10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

Những lầm tưởng thông thường về Millenials

Các nhà quản lý và phòng Nhân sự thường hay phàn nàn về khó khăn khi làm việc với những người lao động trẻ tuổi, đặc biệt là thế hệ Millennials. Thế nhưng, phần lớn những điều này đều bắt nguồn từ định kiến về nhóm lao động trẻ – hơn là những nhìn nhận thực tế.

Trong tác phẩm What Millennials Want from Work (tạm dịch: “Những gì thế hệ Millennials mong muốn trong công việc), các tác giả đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh và phức tạp về cách làm việc với thế hệ Millennials. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát hơn 25.000 người trong nhóm Millennials từ 22 quốc gia và hơn 300 tổ chức, cộng với 29.000 người thuộc các thế hệ khác cùng làm việc chung với họ.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

Một kết quả nghiên cứu mà các Giám đốc nhân sự cần lưu ý – đó là Millennials vừa gắn kết với công việc… nhưng đồng thời cũng sẵn sàng tìm cơ hội mới:

  • 69% cho biết bản thân hài lòng với công việc.
  • 76% nói rằng họ thích làm việc cho công ty hiện tại.
  • 49% nói rằng họ sẵn sàng quyết định gắn bó với công ty hiện tại suốt toàn bộ phần còn lại của sự nghiệp.
  • Tuy nhiên, gần 1/3 (30%) cho biết họ đang tìm kiếm một công việc mới ngay bây giờ

Tác phẩm kết luận rằng doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường mà Millennials  vừa cảm thấy hạnh phúc vừa làm việc hiệu quả – miễn là họ tập trung vào những gì thực sự quan trọng đối với nhóm đối tượng lao động này.

Các nhà quản lý nhân sự, giám đốc điều hành và quản lý trực tiếp muốn lãnh đạo tốt các nhóm lao động đa thế hệ nên lưu ý những phát hiện và khuyến nghị này – đây sẽ là cơ sở giúp thu hút và giữ chân Millennials tại nơi làm việc.

5 lưu ý về cách làm việc với thế hệ Millennials

1. Millennials chăm chỉ làm việc, đồng thời cũng quan tâm đến quyền lợi của mình

Millennials muốn có tiếng nói và đóng góp ý kiến trong công việc. Phần lớn họ không thích những công việc lặp đi lặp lại hoặc nhàm chán. Họ muốn có một cuộc sống cá nhân bên ngoài công việc – và mong đợi doanh nghiệp đủ linh hoạt để có thể đạt được cả mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.

Mối quan tâm của Millennials đến quyền lợi bản thân không xuất phát từ sự lười biếng. Thực tế, nhóm người lao động trẻ luôn sẵn sàng làm việc nhiều giờ và không rời khỏi văn phòng khi công việc còn đang dang dở. Thế hệ trẻ mong muốn đóng góp nhiều hơn so với bảng mô tả công việc ban đầu, cũng như có tham vọng và động lực thăng tiến trong tổ chức.

Quản lý doanh nghiệp có thể làm gì?

  • Giảm thiểu các công việc nhàm chán luôn lặp đi lặp lại, cũng như cố gắng tương tác với nhóm Millennials tại nơi làm việc để cải thiện hiệu quả công việc.
  • Millennials luôn sẵn sàng làm việc nhiều giờ, nhưng đừng vì thế mà lợi dụng họ.
  • Khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và đánh giá cao phát biểu của họ.
  • Tạo tâm lý an toàn tại nơi làm việc.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

2. Millennials vừa có tinh thần độc lập, vừa cần được hướng dẫn

Lao động trẻ thường bị đánh giá thấp vì cần đến sự hỗ trợ của người khác – phần lớn họ còn phụ thuộc vào nguồn tài chính của cha mẹ, mong muốn được khen ngợi và công nhận. Dù những người này cần được hỗ trợ, nhận xét, cố vấn (mentoring) và cảm thấy được đánh giá cao, điều đó không có nghĩa rằng họ không có tinh thần tự chủ. Thế hệ Millennial thực sự biết tư duy chiến lược. Họ luôn ý thức về những gì cần thiết để đạt tới thành công – và họ sẽ tìm cách để những điều kiện đó được đảm bảo.

Quản lý doanh nghiệp có thể làm gì?

  • Thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc của người lao động trẻ.
  • Sắp xếp người cố vấn để hỗ trợ và đóng góp phản hồi thường xuyên.
  • Sẵn sàng hỗ trợ người lao động trẻ khi công việc trở nên khó khăn.
  • Tạo điều kiện cho họ tự chủ trong công việc nhất có thể.
  • Tránh quản lý vi mô.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

3. Millennials mong muốn làm những điều có ý nghĩa

Thế hệ Millennials không chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc – mà còn cả ý nghĩa của những gì mình đang làm. Họ mong muốn công việc của họ có thể đóng góp những điều tích cực cho xã hội – cũng như được tưởng thưởng xứng đáng cho công sức bỏ ra. Thiếu một trong hai vế trên, mọi thứ sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Quản lý doanh nghiệp có thể làm gì?

  • Hãy là mẫu gương tốt trong công ty.
  • Đảm bảo rằng người lao động trẻ ý thức được ảnh hưởng tích cực của doanh nghiệp đến xã hội, cũng như đóng góp của họ trong việc tạo ra tác động đó. Thế hệ Millennials đặc biệt quan tâm đến các sáng kiến mang tính trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.
  • Trả công xứng đáng cho họ. Những người lao động trẻ luôn biết rõ mức lương thưởng tiêu chuẩn là gì – vì vậy, cách làm việc với thế hệ Millennials là đừng cố giấu thông tin.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

4. Millennials quan tâm đến cả công nghệ và tương tác con người

Thế hệ lao động trẻ thường thoải mái khi làm việc trong môi trường công nghệ cao. Họ lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ – máy móc thiết bị hiện đại là một phần trong hoạt động thường ngày và các mối quan hệ bạn bè của họ. Millennials yêu thích công nghệ tại nơi làm việc – vì các thiết bị này giúp giảm bớt cực nhọc trong công việc và tiết kiệm thời gian làm việc.

Tuy nhiên, đừng vội cho rằng họ dành quá nhiều thời gian gắn bó với thiết bị công nghệ mà không cần đến các mối quan hệ đời thực tại nơi làm việc. Trên thực tế, cảm giác gắn kết với cộng đồng là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo sự gắn kết, hài lòng công việc, tương tác và gắn bó lâu dài của nhóm người lao động này.

Quản lý doanh nghiệp có thể làm gì?

  • Nếu có thể, hãy để họ sử dụng thiết bị công nghệ ưa thích để hỗ trợ công việc.
  • Cân nhắc lên kế hoạch cho các chương trình cố vấn ngược (reverse mentoring) để thế hệ Millenials chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thiết bị công nghệ cho những người khác – đặc biệt là nhóm lao động lớn tuổi có kinh nghiệm, nhưng lại không rành về công nghệ.
  • Thường xuyên trao đổi trực tiếp với nhóm Millennials, đặc biệt là về bất cứ điều gì liên quan đến lương thưởng, lộ trình phát triển hoặc hiệu suất công việc.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

5. Millennials trung thành với công việc, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng ra đi

Nghiên cứu cho thấy Millennials làm việc luôn với tinh thần cam kết – cam kết về những điều họ cảm thấy cần thiết. Trên thực tế, họ không muốn rời đi – nhưng muốn được thăng tiến trong tổ chức. Cam kết ở đây không đồng nghĩa với việc trung thành mù quáng, hay ở lại bất chấp điều gì xảy ra. Ít nhất 1/3 người lao động trẻ vẫn luôn tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở các môi trường khác.

Quản lý doanh nghiệp có thể làm gì?

  • Tạo điều kiện giúp người lao động trẻ phát triển trong công việc – đặc biệt đối với những người lần đầu tiên giữ vị trí quản lý. Lên kế hoạch hỗ trợ và đào tạo để họ phát triển các kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc quản lý tuyến đầu.
  • Đưa ra những lý do chính đáng để Millennials ở lại và gắn bó lâu bền. Không người lao động nào sẽ muốn rời bỏ công ty nếu họ có lý do tin tưởng vào chế độ lương thưởng xứng đáng, trách nhiệm công việc, tiềm năng phát triển – thăng tiến, cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Giảm bớt tình trạng quá tải, mất cân bằng cuộc sống và công việc – đây là vấn đề chính khiến đa phần người lao động trẻ tìm cơ hội mới.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

Về cơ bản, Millennials muốn được làm công việc thú vị, cùng những người họ yêu thích và với mức lương tương xứng – đồng thời vẫn đảm bảo đủ thời gian cho cuộc sống riêng. Nhu cầu này hoàn toàn hợp lý và không hề khác biệt so với người lao động thuộc các thế hệ khác.

Đọc thêm: 6 kỹ năng cần thiết cho quản lý cấp trung

Cách làm việc với thế hệ Millennials: 10 chiến thuật quản lý hiệu quả

Millennials mong muốn trở thành một phần quan trọng của đội nhóm/ tổ chức – không chỉ để phục vụ cho công việc và mục tiêu, mà còn để thỏa mãn nhu cầu tương tác xã hội. Làm việc nhóm – với những người họ tin tưởng và quan tâm – là cách để người lao động trẻ cảm thấy được kết nối với tổ chức. Điều này cũng đúng đối với nhân viên ở mọi độ tuổi.

Liệu có cách nào để hợp tác và lãnh đạo nhân viên ở nhiều thế hệ khác nhau một cách hiệu quả? Câu trả lời là “có”. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xây dựng những đội nhóm/ tổ chức năng động mà trong đó – vai trò của mọi cá nhân đều cần thiết, và mọi người đều có cơ hội thể hiện bản thân.

Dưới đây là một số chiến thuật để giải quyết vấn đề “khoảng cách thế hệ” (generation gap) tại nơi làm việc, giúp các nhà lãnh đạo vượt qua định kiến và quản lý hiệu quả.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

1. Học hỏi lẫn nhau

Người lao động lớn tuổi thường có lợi thế kinh nghiệm thực tế (mà không thể học được ở trường lớp), và các lớp nhân viên trẻ hơn luôn mong muốn được học hỏi từ lớp đi trước. Tuy nhiên, khi bắt ép nhóm nhân viên trẻ hoàn thành công việc theo kiểu “bởi vì điều đó trước giờ vẫn được thực hiện như vậy” – doanh nghiệp sẽ nhận lại những phản ứng trái chiều.

Người lao động có thâm niên cần nhận ra rằng: Công việc được thực hiện như vậy trong quá khứ, không có nghĩa rằng đó là cách tốt nhất để duy trì trong tương lai.

“Không chấp nhận làm những công việc nhàm chán” là một trong những định kiến thường thấy về người lao động trẻ. Các thành viên “lão làng” thường cho rằng họ trước đây cũng từng làm những việc chán ngắt đấy – và họ không có lý do gì để thông cảm cho giới trẻ miễn làm những điều họ đã từng trải qua. Nhưng sẽ như thế nào – nếu các thế hệ làm việc cùng nhau để đưa ra giải pháp thay thế cho các công việc mang tính lặp đi lặp lại, hoặc ít nhất là tìm cách giảm thiểu chúng?

Đọc thêm: Quy tắc 70-20-10 trong đào tạo và phát triển lãnh đạo

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

Lớp nhân viên trẻ – nhiều người trong số họ am hiểu tường tận về kỹ thuật số – sẽ có những ý tưởng sáng tạo về ứng dụng công nghệ vào công việc, điều mà những người lao động kỳ cựu lại thường thiếu kiến thức để áp dụng trong quy trình mới. Đó là lý do tại sao một số doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ tại nơi làm việc – thông qua cố vấn và học hỏi lẫn nhau.

Đọc thêm: Lãnh đạo thấu cảm – Phẩm chất của nhà quản lý thời đại mới

2. Linh hoạt trong thời gian làm việc

Doanh nghiệp muốn quản lý nhân sự hiệu quả và giữ chân nhân viên? Vậy hãy đảm bảo rằng mọi người cảm nhận được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Dù ở độ tuổi nào, người lao động luôn cho rằng họ sẽ sẵn lòng ở lại với doanh nghiệp – nếu lịch trình làm việc linh động và cho phép giữ kết nối với thế giới bên ngoài. Họ sẵn sàng làm việc nhiều giờ, nhưng đồng thời cũng muốn có một cuộc sống riêng bên ngoài công việc. Cho dù họ là lao động chính nuôi gia đình, chuẩn bị về hưu, chăm sóc cha mẹ già hay theo đuổi sở thích cá nhân, nhân viên thường cảm thấy doanh nghiệp quên rằng họ cũng có cuộc sống riêng, bên ngoài công việc.

Khi doanh nghiệp có lực lượng lao động ở nhiều thế hệ khác nhau, vai trò của người lãnh đạo – quản lý là duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đảm bảo các mối ưu tiên và tránh tình trạng kiệt sức cho nhân viên. Những nhóm nhân viên cảm thấy quá tải trong công việc có thể hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề. Có thể một số thành viên trong nhóm muốn đi làm sớm, trong khi số khác lại muốn đi làm trễ hơn.

Đọc thêm: 5 phương pháp quản lý nhân sự hậu Covid-19

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

3. Chia sẻ giá trị và thể hiện sự tôn trọng

Chúng ta thường nghe rằng những người trẻ tuổi không tôn trọng những bậc tiền bối và người có thẩm quyền. Ngược lại, người trẻ cũng phàn nàn rằng: Người lớn tuổi không tôn trọng tài năng và ý tưởng của lớp trẻ. Đây là lý do khiến nhiều người tin rằng: khoảng cách về giá trị giữa người lao động thâm niên và trẻ tuổi là quá lớn.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thế hệ thực sự chia sẻ rất nhiều giá trị với nhau. Ví dụ: “gia đình” là giá trị được mọi người ở mọi thế hệ lựa chọn thường xuyên nhất. Các giá trị được chia sẻ khác bao gồm:

  • Chính trực.
  • Thành công.
  • Tình yêu.
  • Năng lực.
  • Hạnh phúc.
  • Tự trọng.
  • Sự khôn ngoan.
  • Cân bằng.
  • Trách nhiệm.
  • v.v…

Thực tế là mong muốn của mọi người đều giống nhau. Do đó, doanh nghiệp cần nuôi dưỡng nền văn hóa tôn trọng – vì không ai giống ai cả. Đây chính là bí quyết làm việc nhóm, quản lý đa thế hệ – đồng thời cũng là một phần trong cách làm việc với thế hệ Millennials.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

4. Hãy là nhà lãnh đạo đáng tin cậy

Nhìn chung, nhân viên ở mọi thế hệ và ở cấp độ sẽ tin tưởng những người mà họ làm việc trực tiếp – sếp, đồng nghiệp và quản lý – hơn là tin tưởng vào doanh nghiệp. Và mọi người tin tưởng vào tổ chức của họ hơn là những lãnh đạo cấp cao.

Các thế hệ khác nhau mong đợi điều gì từ ban lãnh đạo? Nhóm lao động lớn tuổi thường muốn lãnh đạo là người chỉ huy và kiểm soát; trong khi thế hệ trẻ lại khao khát cấp lãnh đạo thể hiện tinh thần dân chủ, tạo điều kiện cho họ đóng góp vào những quyết định quan trọng nhiều hơn.

Thực tế, phong cách lãnh đạo chỉ là một phần của vấn đề. Điều quan trọng nhất đối với năng lực quản lý là sự tín nhiệm. Nhân viên thuộc mọi thế hệ đều mong muốn lãnh đạo là những người đáng tin cậy và tín nhiệm hơn những người khác.

Đọc thêm: 10 phẩm chất của nhà lãnh đạo hiện đại

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

5. Xử lý tình trạng “chính trị công sở”

Chính trị ở công sở là vấn đề thường thấy tại nơi làm việc – dù ở bất kể độ tuổi nào. Mọi người đều quan tâm đến ảnh hưởng của tình trạng này đối với sự nghiệp cá nhân. “Kỹ năng chính trị” đóng vai trò quan trọng để có thể thăng tiến và thành công – đặc biệt ở vị trí quản lý cấp cao. Là người lãnh đạo, bạn hãy nỗ lực công nhận thành quả của các thành viên trong nhóm, đảm bảo rằng họ có thể tiếp cận các nguồn lực cần thiết để làm tốt công việc.

6. Đối thoại về sự thay đổi

Một quan niệm sai lầm phổ biến là: những người lao động lớn tuổi ghét sự thay đổi, trong khi thế hệ trẻ lại thích điều đó. Thực tế không phải như vậy. Nhìn chung, mọi người ở mọi thế hệ đều không thích biến động và có thể cảm thấy mệt mỏi do thay đổi. Bản tính ngại thay đổi không hề liên quan đến tuổi tác – mà chỉ liên quan đến việc chúng ta được gì và mất gì sau những lần đổi thay này.

Cách tốt nhất để quản lý sự thay đổi và trở thành nhà lãnh đạo thành công là giao tiếp. Bạn hãy thường xuyên gửi các bản thông tin, tổ chức các cuộc họp, cũng như khuyến khích giao tiếp tại công sở. Hãy làm cho thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi hoặc cần bày tỏ nỗi băn khoăn của họ.

Đọc thêm: Nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh đạo

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

7. Hiểu đúng bối cảnh của lòng trung thành

Sự trung thành phụ thuộc vào bối cảnh chứ không phải thế hệ. Nghiên cứu cho thấy rằng, thế hệ trẻ không hề có khả năng nhảy việc nhiều hơn so với người lao động thế hệ trước. Trên thực tế, nhận định người lớn tuổi có xu hướng trung thành hơn thường liên quan đến hoàn cảnh hơn là tuổi tác.

Ví dụ, những người sắp nghỉ hưu thường sẽ dành khoảng thời gian còn lại gắn bó với doanh nghiệp hiện tại hơn. Bên cạnh đó, những người ở vị trí cao hơn trong tổ chức sẽ làm việc nhiều hơn so với cấp dưới. Hiểu được điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết cách làm việc với thế hệ Millennials hiệu quả hơn.

8. Làm điều cần thiết để giữ chân nhân tài

Giữ chân người trẻ tuổi cũng dễ dàng như giữ chân người lao động lớn tuổi – nếu doanh nghiệp có chính sách phù hợp. Lấy ví dụ, phần lớn nhân viên đều cảm thấy họ phải làm việc quá sức mà lương lại thấp. Người lao động thuộc mọi thế hệ sẽ có cùng quan điểm về những gì doanh nghiệp có thể làm để giữ chân họ. Nhân viên của bạn muốn thăng tiến, được tôn trọng và công nhận, chất lượng cuộc sống tốt hơn, cũng như mức lương thưởng thỏa đáng.

9. Xây dựng một môi trường khuyến khích tinh thần học tập

Mọi người đều có nhu cầu học hỏi – hơn bất cứ điều gì khác. Học tập và phát triển là một trong những nhu cầu được quan tâm nhiều nhất của người lao động thuộc mọi thế hệ. Mọi người muốn đảm bảo sẽ được đào tạo để làm tốt công việc hiện tại.

Là người quản lý, bạn hãy nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc mà các thành viên trong nhóm hiểu rõ mục đích và quan tâm đến những gì họ cần học để có thể thăng tiến trong công việc. Doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo các kỹ năng lãnh đạo cốt lõi trong mọi vai trò, cũng như mọi giai đoạn nghề nghiệp để thúc đẩy động lực của nhân viên.

10. Phát triển kỹ năng huấn luyện (coaching)

Hầu như ai cũng đều muốn được coaching. Nếu như người lao động trẻ luôn yêu cầu được phản hồi – đánh giá – nhận xét thường xuyên, thì những người lớn tuổi lại không muốn nhận bất kỳ đánh giá hay góp ý nào. Nhưng thực tế, mọi người đều muốn biết hiệu quả làm việc của họ, cũng như tìm hiểu phương thức để cải tiến hiệu quả này.

Phản hồi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau, và mọi người thuộc mọi thế hệ đều đánh giá cao những đánh giá từ người khác. Phát triển kỹ năng coaching cho cấp quản lý – từ đó tiến tới xây dựng văn hóa coaching là điều vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần làm. Việc tổ chức các buổi đối thoại huấn luyện thường xuyên sẽ góp phần nuôi dưỡng một nền văn hóa tổ chức gắn kết mạnh mẽ giữa các thế hệ.

Đọc thêm: Phân biệt giữa coaching và training

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

Bí quyết thu hút và giữ chân nhân viên thuộc thế hệ Millennials

Có vô số lý do khiến người lao động trẻ tìm kiếm cơ hội mới. Một số đang cố gắng thoát khỏi các vấn đề như: cấp quản lý không tốt, chính trị văn phòng hoặc một nền văn hóa “ngột ngạt”. Nhiều người cảm thấy quá tải và bị trả lương thấp cho công việc họ đang làm. Những người thuộc thế hệ Millennials khác đang tìm cách “nâng cấp” lên cơ hội tốt hơn, ngay cả khi họ đang hài lòng với tình hình hiện tại.

Để thu hút và giữ chân người lao động trẻ, doanh nghiệp cần quan tâm đến 3 khía cạnh sau đây:

  • Con người. Millennials quan niệm đồng nghiệp là một phần cực kỳ quan trọng trong trải nghiệm việc làm của họ. Họ rất chú trọng đến đội nhóm, sếp, người cố vấn và quan hệ ở nơi làm việc. Để thu hút và giữ chân nhân viên Millennial, hãy tạo môi trường để họ có thể phát triển các mối quan hệ bạn bè. Đảm bảo rằng các nhà quản lý và cố vấn đã được đào tạo bài bản, cũng như có thời gian để kết nối và xây dựng các mối quan hệ đó. Nếu Millennials không cảm thấy tính cộng đồng tại nơi làm việc, khả năng cao là họ sẽ rời đi.
  • Công việc. Thế hệ Millennials mong muốn công việc phải thật thú vị và có ý nghĩa – cũng như coi trọng vấn đề trách nhiệm xã hội. Những gì họ làm và cách họ làm đều rất quan trọng đối với kinh nghiệm làm việc của Millennials. Cân bằng công việc / cuộc sống cũng là một yếu tố cần quan tâm khác – họ thực sự không muốn lúc nào cũng phải cắm mặt vào công việc. Để thu hút và giữ chân nhân viên thuộc thế hệ Millennial, doanh nghiệp cần đảm bảo tính linh hoạt trong công việc. Sắp xếp công việc sao cho thú vị, có ý nghĩa và cho phép họ có được cuộc sống cân bằng.
  • Cơ hội. Millennials luôn lo lắng về việc họ có thể trở thành gánh nặng và không đủ sức cạnh tranh trên thị trường việc làm. Nhóm lao động trẻ quan tâm đến các cơ hội phát triển, thăng tiến, cơ cấu lương cạnh tranh và đánh giá từ cấp lãnh đạo để họ cảm thấy mình đang tiếp tục tiến bộ mỗi ngày. Millennials coi trọng quyền tự chủ, thích học hỏi và phát triển, đồng thời tận hưởng những cơ hội để họ thỏa sức đóng góp cho xã hội.

10 thành phố hàng đầu mà thế hệ millennials đang chuyển đến năm 2022

Lời kết

Nói tóm lại, nhân viên của bạn đều mong muốn những điều giống nhau – cho dù họ ở thế hệ nào đi chăng nữa. Tình trạng thiên kiến và sai lệch thông tin là lý do dẫn đến định kiến của doanh nghiệp về thế hệ lao động trẻ. Chúng tôi hy vọng những phân tích trên đây sẽ giúp cấp lãnh đạo – quản lý nắm rõ cách làm việc với thế hệ Millennials, từ đó tận dụng được những kỹ năng của thế hệ trẻ để đóng góp cho sự phát triển chung.

Tham khảo

Millennials in the Workplace. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/how-to-keep-millennials-happy-without-ruining-your-business/. Truy cập ngày 26/03/2021.

Tactics for Leading Across Generations. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/the-secret-to-working-with-millennials/. Truy cập ngày 26/03/2021.

3 Ways to Attract, Retain, and Engage Millennials. https://www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/3-ways-to-engage-attract-and-retain-millennials/. Truy cập ngày 26/03/2021.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email / , hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

Hầu hết các millennials di chuyển đến đâu?

Mill Years Movers: 5 thành phố hàng đầu cho Millennials..
Austin, TX - 26,2% dân số ngàn năm ..
Atlanta, GA - 26,2% dân số ngàn năm. ....
Columbus, OH - 25,9% dân số ngàn năm. ....
Tucson, AZ - 24,4% dân số ngàn năm. ....
SEATTLE, WA - Dân số ngàn năm 24,1%. ....

Những thành phố nào là những người di chuyển ra khỏi?

10 thành phố hàng đầu mọi người muốn chạy trốn..
Sanfrancisco, California..
Los Angeles, California..
New York, New York ..
Washington DC..
Seattle, Washington ..
Boston, Massachusetts..
Detroit, Michigan..
Denver, Colorado..

Millennials thích sống ở đâu?

Millennials giàu có nhất thích cuộc sống thành phố hơn vùng ngoại ô, theo báo cáo của Engel & Völkers.60% trong số họ có kế hoạch mua một ngôi nhà ở khu vực đô thị, điều này sẽ giúp các thành phố phục hồi sau đại học.city life over the suburbs, per an Engel & Völkers report. 60% of them plan to buy a home in an urban area, which should help cities rebound post-pandemic.

Hầu hết các gen Z sống ở đâu?

Atlanta đã giành được danh hiệu Thành phố tốt nhất cho Gen Z nhờ khả năng chi trả, thất nghiệp thấp, dân số Gen Z có trình độ học vấn cao và số lượng lớn công viên.Minneapolis và Boston đã giành được các vị trí số 2 và #3, với mức độ chi trả và trình độ giáo dục Z thế hệ Z như những bộ đồ mạnh mẽ tương ứng của họ.