tôi rất hài lòng. Vẫn là chị Tư của ngày nào, giọng văn và những suy nghĩ, triết lí không lẫn vào đâu được. 32 bài tản văn là 32 câu chuyện đời rất thường, rất thực mà đôi khi vô tình chúng ta lãng quên nó. Đọc sách của chị Tư luôn có 1 cảm giác man mác, khắc khoải, luôn khiến người ta phải nghiền ngẫm để thấm dần. Tôi vẫn mong muốn 1 chút tươi sáng hơn trong những tác phẩm tiếp theo của chị. Với “Yêu người ngóng núi”, chúng ta càng trân trọng hơn những gì mình đang có, cảm nhận được những điều bình dị rất gần và quý hơn cái tình của mảnh đất và con người Nam Bộ.

Độc giả Diễm Uyên nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Nguyễn Ngọc Tư là tác giả yêu thích nhất của tôi. Dù như nhiều người nhận xét, đọc văn của chị Tư bao giờ cũng ám ảnh bởi những nỗi buồn u uất, trầm luân về số phận con người. Song, vì thế mà tôi thích chị. Với tôi, Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn xuất sắc. Cuộc sống này, rốt cuộc có như người ta hay ca ngợi đâu, những thân phận người, những nhỏ nhen và tủn mủn đầy rẫy ra đó, mình nhìn thấy, nghe thấy đó nhưng chẳng làm gì được, nên viết được như chị Tư là điều rất đáng trân trọng. “Yêu người ngóng núi” là cuốn sách mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất, bởi vậy cũng là cuốn sách tôi dành thời gian đọc đi đọc lại nhiều nhất. Cuốn sách là những bài viết nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm đượm tình người và ám ảnh (nếu có – theo tôi) chỉ vừa đủ chứ không quá nặng nề.

Những câu chuyện tưởng như tủn mủn vụn vặt về một đôi vợ chồng già bán rổ ở chợ, câu chuyện cảm động về những thương nhớ của người vợ có chồng bỏ đi theo người khác, chuyện cô bé bị thiểu năng “não em thiếu mất vùng mang tên đùn đẩy, chờ đợi”, chuyện người mẹ có con bị hãm hiếp, chuyện người phụ nữ dắt con đi ăn xin ở công viên… Tất cả là chuyện nhỏ nhoi thường ngày mà đâu đó chúng ta gặp phải, có khi tôi cũng thổn thức nhưng rồi bình lặng dửng dưng trôi qua với bao vướng bận của riêng mình. Nên, tôi đọc “Yêu người ngóng núi” để thấy lòng mình lắng lại, để nghe cuộc sống này đang gần tay nắm mình hơn…

Độc giả Mai Phương nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Tôi 20 tuổi, không biết bằng tuổi này đã đủ chín chắn để cảm nhận trọn vẹ những dụng ý, những tâm tư tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào từng câu văn nhưng với tôi, mỗi lần đọc truyện của cô Nguyễn Ngọc Tư chưa bao giờ thất vọng và quyển này cũng vậy. Nó mang lại từng đợt cảm xúc khác nhau qua từng tản văn, buồn man mác. Tôi nghĩ ai cũng sẽ tìm được mình trong những câu chuyện xúc tích nhưng dàn trải biết bao nỗi niềm. Hơn cả bìa sách cũng ấn tượng, tôi rất thích.

Độc giả Trần Thị Nguyên Thảo nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Dẫu không thể hiểu hết từng câu chữ trong tác phẩm của cô nhưng tôi vẫn rất hâm mộ và hăng say qua từng tác phẩm, bởi đọc lại nhiều lần nó mới “ngấm”. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả cứ như một dòng suối mát lành tuôn ra thật tự nhiên dưới ngòi bút và cũng thật tự nhiên lay động lòng người. Đọc và ngẫm nghĩ, phải chăng mình đã sống quá nhanh, quá tàn nhẫn nên không “thấy” được những số phận ấy, những con người ấy, những làng quê ấy, may thay đã có Nguyễn Ngọc Tư nhắc nhở hộ, cảm thương hộ và suy nghĩ hô. Là tác phẩm hay là lời trách móc người đời vô tâm với căn bệnh trong tâm tưởng, là tác phẩm hay là khúc hát nhẹ nhàng cho những cây lúa, rơm ra, cánh đồng, cho những người nông dân đôn hậu, là tác phẩm hay là lời thở than của đất, của người. Chỉ cảm thấy lòng bình yên trong những chiêm nghiệm mà cô mang lại cũng như những suy nghĩ của bản thân.

Độc giả Trần Nguyễn Mỹ Hạnh nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Mỗi tản văn lại là một khung cửa đưa tôi gần lại với cuộc sống của mình. Có nhiều lúc lại thấy xót xa vì những chuyện nhỏ như cục kẹo. Tôi cũng là một người ở xa tìm đến thành phố này vì chữ nghĩa và bằng cấp, vì cuộc sống mưu sinh. Tôi không thương thành phố này nhưng cứ phải bám víu và hoài sống ở đây cho hết cái chặng tuổi trẻ. Trong lòng cứ đau đáu hướng về quê nhà như một nửa thân yêu vẫn chờ đợi tôi. Vậy nên tôi thấy mình giật thót khi đọc tản văn Yêu người ngóng núi của cô Tư. Thấy mình sao mà phũ phàng và vô tình với Sài Gòn quá vậy. Sài Gòn có đông, có bụi, có xấu hay đẹp thì cũng do một tay người làm nên, Sài Gòn không có tội.
Nhữn tản văn khác thì như một lời xót xa cho người, cho mình, cho nhiều thân phận đang phải sống. Câu từ của cô Tư giản dị mà khoét trong lòng người ta một khoảng sâu hoắm, để người ta biết xót, biết đau

Độc giả Tống Đỗ Tuyết Nga nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Đã làm quen với Nguyễn Ngọc Tư trong cuốn “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư nên không có lý do gì để không mua tiếp cuốn tản văn này. Những câu chuyện trong cuốn sách rất đời thường, thậm chí có những chuyện ta vẫn hay bắt gặp trong đời sống, thế nhưng với sự khéo léo và một cảm nhận tinh tế, Nguyễn Ngọc Tư đã biến những thứ bình dị ấy trở thành những điều đáng suy ngẫm. Dù hầu hết các truyện chủ yếu viết về cuộc sống xảy ra xung quanh Nguyễn Ngọc Tư, nhưng hình như trong từng truyện vẫn có phảng phất một chút tình quê, có một chút sự hoài niệm.

Qua những trang viết như những dòng nhật ký, ta như thấy được cả 1 tâm hồn đầy những trăn trở, ưu tư nhưng cũng rất sâu sắc.

Độc giả Young San nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Xuyên suốt những tản văn nhỏ trong tập sách, qua những suy cảm, ngậm ngùi rất thuần hậu về người nông dân long đong lận đận, chúng ta sẽ được trải qua rất nhiều cảm giác đặc biệt. Từ khoảnh khắc trở nên bé nhỏ với “Chuyện cục kẹo” đến khoảng lặng trong “Còn lại chỉ mây mù”, khi hình ảnh khói le lói từ những bếp than tổ ong sắp bắt lửa hiện lên trong tầm mắt.Giản đơn, chân thành, không phức tạp nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là “Đám đông nhỏ bé” hay “Một thế gian thênh thang”, mỗi tản văn nhỏ đều để lại nhiều bài học tưởng nhỏ bé không là gì nhưng thật ra lại rất giá trị.

Chưa đầy 200 trang, “Yêu người ngóng núi” là một sự lựa chọn tuyệt vời cho phút giây tìm về bình yên của mỗi người. Khi ta thấy nhớ về những buổi chiều mà ta biết là sẽ không bao giờ trở lại nữa ….

Độc giả Nguyễn My nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Là một cuốn sách hoàn hảo cho những ai muốn hiểu về nỗi đau, lỡ lầm, tội lỗi của con người đối với người lạ, người quen, người thân, xã hội. Bạn nào đã đọc thử văn Tư, ắt hẳn sẽ đau đáu cái giọng điệu phóng khoáng nhưng cũng ngập phần đau thương của Tư; và “Yêu Người Ngóng Núi” là một phần trong mọi cái khổ mà Tư đã từng viết. Những câu chuyện trong tản văn này, theo mình, chị Tư đã truyền tải hết thảy những góc nhìn, cảm nhận của chị về tất cả những gì xung quanh. Không chỉ từ những thứ nhỏ nhất như con diều, cơn gió đêm mà còn cả những vấn đề lớn như đất đai, tình yêu, gia đình… mọi thứ đều tràn đầy nhân sinh quan của chị. Nếu như bạn muốn một lần hiểu được người lớn, hiểu những nỗi đau, hiểu cả trẻ nhỏ, hiểu luôn được sự vô tư vô lo, hãy đọc văn Tư, hãy đọc “Yêu Người Ngóng Núi”. Với mình, dường như mọi vấn đề của cuộc sống đều được Tư gói gọn trong cuốn sách này, rất hay, và cũng rất ý nghĩa.

Độc giả Chung Trương Quốc Duy nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Cứ mỗi lần đọc văn của bác Nguyễn Ngọc Tư viết, cứ y như rằng tôi phải đọc thêm một vài lần dù vẫn chỉ là những câu chữ ấy, đoạn văn ấy.Khoan nói tới việc mình có đủ khả năng để phê bình và đánh giá về văn của bác Tư nhưng thật sự, văn của bác không còn chỉ là văn, mà là tình là cảm. Đôi chút đâu đó trong từng con chữ, tôi thập thò nhận ra hình bóng của chính mình, của những người mình thương, của quê hương, của đất nước.

Văn của bác Tư là vậy, ngắn có, dài có nhưng luôn có đôi mảnh của cái cuộc sống chân chất không kém phần phức tạp này chen chúc vào đó.Bác Tư viết văn như thể không phải là mình đang viết văn mà là kể chuyện đời.Ta dễ dàng bắt gặp từng mẩu ảnh, mẩu hình vụn vặt thường ngày nhưng vẫn len lỏi vào tận sâu trong cuộc sống. Một chút nhớ nhung, một chút cảm thông và một chút gì đó hoài niệm. Tĩnh lặng mà sâu lắng, trầm mặc mà vẫn âm vang, giọng văn ẩn hiện nét Nam Bộ của bác Tư như dần dần khắc sâu vào tận mỗi trái tim của người đọc.

“Rẽ trái dường như là ngược chiều, nhưng người ta đi nhiều,đi mãi thành ra quen, thành ra đúng, thành một dòng chảy không sao ngăn được.”

“Dường như đất không chật, mà do lòng người chật, nên thành phố càng chật, tủn mủn và nát vụn.”

“Bỗng thấy thiên nhiên thật nhọc nhằn, đẹp để xoa dịu, bù đắp cho những vết xước mà con người gây ra cho con người.”

“Giống như bóc từng lớp vỏ của củ hành, để tìm ra cái chân lí nhỏ xíu ở bên trong, đôi khi, nó cũng héo quắt mất rồi, sau một hành trình cay xé chảy ròng nước mắt.”

Như một lời trách móc nhẹ nhàng tình cảm mà sao ôi chan chứa yêu thương. Cũng giống như thưởng ngoạn một tách trà nóng vào buổi sớm tinh mơ.Ngào ngạt hương thơm tiếp dẫn theo chút vị đắng chát, từng giọt nóng hổi làm ta phải xuýt xoa rồi lại thấy nhẹ lòng qua cái hậu vị ngọt thanh lọt vào cổ họng.“Yêu Người Ngóng Núi”, cũng phải, yêu thì vẫn là yêu nhưng ngóng thì cứ ngóng. Ngóng một hồi để thấy rõ ta đã bỏ qua ít nhiều khoảnh khắc quý giá trong cuộc đời, để ta thêm yêu hơn những phút giây ta còn lại bên người mình thương. Ngóng thêm chút nữa để không phải khóc, để đủ dũng cảm mà đối mặt với bao nhiêu thứ vẫn còn đang chờ đợi ta phía trước. Từng câu truyện được tiếp dẫn qua những câu kết, ngắn thôi nhưng mà hàm súc và cô đọng trong lòng mỗi người. Ngóng để rồi thêm yêu bởi “Con người mà, khóc mãi được sao?”

Độc giả nguyễn dung nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng từ những ngày mình còn học đại học với tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Nhưng lần đầu mình biết đến chị lại là qua tản văn Yêu người ngóng núi. Đọc hết cuốn sách thì mình trót yêu luôn chị cũng như giọng văn giản dị đặc chất Nam bộ này. Đọc Yêu người ngóng núi mình thấy thấp thoáng hình bóng của mình và một số bạn bè mình –những đứa xa quê lập nghiệp tại Hà Nội trong đó. Dường như chị bắt trúng tâm bệnh của những chàng trót yêu một cô nàng nhưng lại lấy một cô nàng. Để rồi chàng ta tiếc nuối “con cá sổng là con cá to” mà quên đi mất người vợ đang kề vai sát cánh hàng ngày cùng chàng. Cô nàng người yêu là hình ảnh quê nhà nơi người ta rời đi để đến với cô vợ là hình ảnh thành thị. Đọc những câu chữ như những tâm tình chất chứa mình bỗng giật mình về thái độ sống bao năm qua của mình. Đoc đi rồi đọc lại càng thấy thấm thía, ngấm hơn những tâm sự của chị Tư.

Độc giả Trương Như Ý nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Thêm một lần nữa, cô Tư lại hóa thân thành nhiều “tôi” khác nhau với nhiều kỉ niệm thật đặc biệt. Khi là “tôi” phóng viên, là “tôi” hàng xáo, là “tôi” lữ khách, hay là chính “tôi” nguyên bản. Một giong văn nhẹ nhàng, man mác đúng chất tản văn, cô Tư đã thực sự khai thác được vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của những điều giản đơn nhất. Từ con phố Sài Gòn đông đúc, đầy khói bụi, đến những con người đen thủi sống khổ cực sau hàn tre già, hay cặp vợ chồng gài ngồi bán rổ tre đan giữa chợ. Tất cả, đều có thể khơi nguồn sáng tạo cho cô để thai nghén nên những đứa con tinh thần thật cường tráng!

Độc giả Pham Ngoc nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Bao lâu nay lựa chọn của tôi chủ yếu là những quyển sách ngoại văn, văn học nước ngoài, tôi đắm đuối tìm hiểu về những điều ở xa vời… và sự thật là cuốn sách này tôi quyết định mua khi… được giảm giá nhiều.

Thế nhưng khi cầm cuốn sách trên tay và lặng lẽ giở từng trang một, tôi cảm thấy mình giống như một đứa con xa lâu rất lâu không về thăm mẹ, nay trở về và vẫn được mẹ vuốt ve, rủ rỉ kể cho nghe những câu chuyện bình dị mà thú vị lạ lùng. Tôi háo hức khi bắt gặp những từ ngữ, cách nói mộc mạc của miền quê xa. Tôi tự đồ theo đường nét bức tranh của những con xóm nghèo tuy chưa từng đặt chân đến nhưng là một góc nhỏ của quê hương. Tôi giật mình khi thỉnh thoảng giống như tác giả đang nói hộ suy nghĩ của tôi, hoặc đang mời tôi cảm nhận lại một điều gì đó thật bình thường của cuộc sống.

Tuy có một số truyện nhỏ tôi lướt nhanh vì cảm thấy chị Tư hơi quá cầu kỳ trong khi tôi chỉ mong chị thật đời thường và giản dị, nhưng nhìn chung “Yêu người ngóng núi” là một lựa chọn không tồi, thỉnh thoảng lấy ra và nghiền ngẫm lại sẽ giống như soi rọi lại hồn mình.

Độc giả Ngô Thanh Tùng nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư có một chất riêng rất đặc trưng của sông nước Nam Bộ. Tập tản văn “Yêu người ngóng núi này” cũng vậy, rất mộc mạc, rất bình dị, chân phương. Nguyễn Ngọc Tư đặt vào cuốn sách này khá nhiều cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ riêng tư. Những câu chuyện, những mảnh đời trong góc nhìn nhà báo của chị cũng thật gần gũi và chân chất. Nhưng mỗi bài tản văn của chị lại mang một tâm trạng rất u sầu, trầm lặng mà kết thúc mỗi bài viết hẳn bạn đọc nào cũng phải làm một tiếng thở dài. Tuy nhiên những khoảng lặng đằng sau mỗi bài viết đó không hề bị lụy, bế tắc, bi quan mà ngược lại, giúp ta thấy bình yên, sống tốt hơn và thanh thản hơn giữa cuộc đời đầy bon chen, xô bồ.
Tập tản văn ngắn, mỗi tối nhâm nhi một chút hẳn sẽ giúp ích cho tâm hồn bạn rất nhiều. Sách được NXB Trẻ tái bản khá đẹp, tuy nhiên mỗi lần tái bản là một lần tăng giá 🙁

Độc giả Khang Nguyễn nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Quyển sách của tác giả Nguyễn Ngọc Tư đầu tiên mà mình đọc…
Nó là tập hợp những câu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống mà dưới ánh mắt nhìn của cô Tư, nó trở nên thật sống động, đầy ý nghĩa. Văn phong giản dị và sâu sắc, đậm chất nam bộ. Không mỹ lệ nhưng cũng làm người ta phải buồn man mác, phải suy nghĩ về cuộc đời, về con người. Một điều thú vị là trước giờ nghe bạn mình nói Nguyễn Ngọc Tư là một nổi buồn “bất tận”, nhưng không. Cô rất tính tế và hài hước

Độc giả Nguyễn Kiều Diễm nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Đã đọc nhiều tản văn và truyện ngắn của Tư những chưa bao giờ thấy ngán. Tư vẫn vậy lúc nào cũng buồn buồn, nhiều suy tư. Mỗi lần đọc Tư xong là thấy mình bảng lảng như mây khói. “Yêu ngươi ngóng núi” -một tạp văn với những câu chuyện nhỏ ở đủ chủ đề tưởng như tủn mủn, vụn vặt hưng qua những con chữ của Tư thì thật chẳng vụn vặt chút nào. Nó làm người ta không khỏi ray rứt, suy ngẫm và phải chú ý nhiều hơn đến những điều tưởng chừng vụn vặt ấy. Trong cuốn này mình đặc biệt thích tản văn “yêu người ngóng núi”. Cái cách Tư viết về Saigon, thấy thương gì đâu. Đọc xong tản văn này thấy tim mình nghèn nghẹn. Không có vậy đâu Saigon ơi, mình vẫn thương phố lắm ^^

Độc giả Mo Mo nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Không còn xa lạ với giọng văn của Chị Tư nữa nhưng Yêu người ngóng núi vẫn để lại một nỗi bùi ngùi, man mác, đau đáu trong lòng tôi. Vẫn những con người chân chất ấy, ở làng quê hay giữa phố thị, họ vẫn là những con người với bao nỗi lo âu của cuộc đời. Những trăn trở về cuộc sống, về trách nhiệm, về tình về nghĩa. Để rồi trong cái tình ấy, đôi khi lại lo lắng “Ta không đề phòng từ phía những người yêu. Cây ngã về nơi không có vết rìu…” Mấy ai mà đi phòng bị những người thân thuộc mình chứ. Dẫu biết cây ngã về nơi không có vết rìu nhưng không thể nào đành lòng đề phòng những người thân của mình. Đó là câu văn tôi ấn tượng nhất trong những ấn tượng mà chị để lại trong Yêu người ngóng núi này.

Độc giả Hoang Ngoc nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Không bao giờ sợ lan man với những mẫu tản văn mà Nguyễn Ngọc Tư mang lại, chỉ cần đọc ngay dòng đầu là cả lòng cảm xúc chỉ chực trào dâng cho những điều sắp tới nhà văn kể. Tản văn nào của chị cũng thế ! vẻ thầm lặng, nặng gánh của những con người biết lo biết nghĩ sẽ mãi mãi không bao giờ cạn nhưng tất cả là tình yêu thương giữa con người, sự lo lắng lẫn nhau rất đẹp qua lời văn cực kì giản đơn cảu chị ! Rồi bất chợt ngận ra cuộc sống xung quanh.. không phải vị kỉ, ” tủn mủn và nát vụn ” đó là cảm nhận riêng của mỗi người, cũng như Nguyễn Ngọc Tư cũng đã viết nên những tản văn này theo góc nhìn của chị .

Độc giả Hồ Gia Hoàng nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Vẫn là một Nguyễn Ngọc tư với chất nam bộ đặc trưng. Vẫn là những câu chữ mộc mạc nhưng giàu cảm xúc. Vẫn là một Nguyễn Ngọc Tư đầy cá tính và sắc sảo. Nhưng Yêu Người Ngóng Núi thể hiện những góc nhìn cuộc sống đầy mới mẻ với những khám phá lạ lẫm về cuộc sống. Nhà văn đã khai thác chất liệu từ những điều bình dị của cuộc đời, chiêm nghiệm từ những lẻ sống nhỏ nhoi để đúc kết thành những chân lý sống cho riêng mình và chia sẻ cùng độc giả. Giữa cuộc sống thành thị tấp nập xô bồ, bon chen đầy xuôi ngược, đọc những cảm nhận về thị thành của Nguyễn Ngọc Tư, bồi hồi với chất dân dã thôn quê của những miền ký ức mà tác giả đem lại, ta tưởng như được uống một nguồn suối mát rượi để tưới mát cho tâm hồn giữa những khô khốc của cuộc sống. Một cuốn sách đẹp, bình dị nhưng sâu sắc!

Độc giả Bắp Rang nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Những gì tác giả viết quả thực không mới cũng chẳng cũ, có cái thấy ngay ở xung quanh ta, hay ngay trong chính ta, có cái thì ở đâu đó xa tít. Nhưng chung quy vẫn được viết bằng một chất văn rất Nguyễn Ngọc Tư, xem vào là có thể cảm thấy ngay, không thấy lẫn đâu với ai khác được. Dù vậy, tôi vẫn mong thấy ở Nguyễn Ngọc Tư chút gì đó tươi sáng hơn, đáng yêu hơn của cuộc đời, chứ không phải lúc nào cũng ủ eo sầu não thế này. Riêng cái chất giấy và font chữ của NXB Trẻ cuốn này là không thể ưng được.

Độc giả Tu Ty nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Tôi yêu thích Nguyễn Ngọc Tư vì chị cũng như tôi, cũng lớn lên ở mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Bởi những câu chuyện chị viết ôi sao mà thân quen quá với tôi, nó không phải là những gì đặc biệt đối với tôi, hẳn vậy vì những điều đó luôn nằm trong trí óc tôi. Song, tôi dường như quên đi những điều thân thuộc đó do cuộc sống xô bồ. Và cuốn sách này, nó như kéo tôi về với miền quê thân thuộc, cho tôi được sống lại, nhớ lại những năm tháng thân thương ngày xưa khi còn ở gia đình.
Thiết nghĩ, một đứa con miền Tây dù đi về đâu cũng chẳng thể quên được quê hương và luôn mong ngóng ngày quay về với ruộng đồng, vườn tược, với những người thân, những mùi vị ngọt ngào của bánh trái nơi đây..chắc vì vậy, mà đọc truyện của chị, tôi không khỏi luôn nghĩ về miền Tây -quê tôi.

Độc giả Nguyễn Thị Thảo Ly nhận xét về tác phẩm Yêu Người Ngóng Núi (Tản Văn – Tái Bản 2014)

Tôi đọc cuốn sách này từ 1 người chị dễ thương, chị bảo, với chị khi đọc cuốn này vào những ngày nóng, chị cảm nhận được mát lòng, mát tình. Tôi nhận lấy, đọc 1 lèo, rồi lại đọc lại, chậm rãi. Có những chuyện mướt mát màu xanh, nhẹ lòng, nhẹ nhàng. Có những chuyện buồn cười mà sao tiếng cười bật ra nghe sao mà khô khốc, sao mà khó khăn, có khi nước rưng rưng nơi khóe mắt mà không chảy xuống được, có khi cái bụng cứ xót xa sao sao, nhẹ nhẹ sao sao. Có lúc hoài niệm về cái xưa cũ, có lúc trăn trở khi mà cuộc sống hiện tại thì cứ xô bồ. 2 luồng cảm xúc ấy trong tôi cứ mãnh liệt, cứ cuồn cuộn, cái chất nghệ sĩ nửa mùa trong tôi không quyết định được. Tôi để mặc chúng muốn chảy đi đâu thì đi, biến tôi ra sao thì kệ. Chỉ biết người cứ đơ đơ, lâng lâng trong nắng chiều bảng lảng, trong ánh đèn màu vàng sáng dịu. Để lâu lâu giật mình khó hiểu, lâu lâu nhẹ nhàng, lâu lâu đau đớn dằn vặt.