10 công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng năm 2022

10 công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng năm 2022
ExPace đã hoàn tất 13 vụ phóng và đưa 23 vệ tinh vào quỹ đạo. (Nguồn: spacenews.com)

Công ty phóng tên lửa thương mại ExPace của Trung Quốc vừa qua đã gọi vốn được tổng cộng 1,59 tỷ nhân dân tệ (237 triệu USD), đây là đợt gọi vốn lớn nhất trong những năm gần đây đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

ExPace có trụ sở tại Vũ Hán, là công ty con của Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) thuộc sở hữu của nhà nước.

Ngày 27/6 vừa qua, ExPace thông báo đã hoàn tất vòng gọi vốn "Series B" bắt đầu từ đầu năm 2021 này.

Thông báo nêu rõ nguồn vốn lần này sẽ được sử dụng để tập trung phát triển thiết bị phóng, cải thiện hiệu suất, phát triển động cơ và công nghệ then chốt cho sản xuất nhiên liệu lỏng, xây dựng các cơ sở hoạt động an toàn.

Đây là đợt gọi vốn lớn nhất từ trước đến nay đối với một công ty phóng tên lửa thương mại của Trung Quốc, qua đó cho thấy sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực hàng không vũ trụ nói chung.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với các công ty phương Tây như SpaceX do Giám đốc điều hành Tesla, tỷ phú Elon Musk sáng lập. Vòng gọi vốn mới nhất của SpaceX đã thu về tới 1,68 tỷ USD.

[Trung Quốc công bố thông tin về sứ mệnh Thần Châu-14 và Thần Châu-15]

Kể từ khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho phép tư nhân tham gia đầu tư vào ngành hàng không vũ trụ nước này vào năm 2014, các công ty thương mại đã đổ xô vào ngành này, với phần lớn doanh nghiệp tập trung vào sản xuất vệ tinh trong khi số còn lại tìm cách sản xuất thương mại.

Một số công ty có nguồn vốn hoàn toàn của tư nhân, trong khi số khác lại có mối liên hệ mật thiết với doanh nghiệp nhà nước như ExPace.

ExPace cho biết sau 6 năm kể từ khi thành lập, công ty đã hoàn tất 13 vụ phóng và đưa 23 vệ tinh vào quỹ đạo. Trước đó, vòng gọi vốn "Series A" vào năm 2017 của ExPace đã thu về 1,2 tỷ nhân dân tệ (179 triệu USD)./.

10 công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng năm 2022
Các sản phẩm tên lửa của nhà thầu quốc phòng Raytheon (Ảnh: Army Technology).

Tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon của Mỹ đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 hôm 25/10. Theo đó, doanh thu của tập đoàn này đã tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản gia tăng trị giá hàng tỷ USD này chủ yếu đến từ các hợp đồng tên lửa và vũ khí phòng không mà Raytheon nhận được từ chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ cho đồng minh Ukraine. Bên cạnh đó, căng thẳng leo thang ở châu Âu cũng khiến các quốc gia tại châu lục này tăng cường mua sắm thêm vũ khí.

Theo các chuyên gia tài chính, bên cạnh việc buôn bán vũ khí, mảng cung cấp linh kiện hàng không cũng mang đến lợi nhuận không nhỏ cho Raytheon. Là nhà cung cấp linh kiện cho cả 2 ông lớn Boeing và Airbus, Raytheon hưởng lợi nhờ quyết định tăng tốc độ sản xuất của 2 nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.

Tập đoàn công nghệ Raytheon là tập đoàn quốc phòng và hàng không vũ trụ đa quốc gia của Mỹ với trụ sở chính đặt tại thành phố Waltham, bang Massachusetts. Raytheon là một trong số những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và sản xuất vũ khí.

Được thành lập từ năm 1922, đến tháng 4/2020, Raytheon được sáp nhập với tập đoàn công nghệ United Technologies Corporation (UTC) và thừa hưởng những công nghệ quan trọng của UTC. Hiện, Raytheon có 4 công ty thành viên chịu trách nhiệm chính nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, an toàn thông tin, vũ khí và thiết bị điện tử. Các công ty này bao gồm Collins Aerospace, Pratt & Whitney, Raytheon.

10 công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng năm 2022
Binh sĩ Mỹ vận chuyển các tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine (Ảnh: AFP).

Công ty đã tham gia nghiên cứu, phát triển, và chế tạo các sản phẩm tiên tiến trong ngành hàng không và quân sự, bao gồm động cơ máy bay, thiết bị điện tử hàng không, các bộ phận của máy bay, tên lửa có điều khiển, hệ thống phòng không, vệ tinh, và phương tiện bay không người lái. Raytheon cũng là một nhà thầu lớn trong lĩnh vực quân sự, và thường xuyên nhận được các khoản đầu tư từ chính phủ Mỹ.

Các sản phẩm vũ khí tiêu biểu của Raytheon bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và TOW, tên lửa Stinger, hệ thống tên lửa hành trình siêu âm HACM, tên lửa hành trình Tomahawk, hệ thống tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AMRAAM, tổ hợp tên lửa phòng không NASAM, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cho tàu chiến, cùng nhiều radar phản pháo, giám sát hành trình và chỉ thị mục tiêu hiện đại.